So sánh bức tranh thiên nhiên trong Vội vàng và Tràng giang

Bức tranh thiên nhiên trong Đây Thôn Vĩ Dạ và Tràng Giang

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong thi ca. Các nhà thơ đến với thiên nhiên bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Trong phong trào Thơ Mới [1930 – 1945] cũng vậy, từng có một tình cảm mênh mang với Tràng giang của Huy Cận và một nỗi niềm hẫng hụt, chơi vơi với Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Liên quan: Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang vẻ đẹp sông nước

Cùng mang vẻ đẹp buồn truyền thống, nhưng thiên nhiên trong Tràng giang lại mang vẻ đẹp hùng vĩ rợn ngợp của “trời rộng”, “sông dài:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng. 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Thiên nhiên ở đây đậm sắc màu cổ điển. Dòng sông mênh mang, chảy dài giữa không gian vắng lặng, bát ngát. Những con sóng gối lên nhau lớp lớp không bao giờ dừng như nỗi buồn miên man không dứt. Song song với con thuyền buông trôi, thụ động phó mặc cho cuộc đời, không một chút hi vọng là biểu hiện của nỗi buồn chia lìa, li biệt.

Liên quan: Sơ đồ tư duy Tràng Giang

Bao nhiêu ngả nước, bấy nhiêu ngả sầu, cảnh ở đây rất sầu: từ “con thuyền”, “cành củi khô” đến “nước”, “sóng” và cả “bờ xanh”, “bãi vàng‖, “bến cô liêu” đều mang nỗi sầu lớn. Nỗi “buồn điệp điệp” triền miên lan tỏa xuyên suốt bài thơ và cồn cào, day dứt nhất ở hình ảnh cuối bài:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nỗi buồn của Huy Cận miên man không dứt như sóng nước mênh mông bất tận, theo sóng nước lan tỏa rất xa, buồn hơn nhiều so với Thôi Hiệu [Đời Đường – Trung Quốc]: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” [Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?]. Từ nỗi buồn đằng dặc ấy, vẻ đẹp hiện lên là vẻ đẹp mênh mang đất trời.

Không gian mở rộng ra mọi chiều cả về độ dài – rộng, cao – sâu. Đó là cái đẹp lặng lẽ, rợn ngợp của không gian sông nước quen thuộc, gần gũi được Huy Cận dựng lên bằng hình ảnh đơn sơ, thành những nét vẽ tinh tế, giàu màu sắc cổ điển mà vẫn mới.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy: Đây thôn vĩ dạ: Nắm chắc kiến thức

Thấm đượm trong cảnh là một linh hồn “mang mang thiên cổ sầu” và một cái gì như thể là linh hồn ngàn xưa của dân tộc vẫn còn vương vấn nơi bãi rộng sông dài với “bến cô liêu”, với “bèo dạt”, “mây”, “cánh chim”, “bóng chiều”, với “khói hoàng hôn” với tình quê đậm đà, da diết cháy trong lòng thi nhân.

Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn Huy Cận, mang nỗi buồn của nhà thơ. Cái đẹp thực, đẹp ảo của cảnh là cái đẹp trong sự thảng thốt của tác giả. Nỗi buồn mênh mang từ hoàn cảnh của nhà thơ là nỗi buồn gắn với thiên nhiên. Trong Tràng giang, “nỗi buồn thấm trong từng câu chữ”, đầy như dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy.

Còn trong Đây thôn Vĩ Dạ nỗi buồn lại nhè nhẹ cất lên từ ý thức bị lãng quên của nhà thơ. Nhưng khác với Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ “có bước nhảy cảm xúc” [Vũ Quần Phương], có sự chuyển đổi cảm xúc rất nhanh, rất nhuần nhị, tinh tế. Bài thơ có ba khổ thì mỗi khổ là một câu hỏi gắn với tâm trạng khác nhau của Hàn Mặc Tử, gắn với những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên xứ Huế thơ mộng.

Ở khổ một, thi sĩ đang vui sướng “nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”, ngắm “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” thật đẹp đẽ của thôn Vĩ Giạ. Đó là vẻ đẹp nguyên sơ – thánh thiện, vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ, trinh nguyên của xứ Huế hiện lên rõ nét trong dòng hoài niệm của Hàn Mặc Tử. Đến khổ thứ hai, cảm xúc của thi nhân chợt lắng xuống thoáng buồn:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Tràng giang nói về nỗi buồn li biệt của cảnh: “Con thuyền xuôi mái nước song song” mang dấu ấn cổ điển. Và Đây thôn Vĩ Dạ cùng nói về nỗi buồn lẻ loi, tan tác: “Gió theo lối gió mây đường mây, dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” nhưng không đơn giản chỉ có thế mà còn là nỗi buồn xa cách, bị lãng quên.

Dòng sông Hương lững lờ trôi là dòng “sông trăng” chất chở nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác của lòng người. Từ cái đẹp trinh nguyên của xứ Huế mộng mơ thực tại, dòng liên tưởng của Hàn Mặc Tử hướng về một cái dẹp mờ ảo của cảnh vật trong sự chia cách. Nỗi buồn của Hàn Mặc.

Tử thật lặng lẽ, nhẹ nhàng chứ không phải triền miên, dữ dội như sóng của Huy Cận trong Tràng giang. Với thể thơ thất ngôn truyền thống, nhìn chung, thơ Huy Cận là nỗi “buồn điệp điệp”, thơ Hàn Mặc Tử là nỗi “buồn thiu.

Thiên nhiên trong cả ba bài thơ đều đẹp và buồn bởi thiếu một tình người. Tình người mà ở mỗi  bài thơ được  tác giả nhắc đến là để xoa dịu nỗi  buồn bị  quên   lãng Đây thôn Vĩ Dạ xóa cô đơn, rợn ngợp trong lòng, tìm đến một tình quê ấm áp [Tràng giang].

Đọc thêm: Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ đạt điểm tối đa

Các nhà thơ có sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như đã biểu hiện một cách sâu sắc thế giới tâm trạng, cảm xúc của mình trước thiên nhiên đó.

Thiên nhiên trong thơ mới là một đóng góp về mặt tư tưởng văn hóa của người Việt Nam. Điều đó đã chứng tỏ một tình yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới nói chung và của Huy Cận và Hàn Mặc Tử nói riêng.

tham gia khóa học bình giảng ngữ văn 12 miễn phí cùng Hocvan12

Đề bài: Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử
 

I. Dàn ý Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử

+ Mây mùa thu không xanh ngắt bồng bềnh mà "mây vẩn từng không".
=> Giống như Huy Cận, Xuân Diệu kín đáo gửi gắm vào bức tranh thiên nhiên mùa thu nỗi buồn lãng mạn, niềm nhớ thương và nỗi cô đơn lan tỏa.

d. Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử- Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử lại khác biệt một chút với Huy Cận và Xuân Diệu.- Thiên nhiên được miêu tả sinh động và đẹp đẽ+ Cảnh thiên nhiên hiện lên trong nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ gợi cảm, đẹp đẽ cùng hình ảnh con người Huế kín đáo, e thẹn.

+ Nắng vàng, cau xanh và khu vườn sum suê mơn mởn sức sống.

- Tâm trạng nhà thơ biến đổi, trầm xuống+ "Đây thôn Vĩ Giạ" cũng thấm đượm nỗi buồn lẻ loi. Không chỉ đơn giản là buồn mà còn là tâm trạng của kiếp người bị xa cách, lãng quên.

- Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình lại chất chứa nỗi buồn man mác của lòng người.

e. Đánh giá- Thiên nhiên trong thơ Huy Cận, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều đẹp gợi tả và ẩn chứa nỗi buồn tâm trạng.- Mỗi bức tranh thiên nhiên đều ẩn chứa tâm trạng cô đơn cùng sự bế tắc của cá nhân tác giả nói riêng, của tầng lớp trí thức thời bấy giờ nói riêng.

- Tuy nhiên, ba cây bút, ba phong cách khác biệt. Tuy đều có tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận tinh tế song lại có cách diễn đạt và biểu lộ cảm xúc riêng.


3. Kết bài

Khẳng định giá trị thơ ca và phong cách nghệ thuật của ba nhà thơ


II. Bài văn mẫu Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong thi ca, là cội nguồn cảm hứng bất tận của thi sĩ. Trong phong trào thơ Mới, thiên nhiên cũng trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của rất nhiều nhà thơ. Tiêu biểu là ba nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Dù là ba cá nhân với ba phong cách khác nhau, song thiên nhiên bước vào trang thơ của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử đều có những nét chung về cảm xúc.

Huy Cận, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử là 3 cây bút nổi bật của phong trào thơ giai đoạn 30 - 45. Ba người cùng hoạt động trong nhóm bút Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, mỗi người vừa có cái tôi cá nhân riêng biệt vừa có nét đồng điệu về cảm hứng và cách diễn đạt.

Văn chương với Huy Cận giống như dòng chảy trong tâm hồn, trong huyết quản. Trái tim Huy Cận rung động và nhạy cảm trước những buồn thương man mác biến chuyển trong thiên nhiên. Xuân Diệu là nhà thơ luôn khát khao giao cảm với cuộc đời, cực kỳ nhạy cảm với sự vận động của thời gian. Còn Hàn Mặc Tử, bởi vì có một cuộc đời nhiều mất mát, đau thương, những gì vương vấn trong tâm hồn ông là những khát khao được giao lưu, hòa hợp cùng những bóng hình hư ảo. Với những cá tính ấy, họ mang vào trong nền văn học Việt Nam những hơi thở riêng biệt. Song trong những sáng tác của họ, thiên nhiên lại cùng toát ra hơi thở u sầu, cảnh vật thấm đượm cảm xúc của con người. Cảnh vừa đẹp vừa buồn thương man mác. Thiên nhiên dưới cái nhìn của họ xinh đẹp, gợi cảm. Nhưng phảng phất trong vẻ đẹp ấy là nỗi buồn, nỗi suy tư của những trí thức trước thời cuộc đầy tăm tối lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét qua ba tác phẩm "Tràng Giang" [Huy Cận], "Đây mùa thu tới" [ Xuân Diệu] và "Đây thôn Vĩ Dạ" [Hàn Mặc Tử].

Tiếng thơ trong "Tràng Giang" vang lên man mác nỗi sầu, nhẹ nhàng khắc họa bức tranh thiên nhiên trong 1 buổi chiều tàn, vừa hữu tình vừa hùng vĩ:

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song"

...

"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"

Thiên nhiên hiện lên trong bài thơ mang đậm phong cách cổ điển. Dòng sông mênh mông sóng nước, lẳng lặng chảy trôi giữa không gian vô tận. Từng lớp sóng bạc dài, gối đầu lên nhau, miên man vô tận tạo nên bức tranh khung cảnh hùng vĩ, mênh mông.

Hình ảnh "củi một cành khô" và con thuyền gác mái trôi xuôi lại vô cùng bình dị, thân thương, mang theo linh hồn quê hương xứ sở. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên đẹp là thế, trong lòng thi nhân chợt trào dâng nỗi buồn man mác, giống như lớp lớp sóng bạc, triền miên không dứt. Hình ảnh "củi một cành khô" là nét chấm phá độc đáo trên bức tranh đồng thời cũng gợi lên sự cô độc, lạc lõng của tác giả và lớp người trí thức đương thời. Họ có tâm huyết, có lý tưởng nhưng không tìm thấy lối đi, bơ vơ giữa thời cuộc.

Cảm xúc lồng vào cảnh vật, nỗi buồn của con người lan thấm cả thiên nhiên. Lơ thơ vài cồn cát nhỏ, xao xác tiếng chợ chiều. Không gian rộng mở, thanh âm quen thuộc, gần gũi của. Những vạt nắng chiều nhẹ buông và bến sông nhỏ bé im lìm trong nắng ban mai. Không chỉ có vậy, nó rợn ngợp, mênh mông "nắng xuống, trời lên, sông dài", mang đến cảm giác "sâu chót vót". Cảnh thiên nhiên đẹp và gợi cảm biết nhường nào!

"Bèo dạt về đâu hàng nối hàngMênh mông không một chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"

Thế nhưng, dẫu không gian bình dị hay mênh mông đa chiều. Dẫu cảnh vật yên bình, tĩnh lặng cũng không ngăn được nỗi buồn cô liêu của thi nhân trước kiếp người nhỏ bé với cuộc đời rộng lớn, choáng ngợp. Mênh mông sóng nước xa xa khiến thi nhân tự vấn lòng mình "về đâu". Nỗi cô đơn khắc khoải không chỉ của một người mà đã trở thành của cả thế hệ bấy giờ. Tâm trạng ấy triền miên dai dẳng xuyên suốt bài thơ rồi cồn cào, day dứt đến mãi khi kết thúc bài thơ:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều saLòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Khung cảnh hoàng hôn trên quê hương xứ sở hiện lên tuyệt đẹp qua những nét chấm phá cùng những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Không gian sông nước quen thuộc, rợn ngợp được phác họa lên bằng những hình ảnh đơn sơ và những nét vẽ tinh tế, cổ điển lại mới lạ. Hùng vĩ, xinh đẹp, quen thuộc là vậy vẫn không quên tiềm ẩn nỗi xót xa, cô quạnh của tác giả. Man mác trong cảnh vậy là cảm xúc của linh hồn "mang mang thiên cổ sầu", của kiếp người nhỏ bé trong mênh mông cuộc đời và cả tình yêu quê hương, xứ sở thầm kín.

Đồng điệu với hồn thơ Huy Cận, Xuân Diệu cũng đem nỗi lòng mình gửi gắm trong thiên nhiên. Bức tranh khung cảnh mùa thu hiện lên với những nét vẽ lãng mạn mà đượm vẻ buồn thương, tĩnh lặng:

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng."

Không phải là những hình ảnh đặc trưng riêng của mùa thu mà là "rặng liễu đìu hiu" độc đáo. Dưới cái nhìn của "ông hoàng thơ tình" cây liễu đẹp như mái tóc buông dài của người thiếu nữ nhưng lại mang nét buồn cô đơn "đứng chịu tang". Mỗi nhành liễu nhỏ là một sợi tóc, mỗi sợi tóc lại là một sợi buồn.

Không phải hai hàng mà là hàng ngàn hàng lệ tuôn rơi. Bao nhiêu nước mắt cho vơi nỗi buồn này? Bởi lẽ từ muôn thuở xa xưa, có nỗi buồn nào thấm thía hơn nỗi buồn chịu tang?

Bức tranh mùa thu mở ra buồn bã, đìu hiu vô cùng.

"Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng"

"Lá vàng" là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Tiếng thi sĩ vui mừng thốt lên khiến cả không gian như bừng sáng. Giai điệu rộn rã vang lên khiến người ta cảm giác dường như nhà thơ đang khát khao giao cảm với đời. Bước chân đầy giục giã, vội vàng, muốn tận hưởng trọn vẹn thời gian.

Thế nhưng, tâm hồn nhạy cảm và cái nhìn tinh tế của nhà thơ lại phát hiện ra nét đẹp thiên nhiên mùa thu đầy độc đáo:

"Hơn một loài hoa đã rụng cànhTrong vườn sắc đỏ rũa màu xanhNhững luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

Năm tháng lặng lẽ trôi đi, thu sang, cây cối xác xơ trơ trụi, cành cây khẳng khiu run rẩy trong gió. Cảnh vật đã có sự biến đổi. Quy luật sinh trưởng muôn đời là vậy, hạ đi thu tới, lá cây sẽ ngả sắc vàng. Thế nhưng trong thơ của Xuân Diệu, nỗi cô đơn trống trải lại quá sức nôn nao. Không phải một mà là "hơn một", là hàng loạt, sắc đỏ bỗng chốc xâm chiếm cả không gian, cảnh vật "run rẩy rung rinh" "khô gầy", "mỏng manh". Thiên nhiên dẫu gợi cảm đến đâu vẫn thấm đượm sự héo úa, phai tàn.

Cái se lạnh của mùa thu dường như ôm trọn cả đất trời:

"Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơNon xa khởi sự nhạt sương mờĐã nghe rét mướt luồn trong gióĐã vắng người sang những chuyến đòMây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li"

Thiên nhiên vừa xa lại vừa gần. Không phải rét buốt, tái tê mà là "rét mướt" len lỏi". Trong cảm nhận của Xuân Diệu, mây mùa thu không xanh ngắt bồng bềnh mà "mây vẩn từng không". Bầu trời mùa thu vốn trong xanh cũng đượm buồn, u uất bởi cuộc chia li của những đàn chim sải cánh tung bay về phương Nam tránh rét. Bức tranh ngoại cảnh ẩn chứa tâm trạng. Giống như Huy Cận, Xuân Diệu kín đáo gửi gắm vào bức tranh thiên nhiên mùa thu nỗi buồn lãng mạn, niềm nhớ thương và nỗi cô đơn lan tỏa.

Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử lại có sự khác biệt một chút với Huy Cận và Xuân Diệu. Thiên nhiên được miêu tả trong "Đây thôn Vĩ Dạ" hiện lên sinh động và đẹp đẽ:

"Sao anh không về chơi thôn VĩNhìn nắng hàng cau, nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" giống như một lời trách móc, giận hờn hay lời mời gọi người xa đến thăm thôn Vĩ, lại như lời nói cất lên từ khát khao của chính tác giả. Cảnh thiên nhiên hiện lên trong nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ gợi cảm, đẹp đẽ cùng hình ảnh con người Huế kín đáo, e thẹn. Thi sĩ đang trong tâm trạng vui sướng chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với nắng vàng, cau xanh và khu vườn sum suê mơn mởn sức sống. Bỗng đến khổ thơ sau lại trầm lắng xuống:

"Gió theo lối gió mây đường mây|Dòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay"

"Tràng giang" gợi nhắc nỗi buồn li biệt. "Đây mùa thu tới" gợi nhắc nỗi buồn tàn lụi, chia xa. "Đây thôn Vĩ Giạ" cũng thấm đượm nỗi buồn lẻ loi. Không chỉ đơn giản là buồn mà còn là tâm trạng của kiếp người bị xa cách, lãng quên. Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình lại chất chứa nỗi buồn man mác của lòng người. Từ vẻ đẹp trinh nguyên của xứ Huế, nhà thơ trôi vào dòng liên tưởng một vẻ đẹp mờ ảo, mơ hồ bởi sự chia cách. Nỗi buồn lặng lẽ, nhẹ nhàng mà trĩu nặng tâm hồn.

Có thể nói, thiên nhiên trong thơ Huy Cận, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều đẹp gợi tả và ẩn chứa nỗi buồn tâm trạng. Đồng thời, ở cả ba người đều thấy được sự hòa quyện giữa nét đẹp thơ ca truyền thống với thơ Đường kết hợp với thơ ca lãng mạn. Mỗi bức tranh thiên nhiên đều ẩn chứa tâm trạng cô đơn cùng sự bế tắc của cá nhân tác giả nói riêng, của tầng lớp trí thức thời bấy giờ nói riêng. Tuy nhiên, mạch cảm xúc trong mỗi bài thơ của từng tác giả lại có nét riêng biệt. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận là sự cô đơn, rợn ngợp, là tâm trạng lạc lõng giữa dòng đời xô đẩy. Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu là sự tiếc nuối với dòng chảy thời gian. Nỗi buồn trong thơ Hàn Mặc Tử lại là nỗi cô đơn bị quên lãng. Ba cây bút, ba phong cách khác biệt. Tuy đều có tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận tinh tế song lại có cách diễn đạt và biểu lộ cảm xúc riêng. Họ sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa khéo léo cùng ngôn từ hình ảnh sáng tạo. Thiên nhiên gửi gắm nỗi buồn thi nhân đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương tha thiết.

Huy Cận, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử không chỉ đóng góp cho phong trào thơ Mới mà còn đóng góp cho văn học dân tộc những tác phẩm thơ ca giá trị. Họ xứng đáng là ba cây bút nổi bật của thơ ca giai đoạn 30-45, đáng ngợi ca và trân trọng.

Bài Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử đã chỉ ra những nét tương đồng và độc đáo riêng biệt của 3 nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên. Cùng với việc tìm ra những nét chung, các em có thể tìm hiểu thêm về phong cách, cá tính sáng tác của từng nhà thơ qua bài: Phân tích Tràng giang [Huy Cận], Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới [Xuân Diệu], Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ

Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử đều là những gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử qua những tác phẩm cụ thể không chỉ giúp các em thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ mà từ đó còn rút ra được những đặc điểm chung của "cái tôi" độc đáo trong Thơ Mới.

Dàn ý phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới Dàn ý phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Phân tích Tràng giang để làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận

Video liên quan

Chủ Đề