Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời quê hương là dòng sữa mẹ

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm hơm dọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ 1 Như là chỉ 1 mẹ thôi Quên hương nếu ai ko nhớ Sẽ ko lớn nổi thành người 1] nêu phương thức biểu đạt 2] nêu các phép tu từ được sử dụng và tác dụng của chúng 3] nêu nội dung ý nghĩa của đoạn trích

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời quê hương là dòng sữa mẹ

PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

[Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Chỉ ra phép điệp ngữ có trong đoạn trích trên

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

                        Quê hương là dòng sữa mẹ

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

 

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn

PHẦN I

ĐỌC- HIỂU [3 ĐIỂM]

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

“ Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
[Trích “ Bài học đầu cho con’’ của Đỗ Trung Quân]
Câu 1/ Xác định thể thơ của văn bản trên? [0,5 điểm]
Câu 2/ Theo văn bản trên, nhà thơ đã ví quê hương với những hình ảnh nào? [0,5 điểm]
Câu 3/ Theo anh [chị] qua văn bản trên, nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì ? [1,0 điểm] [HS chỉ trả lời ngắn gọn không quá 3 dòng]
Câu 4
/ Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 5/ Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên [0,5 điểm]

 

PHẦN II

LÀM VĂN [7 ĐIỂM]

Câu 1/ Từ nội dung của văn bản trên, anh [chị] hãy viết đoạn văn ngắn không quá 10 dòng để trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh với quê hương .[2 điểm]
Câu 2/
/ Em hãy hóa thân thành cô Tấm để kể lại những câu chuyện về cuộc đời của mình từ khi bước ra từ quả thị trở lại cuộc sống làm người . [5,0 điểm]

Phần/ Câu Gợi ý đáp án Điểm tối đa
Phần I/ Đọc- hiểu Có hai yêu cầu cơ bản cho học sinh - Về kĩ năng

- Về kiến thức

3.0
Câu 1 Thể thơ: Thơ 6 chữ 0,5
Câu 2 “ Quê hương là dòng sữa mẹ” và ‘Như là chỉ một mẹ thôi”
[Mỗi hình ảnh đúng đạt 0,25]
0,5
Câu 3 Tác giả nhắn nhủ: Đối với mỗi chúng ta quê hương cũng một ngườu mẹ, bởi nó đã gắn bó và nuôi nắn tâm hồn ta từ những buổi tấm bé đầu đời. Vậy nên hãy yêu quê hương như cách mà nó đã nâng niu, và đồng hành cùng bạn 1,0
Câu 4 Biện pháp tu từ: phép điệp [quê hương] / so sánh [Như là chỉ một mẹ thôi] 0,5
Câu 5 Tác dụng của phép tu từ: Khẳng định/nhấn mạnh tầm của quê hương trong đời sống đối với mỗi con người. 0,5
Phần viết văn    

 

Câu 1 Yêu cầu : - Nội dung : Khích lệ sự sáng tạo, học sinh tự do thể hiện cảm xúc cái nhìn của mình miễn sao bài văn có tính thuyết phục, tính truyền cảm và đầy đủ các yêu cầu cơ bản cần có [ 1.5] - Hình thức + Bố cục rõ ràng, rành mạch chặc chẽ + Không mắc các lỗi sai cơ bản về ngữ pháp, chính tả[0.5]  
Câu 2 a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Có sự sáng tạo dựa trên những kiến thức căn cốt có - Ngôi kể thứ nhất, bố cục rõ ràng chặt chẽ. - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết miêu tả và biểu cảm khi tự sự. - Văn viết trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường. - Rất trân trọng những bài viết sáng tạo, phong phú. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể viết sáng tạo theo những cách khác nhau miễn sao hiểu và kể đúng tính cách và chuyện của Tấm theo yêu cầu đề bài.

* Sau đây là là dàn ý mang tính định hướng, gợi ý:

5,0
1. Mở bài Cô Tấm tự kể ngắn gọn về lai lịch của đời mình. 0,5
2. Thân bài - Yêu cầu: + Kể với ngôi thứ nhất “ tôi”. + Nắm vững sự phát triển tính cách của cô Tấm trong giai đoạn này: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hiền thảo, đẹp người đẹp nết. Sau đây là định hướng ý: * Từ quả thị bước ra: Cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, siêng năng chăm chỉ làm hết mọi công việc nhà để giúp bà lão. [1,0 đ] * Từ lúc bà lão xé quả thị: Cô Tấm trở về cuộc sống làm người, sống hanh phúc bên bà lão bán hàng nước. [1,0 đ] * Nhờ tài khéo léo têm miếng trầu cánh phượng nên Tấm đã gặp lại vua, được chồng rước về cung trở lại làm hoàng hậu và trả thù mẹ con Cám. [2,0 đ]

[ Trong quá trình làm bài học khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo theo cách nhìn của mình]

 

. Kết bài Cô Tấm nêu cảm nghĩ của mình khi từ quả thị trở về cuộc sống đời thường của con người [0.5 đ]

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“ Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

[Trích “ Bài học đầu cho con’’- Đỗ Trung Quân ]

Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2. Trong văn bản trên, nhà thơ đã ví quê hương với những hình ảnh nào?

Câu 3. Theo anh/ chị qua văn bản trên, nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì ?

[Trả lời ngắn gọn không quá 3 dòng]

Câu 4. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

1/ Lục ngôn 2/ ví quê hương với dòng sữa mẹ

3/ điệp cấu trúc " quê hương" . Tác dụng nhằm để nhấn mạnh hình ảnh quê hương nói lên tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của tác giả đối với quê hương của mình

Câu 1: Thể thơ Tự do – 6 tiếng

Câu 2:

Từ láy: thơm thơm

Từ ghép: quê hương

Câu 3:

Nghệ thuật:

     so sánh: "Quê hương" được so sánh với "dòng sữa mẹ"
Tác dụng:
- Tạo cho hình ảnh thơ sinh động, giàu hình ảnh, gây hấp dẫn đối với người đọc
- Tác giả gợi cho người đọc thấy quê hương vô cùng gần gũi với con người. Dùng quê hương để so sánh với dòng sữa mẹ là nhà thơ muốn gợi cho người đọc về những gì gần gũi thân thuộc, ấm áp nhất đối với mỗi người từ đó nhắc nhở con người về tình yêu quê hương
- Nhà thơ bày tỏ thái độ yêu quý quê hương, trân trọng quê hương và biết ơn quê hương

Câu 4:

Hình ảnh về quê hương trong bài thơ[chùm khế ngọt, đường đi học…] là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.

câu  1:

Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.

 

Chủ Đề