Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Trong những bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về cách các phép tính của số thập phân với số tự nhiên hay nhân số thập phân với 10, 100, 1000. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách giải bài tập trang 58, 59 SGK toán 5 Bài 1, 2, 3 - Nhân một số thập phân với một số thập phân dễ dàng và đơn giản nhất. Để học tốt bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tài liệu giải toán lớp 5 cùng với hệ thống hướng dẫn chi tiết và đầy đủ dưới đây nhé

Bài viết liên quan

  • Bài văn tả bạn thân lớp 5 chọn lọc, hay nhất
  • Tập làm văn: Tả người
  • Soạn bài Ôn tập về tả người trang 150 SGK Tiếng Việt 5
  • Soạn bài Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật trang 141 SGK Tiếng Việt 5
  • Soạn bài Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh trang 158 SGK Tiếng Việt 5

\=> Xem thêm Giải toán lớp 5 mới nhất tại đây: giải toán lớp 5

Hướng dẫn giải bài tập trang 58,59 Toán 5 gồm phương pháp giải

1. Giải bài 1 trang 58, 59 SGK Toán 5

Đề bài: Đặt tính rồi tính:

  1. 25,8 x 1,5 ; b) 16,25 x 6,7;
  2. 0,24 x 4,7; d) 7,826 x 4,5;

Phương pháp giải: Các em nắm vững quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân: - Đặt tính như bình thường: Thừa số thứ nhất ở dòng trên; thừa số thứ hai đặt phía dưới thừa số thứ nhất, sao cho các chữ số của hàng thẳng cột với nhau; dấu phẩy của hai thừa số không nhất thiết phải thẳng cột với nhau; đặt dấu nhân ở khe giữa hai thừa số phía bên trái của phép tính - Thực hiện phép nhân như nhân hai số tự nhiên với nhau - Sử dụng dấu phẩy tách các chữ số ở tích ra các chữ số tương ứng với chữ số ở phần thập phân của hai thừa số đã biết, tính từ phải qua trái.

Đáp án:

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

2. Giải bài 2 trang 58, 59 SGK Toán 5

Đề bài: Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a:

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a

  1. Viết ngay kết quả tính: 4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64 3,6 x 4,34=... 16 x 9,04=...

Phương pháp giải: - Tính chất giao hoán của phép nhân được phát biểu như sau: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích cho nhau, tích của chúng vẫn giữ nguyên. - Các em áp dụng quy tắc này, thay số vào biểu thức a x b, tính toán cẩn thận, tìm ra kết quả đúng, đó cũng chính là kết quả của biểu thức b x a.

Đáp án:

a)

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Giá trị của a x b và b x a luôn bằng nhau

  1. Theo tính chất giao hoán của phép nhân ta có ngay: 4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64 3,6 x 4,34 = 15,624 16 x 9,04 = 144,64

3. Giải bài 3 trang 58, 59 SGK Toán 5

Đề bài: Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 15,62 m và chiều rộng 8,4 m. Tính chu vi và diện tích vườn cây đó.

Phương pháp giải: - Đại lượng đã biết: + Chiều dài: 15,62 m + Chiều rộng: 8,4 m - Đại lượng cần tìm: Chu vi và diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó. - Cách làm: + Vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật: Đem chiều dài cộng với chiều rộng, được kết quả bao nhiêu đem nhân với 2 + Vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật: Đem chiều dài nhân với chiều rộng, tính toán là ra kết quả đúng. \>>> Xem lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân: Tại đây.

Đáp án:

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Hướng dẫn giải bài tập trang 58,59 Toán 5 ngắn gọn

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 59 năm 2024

Trên đây là phần Giải bài tập trang 58, 59 SGK toán 5 trong mục giải bài tập toán lớp 5. Học sinh có thể xem lại phần Giải bài tập trang 57 SGK toán 5 đã được giải trước đó hoặc xem trước phần Giải bài tập trang 62 SGK toán 5 để học tốt môn Toán lớp 5 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-lop-5-nhan-mot-so-thap-phan-voi-mot-so-thap-phan-31653n.aspx