Quốc lộ 37 đi qua những tỉnh nào năm 2024

Khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó bao gồm các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên Hải Dương và Bắc Ninh được coi là vựa lúa của miền Bắc. Vựa lúa này tuy sản lượng chưa nhiều để tham gia xuất khẩu, nhưng cũng đủ để cung cấp lúa gạo cho cả khu vực miền Bắc. Để phục vụ cho chiến lược nông nghiệp và nông thôn, cùng với các quốc lộ 10 và 2, các trục quốc lộ 37, 38, 39... được coi là những con đường lúa gạo của vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình. Vậy các con đường đó xuất phát từ đâu qua nhưng địa phương nào, phần tổng hợp và nâng cao sẽ được giới thiệu qua nội dung của từng trục quốc lộ sau đây.

Quốc lộ 37 với điểm đầu bắt đầu từ Cảng Diêm Điền (Thái Thuỵ - Thái Bình). Trong tương lai điểm đầu của Quốc lộ 37 sẽ kéo dài tới tận xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là tuyến đường nối 7 tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và đến điểm cuối tuyến tại Ngã ba Cò Nòi thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tổng chiều dài là 485km.

Quốc lộ đi theo lộ trình sau:

Điểm đầu quốc lộ 37 tại thị trấn Diêm Điền (Thái Thuỵ). Đây là vùng đất biển với rất nhiều loại hải sản đặc trưng của biển. Ngoài ra còn là vùng đất cảng với 2 nhà máy đóng tàu và một cảng vận tải... Thị trấn cũng là điểm cuối của quốc lộ 38.

Trục đường đi theo hướng bắc và giao cắt qua quốc lộ 10 tại Vĩnh Bảo, một huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải Phòng với diện tích đất tự nhiên , dân số 191.000 người. 181km2 Đây là địa phương có nhiều nghề thủ công truyền thống song đặc biệt là đặc sản thuốc lào nổi tiếng một thời...

Truc quốc lộ 37 đi qua thị trấn Gia Lộ và đến đầu tuyến phố Nguyễn Lương Bằng thành phố Hải Dương, đi chung với quốc lộ 5 đến khu vực ga Tiền Trung rẽ và Nam Sách, đi qua cầu Bình và giao với Quốc lộ 18 tại Sao Đỏ, (Chí Linh). Tại Chí Linh cách quốc lộ 37 không xa là di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Quần thể di tích lịch sử này có liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc. Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Đi tiếp, quốc lộ 37 giao với quốc lộ 31 tại Đồi Ngô - Trung tâm hành chính huyện Lục Nam, một huyện miền núi của Bắc Giang. Huyện Lục Nam vốn nằm giữa hai dãy núi Yên Tử và Bảo Đài; khiến mảnh đất này trở thành vùng núi đồi trùng điệp, sông suối hùng vĩ, tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, ngoạn mục với nhiều cảnh đẹp. Đến thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, quốc lộ 37 giao với quốc lộ 1A Lạng Giang và đi chung với quốc lộ 1A về phía Nam, đến Đình Trám sau khi qua đường sắt vào thị trấn Bích Động huyện Việt Yên, qua phố Thắng, huyện Hiệp Hoà.

Quốc lộ 37 vào trung tâm thành phố Thái Nguyên, qua các địa danh: Gia Sàng, Quán Triều vào giao với quốc lộ 3 tại trung tâm thành phố. Quốc lộ 37 lại được tiếp tục tại ngã 3 giao với quốc lộ 3 tại Cổ Lũng, đi Đại Từ, qua đèo Khế, đi tiếp đến Sơn Dương, giao với quốc lộ 2C đến Bình Ca, đi dọc theo sông Lô qua cầu Đông Tiến vào Tuyên Quang. Sau đó quốc lộ 37 lại được tiếp tục từ quốc lộ 2 tại đường Bình Thuận, qua Đại Thôn, giao với quốc lộ 70 tại Nghĩa Quân. Từ phía Đông Bắc thành phố Yên Bái, quốc lộ 37 giao với quốc lộ 70 rồi đi vào thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái bắc trên sông Hồng.

Cầu do các công ty của TCT xây dựng Thăng Long xây dựng vào đầu năm 1990 ngày và đến hết năm 1992 thì hoàn thành đưa vào sử dụng. Cầu có kết cấu dàn dầm thép, liên kết bằng bu lông cường độ cao

Đường đi tiếp qua cầu Ngòi Nhì do Công ty Cầu 3 thuộc TCT xây dựng Thăng Long xây dựng, đi qua Trấn Yên, giao với quốc lộ 32 tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn), phía Nam theo quốc lộ 32 và rẽ vào đường 37 qua Bản Mo, và giao với quốc lộ 32B tại khu vực Mương Cơi, đến Mường Thai, qua huyện Phù Yên, Gia Phù và cắt quốc lộ 43 để đi lên theo hướng Tây Bắc đến thị trấn Bắc Yên. Qua cầu Tạ Khoa, bản Phố, Mường Khoa, nối với quốc lộ 6 tại Cò Nòi.

Cầu Tạ Khoa được coi là cây cầu lớn nhất trên trục quốc lộ này, cầu do Công ty tư vấn thiết kế Cầu Lớn - Hầm (thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải),thiết kế và do các Công ty Cầu 1 và Cầu 7 Thăng Long, Công ty Cầu 14 và 12 thuộc Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 xây dựng vào năm 2003. Đây là cầu bê tông vĩnh cửu đầu tiên bắc qua sông Đà, rút ngắn hành trình từ Tây Bắc về Hà Nội hơn 40 km, phục vụ giao thông của tỉnh Sơn La nối liền vùng Tây Bắc với Việt Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc lên xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La vào năm 2005.

Nhìn trên bản đồ Quốc lộ 37 giống như một vòng cung bảo vệ cho Thủ đô và đồng bằng Bắc bộ từ phía đông bắc, phía bắc và phía tây. Quốc lộ 37 vượt qua các con sông lớn như sông Cầu, sông Chảy, sông Hồng, sông Đà; qua các dãy núi lớn là dãy Tam Đảo và dãy Hoàng Liên Sơn; đi qua nhiều vùng hẻo lánh với núi non hùng vĩ và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

Mặc dù cuối tuyến quốc lộ 37 đi qua 4 tỉnh trung du và miền núi, nhưng đoạn đầu quốc lộ 37 lại qua những vùng đất lúa nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ đó là Thái Bình, Hải Dương, vùng đất phía Nam Bắc Giang.

Quốc lộ 38 là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 85 km, kết nối giữa thành phố Bắc Ninh với các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.

Theo lộ trình là phía Đông Nam thành cổ Bắc Ninh tại trục đường Ngô Gia Tự, thành phố Bắc Ninh. Trước đây khi chưa xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, thì trục đường 1A cũ xuyên qua Bắc Ninh theo đường Ngô Gia Tự đến Đáp Cầu.

Trục đường đi tiếp theo hướng Đông Nam theo đường Nguyễn Trãi và giao cắt lập thể với Quốc lộ 1A mới. Tuyến này tiếp tục đi qua Tiên Du, đến thị trấn Và xuôi xuống phía Nam đến thị trấn Hồ theo tuyến cầu Hồ (bắc qua sông Đuống) và qua huyện Thuận Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang, Kẻ Sặt, Ân Thi, Kim Động, thành phố Hưng Yên, cầu Yên Lệnh (bắc qua sông Hồng), Đồng Văn (Duy Tiên), điểm cuối là ngã ba Lưu Hoàng, giao cắt với Quốc lộ 21B tại nơi giáp ranh giữa huyện Ứng Hòa. Trên trục đường này có một số địa danh lịch sử đáng nhớ. Đầu tiên là thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh là “Vùng đất Văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt” được mệnh danh là vùng đất khoa bảng, nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh. Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Một địa phương được coi là nơi khởi đầu của đạo Phật ở Việt Nam, hiện có nhiều chùa cổ như: Chùa Dâu, Chùa Phật Tích... Nơi phát tích vương triều Lý với Đền Đô, Chùa Dận... Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo, hàng năm, diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau.

Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ và các làng nghề nổi tiếng như: Tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái v.v... Bắc Ninh được thành lập vào năm 1831. Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long. Trong đó Thuận Thành huyện có khá nhiều chùa cổ, nhiều lễ hội và nhiều làng nghề nổi tiếng... như là một nơi thu nhỏ của vùng đất Kinh Bắc, nơi có đền thờ Kinh Dương Vương, một vị Vua được lịch sử ghi nhận là thủy tổ của dân tộc Việt. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi.

Thị trấn Cẩm Giàng (huyện Cẩm Giàng Hải Dương) nơi đây có lịch sử gần bốn trăm năm, trong thư tịch cổ thì gọi là Cẩm Giang (sông Gấm), về sau vì tránh tên huý của chúa Trịnh Giang nên đổi thành Cẩm Giàng. Vùng đất Cẩm Giàng cũng có bề dày văn hiến về khoa bảng, trong các cuộc thi qua các triều đại đã có 54 vị đỗ đại khoa. Riêng mảnh đất Kim Quan đã có 9 người, là thôn có nhiều người đỗ đạt nhất huyện.

Quốc lộ 38 kết nối với Quốc lộ 5A tại ngã tư xã Hưng Thịnh ở Mỹ Hào, và đi qua thị trấn Kẻ Sặt thuộc huyện Bình Giang - Hải Dương nơi có nhiều người dân theo công giáo. Hiện nơi đây còn có nhà thờ Kẻ Sặt rồi qua thị trấn Ân Thi thuộc tỉnh Hưng Yên, giao quốc lộ 39 tại Trương Xá, một vùng quê nổi tiếng với rượu gạo gọi là rượu Trương Xá.

Quốc lộ 38 đi chung với quốc lộ 39 từ Trương Xá đến thành phố Hưng Yên. Sau đó lại được hình thành từ phố Chu Mạnh Trinh, thành phố Hưng Yên tiếp tục đi theo hướng cầu Yên Lệnh, cắt qua đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình và quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Nam và kết thúc qua điểm giao quốc lộ 21B (Hà Nội - Hà Nam), tại xã Tượng Lĩnh huyện Kim Bảng Hà Nam.

Quốc lộ 38 vừa được cải tạo nâng cấp theo khuôn khổ Dự án WB4 qua địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trên trục quốc lộ có cây cầu lớn nhất đó là cầu Yên Lệnh qua sông Hồng, nối Hà Nam với Hưng Yên. Cầu do các đơn vị thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công.

Quốc lộ 38B là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 145,06 km, kết nối qua 5 tỉnh từ Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam tới Ninh Bình. Được bộ GTVT quyết định thành lập vào ngày 30/6/2011.

Quốc lộ 38B có điểm đầu từ ga Hải Dương, qua trung tâm thành phố, tách ra từ đường Lê Thanh Nghị, phía Nam thành phố Hải Dương. Quốc lộ được giao cắt với quốc lộ 37 tại phía Bắc thị trấn Gia Lộc, rồi cắt qua quốc lộ 5 mới, qua thị trấn Thanh Miện, tiếp đến là thị trấn Vương (huyện Tiên Lữ) và nối với đường Lê Văn Lương thành phố Hưng Yên (đoạn đường này bây giờ trên mạng xã hội google maps vẫn ghi là quốc lộ 39B).

Quốc lộ 39 đi qua huyện Tiên Lữ, phía Đông Nam thành phố Hưng Yên, nằm ven sông Luộc và sông Hồng. Theo những nguồn sử liệu cổ xưa, mảnh đất Tiên Lữ có từ rất sớm. Thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất này thuộc quận Giao Chỉ rồi Giao Châu vào đầu thiên niên kỷ trước. Thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dừng chân tại nơi đây và sau này có hai xã được đặt tên : Ngô Quyền, thị trấn Vương. Thời Tiền Lê nằm trong Khoái Lộ. Thời nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, thuộc lộ Khoái Châu. Đời Trần Thái Tông (năm Nhâm Dần 1252) gọi là huyện Tiên Hoa thuộc phủ Khoái Châu. Thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. Nơi đây ngoài trồng lúa nước, nhiều gia đình còn trồng thêm nhãn lồng và chế biến thành long nhãn Xuyên qua trung tâm thành phố Hưng Yên, quốc lộ 38B đi chung với quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh và tách ra tạ thị trấn Hòa Mạc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Từ đây trên cơ sở trục tỉnh lộ 972, đã định hình quốc lộ 39B mới được Bộ GTVT nâng thành quốc lộ vào năm 2011. Trục quốc lộ 39B tiếp tục đi qua 5 xã của huyện Lý Nhân gồm: Hợp Lý, Chính Lý, Công Lý, Đức Lý, Đồng Lý...

Truc đường tiếp tục qua thị trấn Bình Mỹ, huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, Vụ Bản, Ý Yên tỉnh Nam Định, thị trấn Lâm và theo quy hoạch vùng thì tuyến đường sẽ đi thẳng rẽ theo hướng Tây và cắt qua đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình, qua sông Đáy đến Thị trấn Thiên Tôn ( Trường Yên - Ninh Bình) trên quốc lộ 1A, phía Bắc thành phố Ninh Bình.

Quốc lộ 38B đi tiếp men theo sông Bôi đến các huyện Hoa Lư và Gia Viễn, và nối vào quốc lộ 12B tại ngã ba Anh Trỗi, xã Quỳnh Lưu huyện Nho Quan. tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay từ thị trấn Lâm (Ý Yên, Nam Định) đến thị trấn Thiên Tôn, (Trường Yên, Ninh Bình) qua sông Đáy chưa được triển khai xây dựng, nên quốc lộ 38B vẫn phải “đi nhờ” một đoạn đường vòng dài 15,7 km đi chung với quốc lộ 10 qua cầu Non Nước, phố Lương Văn Thăng, thành phố Ninh Bình, nối và đi chung theo hướng Bắc quốc lộ 1A, đến thị trấn Thiên Tôn nối quốc lộ 38B.

Với lý trình trên Quốc lộ 38B đã đi qua các điạ danh nổi tiếng như thành phố Hưng Yên - Ngày xưa được gọi là Phố Hiến, nơi đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Lúc ấy, phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ vào loại phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai. Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. phủ dày (nam Định) - Phủ Dày là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng Từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh, Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch.

Cố đô Hoa Lư vốn là kinh đô đầu tiên của của ba triều đại: Nhà Đinh, tiền Lê và khởi đầu nhà Lý. Là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp thống nhất giang sơn, đánh Tống dẹp Chiêm và phát tích quá trình vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình chừng 15 km. Đây là một quần thể chùa lớn mới được xây dựng, là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa Bái Đính cổ thờ thần Cao Sơn Đại Vương, cách tòa Tam Thế của quần thể chùa Bài Đính mới, gần 1 cây số về phía Nam...

Cùng với việc triển khai đồng bộ các dự án, xây dựng các tuyến giao thông mới trên địa bàn các tỉnh, việc Bộ GTVT quyết định nâng cấp tuyến quốc lộ 38B nối liên 5 tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần mở rộng giao lưu hợp tác giữa các tỉnh khu vực châu thổ sông Hồng, phát triển kinh tế xã hội các vùng miền và thực hiện chiến lược phát triển GTVT Quốc gia và quy hoạch chung phát triển các ngành GTVT Việt Nam.

Quốc lộ 39 là tuyến giao thông đường bộ nối Hưng Yên với Thái Bình. Tuyến đường này có hướng Đông - Tây, dài 108kmCũng như quốc lộ 37, quốc lộ 39 được khởi đầu tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, sát biển Đông. Đầu phía Tây tại thành phố Hưng Yên. Từ đây trục quốc lộ 39 ngược lên phía Bắc và giao với quốc lộ 38 tại Trương Xá và đi tiếp đến thị trấn Yên Mỹ, đến đàu xã Tân Lập thì chia 2 song song 2 nhánh và kết thúc tại quốc lộ 5. thuộc phố Nối huyện Mỹ Hào Hưng Yên. Trục quốc lộ đi theo các địa danh đáng để mọi người biết đến đó là:

- Thị trấn Diêm Điền. Trước đây Diêm Điền là tên thôn thuộc xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh. Sau khi sát nhập huyện Thụy Anh với huyện Thái Ninh thành Thái Thụy, Diêm Điền trở thành thị trấn huyện lỵ Thái Thụy tỉnh Thái Bình. - Đi theo hướng Tây Nam, quốc lộ 37 nhập và đi chung với quốc lộ 10 tại làng An Lễ, xã Đông Xuân đến đầu thị trân huyện Đông Hưng tách đi riêng. Đến thị trấn Hưng Hà.Hưng Hà có ba mặt giáp sông Hồng (phía tây) cùng hai phân lưu của nó là sông Luộc (phía bắc) và sông Trà Lý (phía nam), rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì vậy nơi đây cũng thuộc vùng đất lúa của tỉnh Thái Bình với các giống lúa ngon và năng suất cao. Người dân nơi đây vốn cần cù chất phác.

Toàn bộ Đông Hưng ngày nay, là tên huyện mới, được ghép giữa 2 huyện cũ là Tiên Hưng và Đông Quan.Trên địa bàn huyện có một mạng lưới nhằng nhịt các con sông nhỏ lấy nước từ hai con sông là sông Luộc và sông Trà Lý để cấp nước cho sông Diêm Hồ. Nguồn nước phù sa đã tạo nên những cánh đồng lúa tươi tốt của một huyện nằm ở vị trí tung tâm của tỉnh Thái Bình.

Con đường đi qua những cánh đồng lúa của các huyện Đông hưng, Hưng Hà là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Thái Bình. Cả 2 huyện đất đều đất rộng, người đông: Đông Hưng có 45 xã và 1 thị trấn, Hưng Hà có 33 xã và 2 thị trấn.Cả 2 huyện đều là vùng đất còn nhiều nét cổ, mỗi làng đều có một hay nhiều tên gọi khác nhau, liên quan mật thiết đến phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng, sở thích của cả cộng đồng làng đều có tên Nôm và tên Hán Việt (tên chữ) kèm theo. Một trong những làng đó là làng Nguyễn. Theo sử liệu của huyện Hưng Hà, nơi đây(phủ Long Hưng xưa) cũng là một trong những quê hương của các vua nhà Trần (Trần Hấp), là quê hương của nhà bác học Lê Quý Đôn, là thủ đô kháng chiến của triều đình nhà Trần sau phủ Thiên Trường (Nam Định), trongcác cuộc cuộc kháng chiếnchống Nguyên.

Tiếp đến là cầu Triều Dương qua sông Hồng đầu xã Thiện Phiến thuộc đất Hưng Yên. Cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc trên Quốc lộ 39, nối 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Cầu do Công ty Cầu 11 Thăng Long thi công vào những năm 1987, thay cho phà Triều Dương.

Quốc lộ 39 xuyên qua các tuyến phố chính của thành phố Hưng Yên như: Lê Lợi, Điện Biên. Vào đất Hưng Yên ta đã thấy những rặng nhãn um tùm ven đường các thôn làng và trên đường 39. Hưng Yên có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng, vì cây nhãn rất nhiềuquả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kianhãn lồng, đặc biệt là nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.

Thành phố Hưng Yên chính là Phố Hiến ngày xưa, bây giờ vẫn còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tíchlịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Trong thành phố vẫn còn chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả với nhiều sản vật nổi tiếng ở Hưng Yên và vùng đồng bằng sông Hồng.

Qua thành phố, quốc lộ 39 đi ngược lên phía Bắc qua Tiên Khê, Tiên Cầu, qua thị trấn Lương Bằng (huyện Kim Động) Kim Động là một trong vùng trọng điểm lúa của Hưng Yên. Đất đai của Kim Động nhìn chung rất màu mỡ bởi được bồi lắng, tích tụ của phù sa sông Hồng. Đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới gần 70% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp bình quân đầu người là khảng 2 sào Bắc bộ, tuy nhiên bù lại.đất vườn tạp lại chiếm gần 2,8% diện tích và đất trồng cây ăn quả hiện chiếm tới 22,3%.

Đường 39 cắt qua quốc lộ 38 tại Trương Xá qua Bô Thời, rồi qua Yên Lịch, Quảng Uyên, thị trấn Yên Mỹ, thuộc huyện Yên Mỹ. Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, với nghề chủ yếu là nghề nông. Cư dân Yên Mỹ đại đa số theo đạo Phật, làng nào cũng có chùa thờ Phật, sau chùa có điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, có đình thờ Thành Hoàng, có đền, có miếu, nghè thờ nhũng người công với làng với nước.

Điểm cuối quốc lộ 39 nối vào quốc lộ 5 tại phố Nối, thuộc thị trấn Bần - Yên Nhân, huyện Mỹ Hào.

Sau khi quốc lộ 5 và quốc lộ 39 được cải tạo nâng cấp và mở rộng, thị trấn có tốc độ đô thị hóa nhanh, với các rất nhiều nhà máy tại khu công nghiệp Phố Nối A và Phố Nối B, chủ yếu là ngành nghề dệt may.

Thị trấn có nghề làm tương từ thế kỷ XII - XIII. Cũng giống như sản phẩm tương truyền thống của người Việt. Tương Bần thơm ngon có tiếng trong toàn quốc. Tương Bần vàng ươm, hương thôm, có vị ngọt, càng để lâu càng ngon được người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng. Bần - Yên Nhân cách Hà Nội khoảng 25km.

Quốc lộ 37, 38 và 39 đia quan các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và Bắc Ninh. Mặc dù trong nhiều năm, diện tích đất trồng lúa của các địa phương trên có bị thu hẹp để dành đất lúa để xây dựng các trục đường cao tốc, xây các khu công nghiệp, khu đô thị và chung cư cao tầng và cả xây dựng sân gôn... có phần làm giảm sản lượng lúa việc làm nghề nông và đời sống người nông dân... Nhưng những trục đường quốc lộ qua các tỉnh thuộc vùng đất lúa của đồng bằng sông Hồng vẫn là những đường trục quan trọng phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp tại vùng lúa trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, cũng như giao thương nông sản thực phẩm và hàng hóa... giữa miền xuôi với miền ngược, vẫn xứng đáng là những con đường lúa gạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ.