Quá trình sản xuất phục vụ là gì

[Last Updated On: 02/04/2022]

Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

– Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt động bản năng của động vật.

Quá trình lao động cũng là quá trình phát triển, hoàn thiện con người và xã hội loài người. Con người ngày càng hiểu biết tự nhiên hơn, phát hiện ra các quy luật của tự nhiên và xã hội, cải tiến và hoàn thiện các công cụ sản xuất, làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.

Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người càng được tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu cầu mới đối với sức lao động, đặc biệt là khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức thì các yêu cầu đó càng trở nên bức thiết, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng trở thành đặc trưng chủ yếu nói lên năng lực của con người trong quan hệ với tự nhiên.

– Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đó là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên như: các loại khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá ngoài biển, đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ… Loại đối tượng lao động này, con người chỉ cần làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể sử dụng được. Chúng là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác.

+ Loại đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó gọi là nguyên liệu. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Cần chú ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu.

Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, vai trò của các loại đối tượng lao động dần dần thay đổi. Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên có xu hướng cạn kiệt dần, còn loại đã qua chế biến có xu hướng ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang và sẽ tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn, đó là các vật liệu “nhân tạo”. Song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên, vẫn lấy ra từ đất và lòng đất. Đúng như U. Pétti, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã viết: Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất.

– Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.

Tư liệu lao động gồm có:

+ Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động; biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.

+ Bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản  xuất như  nhà xưởng, kho, băng truyền, đường sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện nước, bưu điện, thông tin liên lạc v.v., trong đó hệ thống đường sá, cảng biển, cảng hàng không, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và thông tin liên lạc… được gọi là kết cấu hạ tầng sản xuất.

Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động [C. Mác gọi là hệ thống xương cốt và bắp thịt của nền sản xuất] giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trình độ của công cụ sản xuất là một tiêu chí biểu hiện trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. C. Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”1. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng sản xuất cũng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong nền sản xuất hiện đại. Kết cấu hạ tầng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trình độ tiên tiến hoặc lạc hậu của kết cấu hạ tầng sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Ngày nay, khi đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước thì trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất là một hướng được ưu tiên và đi trước so với đầu tư trực tiếp.

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ  thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sản xuất. Sự phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động là do chức năng cụ thể mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất đang diễn ra. Sự kết hợp đối tượng lao động với tư liệu lao động gọi chung là tư liệu sản xuất. Như vậy quá trình lao động sản xuất, nói một cách đơn giản, là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.

Thứ bảy, 06 Tháng 5 2017 03:03

Phân tích quá trình sản xuất nhằm làm rõ các bộ phận hợp thành, bao gồm cả về mặt công nghệ và lao động là bước công việc quan trọng đầu tiên để tiến hành định mức lao động. Cùng với đó, xác định rõ các loại tiêu hao thời gian lao động là cơ sở cho việc quan sát, khảo sát và xây dựng định mức lao động.

I. Quá trình sản xuất
1. Khái niệm:
Quá trình sản xuất là một tập hợp trọn vẹn các quá trình lao động tự nhiên nhằm tạo ra một loại sản phẩm, một nhiệm vụ sản xuất nhất định.
Quá trình sản xuất có hai mặt: Mặt công nghệ và mặt lao động.
Mặt công nghệ: có liên quan đến sự biến đổi đối tượng lao động thành thành phẩm [thay đổi kích thước, cơ cấu, hình dạng, thành phần hoá học, vị trí trong không gian…]. Nó thể hiện ở quá trình công nghệ chung được xây dựng từ trước, trong đó có quy trình cách thức và phương pháp thực hiện, kể cả phục vụ nơi làm việc.
Mặt lao động là tập hợp các hoạt động của con người thường gọi là quá trình lao động nhằm thực hiện quá trình công nghệ.
2. Bước công việc: là một bộ phận của các quá trình bộ phận do một hoặc một nhóm người thực hiện trên một đối tượng lao động tại nơi làm việc nhất định.
Bước công việc bao gồm hai mặt:
- Mặt công nghệ: bước công việc được chia thành các giai đoạn chuyển tiếp.
+ Giai đoạn chuyển tiếp: là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, chế độ gia công và dụng cụ gia công.
+ Bước chuyển tiếp: là phần việc như nhau được lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp.
- Mặt lao động: bước công việc được chia ra thành các thao tác, động tác, cử động.
+ Thao tác: là tập hợp các động tác trọn vẹn nhằm mục đích nhất định của công nhân.
+ Động tác lao động: là tập hợp các cử động được các cơ quan công tác của con người thực hiện liên tục để hoàn thành một phần thao tác.
+ Cử động: là sự di chuyển tay chân, ngón tay và mình của công nhân từ tư thế này sang tư thế khác khi thực hiện động tác.

II. Phân loại tiêu hao thời gian lao động
1. Phân loại tiêu hao thời gian làm việc
Thời gian trong chế độ của một ca làm việc hay một phần của ca được chia ra thành hai nhóm: Thời gian làm việc và thời gian ngừng việc.
a] Thời gian làm việc
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc [hay thời gian chuẩn kết-Tck]: là thời gian mà người công nhân dùng vào việc chuẩn bị thực hiện hoặc để kết thúc công việc được giao. Đặc điểm của Tck là độ lớn của nó không phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện.
- Thời gian tác nghiệp [Ttn]: là thời gian người công nhân thực hiện gia công sản xuất sản phẩm. Bao gồm thời gian tác nghiệp chính và thời gian tác nghiệp phụ.
+ Thời gian chính: là thời gian tiêu hao để thay đổi chất lượng hay số lượng đối tượng lao động như kích thước, hình dạng, tính chất, thành phần, màu sắc, vị trí trong không gian.
+ Thời gian phụ: là thời gian tiêu hao để bảo đảm thực hiện công việc chính như gá, kẹp hoặc đổ nguyên vật liệu…
- Thời gian phục vụ nơi làm việc [Tpv] là thời gian tiêu hao để bảo đảm nơi làm việc ở trạng thái bình thường, bảo đảm công việc có năng suất.
Tpv được chia ra làm T phục vụ kỹ thuật và T phục vụ tổ chức.
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật[Tpvkt]: là thời gian chăm sóc thiết bị và nơi làm việc để thực hiện một công việc cụ thể nhất định. [VD: thay dụng cụ mòn…]
+ Thời gian phục vụ tổ chức [Tpvtc]: gồm giao nhận ca, sắp xếp, cất dụng cụ, tài liệu và các đồ vật khác lúc đầu và cuối ca, di chuyển trong phạm vi nơi làm việc các phôi bào hay thành phẩm, chấm dầu, lau rửa, quét dọn….
- Thời gian làm việc đột xuất ngoài nhiệm vụ chính [Tgnvsx]: là thời gian làm những việc không có quy định trong nhiệm vụ sản xuất, nhưng do sự cần thiết của sản xuất tạo nên.
b] Thời gian ngừng việc: là thời gian công nhân không làm việc [Bất kỳ lý do nào] gồm có: thời gian ngừng việc được quy định và thời gian ngừng việc không được quy định.
- Thời gian ngừng việc được quy định [Tnq] gồm:
+ Thời gian nghỉ để giải lao [Tnqg].
+ Thời gian nghỉ do nhu cầu tự nhiên [Tnqn].
+ Thời gian ngừng do quy trình công nghệ [Tnqc].
- Thời gian ngừng việc không được quy định [thời gian lãng phí, Tlp]:
+ Thời gian lãng phí do tổ chức không hợp lý [Tlpt].
+ Thời gian lãng phí do kỹ thuật [Tlpk].
+ Thời gian lãng phí do công nhân [Tlpc].


2. Phân loại thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị.
Thời gian tác nghiệp của máy máy móc, thiết bị: là thời gian máy hoạt động để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, gồm Ttnc và Ttnp.
Thời gian máy làm việc đột xuất ngoài nhiệm vụ sản xuất.
Thời gian máy ngừng
- Thời gian máy ngừng được quy định:
+ Thời gian máy ngừng để công nhân làm việc chuẩn kết
+ Thời gian máy ngừng để công nhân phục vụ nơi làm việc
+ Thời gian máy ngừng để công nhân nghỉ cần thiết
+ Thời gian máy ngừng vì công nghệ.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do tổ chức.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do kỹ thuật.
+ Thời gian máy ngừng vì lãng phí do công nhân.

ThS. Nguyễn Tuấn Doanh

Video liên quan

Chủ Đề