So sánh cấu trúc to tara năm 2024

Tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ “曖昧”(あいまい”, nửa nạc nửa mở, nhiều cách dùng, mà cách nào cũng thấy có vẻ đúng. Để phân biệt rạch ròi thì khó vì một câu có thể dùng được nhiều cách, nên mình sẽ ghi ra cách dùng cụ thể đối với từng trường hợp để cho quá trình vận dụng linh hoạt hơn.

1.「と」

Về cơ bản, ” と” được sử dụng khi vế trước đưa ra điều kiện, và vế sau chỉ sự phát sinh hiện tượng hoặc kết quả một cách tự nhiên. Cụ thể trong các trường hợp sau:

  1. 春(はる)になると、暖(あたた)かくなります(自然現象:しぜんげんしょう): Mùa xuân mà đến hoặc cứ hễ xuân đến, thời tiết sẽ trở nên ấm áp(Đây là hiện tượng tự nhiên). B.このボタンを押すと、水(みず)が出(で)ます(機械の操作:きかいのそうさ):Nếu ấn, hễ ấn vào cái nút này, nước sẽ chảy ra(Dùng cho các thao tác vận hành trong máy móc). C.右に曲がると、公園があります。( 道聞き:みちきき): Nếu rẽ phải sẽ thấy một cái công viên( Dùng khi hỏi đường xá). D.起(お)きる時間(じかん)になると、目覚(めざ)まし時計がなります(習慣、反復動作:しゅうかん、はんぷくどうさ): Hễ đến giờ tỉnh giấc, chuông báo thức kêu(Dùng nói về thói quen, hoặc các hành động lặp đi lặp lại).
  2. 窓(まど)を開(あ)けると、冷(つめ)たい風が入(はい)ってきました: Mở cửa sổ ra cái mà gió lạnh ùa hết cả vào.(Dùng được cho cả trường hợp vế sau chia thể Quá khứ).

Nếu để ý thấy vế sau có なります( Chỉ sự biến chuyển kết quả), います、あります、ています(Chỉ trạng thái), hay các tự động từ “出ます、咲きます、降ります、並びます) thì có thể yên tâm dùng “と”.

Lưu ý: Không dùng”と” khi vế sau có động từ chia thể ý chí意思:~よう, nguyện vọng mong muốn 希望(きほう:~たい), mệnh lệnh命令(めいれい:~てください、~なさい).

2.「ば」

Được dùng khi muốn đưa ra điều kiện giả định(仮定条件:かていじょうけん) A.明日もし晴(は)れたら、買い物(かいもの)に行きます: Nếu mai nắng đẹp thì đi mua sắm. B.分からないことがあれば、聞いてください( Nếu có chỗ không hiểu thì hỏi nhé). Nếu để ý sẽ thấy một cách dùng nữa của “ば” khi được dùng để đưa ra lời khuyên, tư vấn. Ví dụ: C.日本語が上手に話したいですが、どうすればいいですか?(Muốn nói giỏi tiếng Nhật quá, có cách nào không nhỉ? そうですね。毎日日本人と話せば、だんだん上手にになりますよ。(Hàng ngày nói chuyện với người Nhật, dần dần sẽ khá lên đó).

Lấy lại ngay một ví dụ phía trên: このボタンを押すと、水が出ます。Và このボタンを押せば、水が出ます。Thì ở cách dùng với ば, nghiêng về phía hỏi và nhận được câu trả lời nhiều, còn “と” là tự nhiên, cứ ấn vào nút đo, nước sẽ tự động chảy.

Ngoài ra, còn có một cách dùng nữa khi dùng “ば”, khi vế sau thường mang nội dung có mang tính tích cực, có tương lai. Ví dụ thay vì nói câu: A.雨が降れば、外出(がいしゅつ)出来ません Ta nên nói: 晴れれば、外出出来ます。

B.Thay vì nói câu: 大学生になれば、勉強しなければなりません(Nếu mà thành sinh viên thì không học không được) Ta nên nói: 対学生になれば、バイトができます(Nếu mà thành sinh viên, thì được làm thêm đấy).

3.「なら」 A.Dùng khi đưa ra lời khuyên mua bán, tư vấn cái gì đó. Ví dụ: スキーなら、長野県でいいですよ: Nếu mà nói đến trượt tuyết ấy, thì đi Nagano ổn đấy. B.Dùng khi nói về cương vị, trách nhiệm. Ví dụ: 大学院生なら、学部生よりもっと勉強しなさい( Nếu đã là thạc sỹ, thì phải cố gắng hơn sinh viên Đại học nhiều lần đấy).

Lưu ý, khi dùng “なら”, ý kiến cá nhân chủ quan nhiều nên không dùng với các trường hợp mang tính tự nhiên như: 春になるなら、桜が咲きます .

Ta thấy vế B=生きていけない, kết thúc không phải thì quá khứ, nên たら ở câu này là dụng công 1 “Nếu A thì B”.

あなたが死んでしまったら生きていけない。

\= Nếu anh chết đi, em cũng ko sống được !

Còn với câu thế này:

玄関を出たら、大勢の人が殺されていた。

Vế B kết thúc là 殺されていた – một động từ ở thì quá khứ, nên たら ở câu này là dụng công 2 – たら /Khi ~.

玄関を出たら、大勢の人が殺されていた.

\= Khi tôi bước ra hàng lang, tôi thấy rất nhiều người đã chết @_@

Nếu ta nhầm câu này và chuyển dịch thành dụng công 1 của たら = Nếu..thì

\= Nếu tôi bước ra hành lang rất nhiều người đã chết X

Thì ta đã tạo ra một câu hoàn toàn vô nghĩa !!!

OK fine ko, chúng ta tiếp chuyện chưa kể của たら nhé!

So sánh cấu trúc to tara năm 2024

たら。。。た – Khi A tôi thấy B

Dụng công 2 của たら nhằm mô tả cái mình thấy (B) khi thực hiện A.

A たら、B(た)

\= Khi A thì tôi thấy B

Cách ra chiêu

A たら, B (た)

Vế B phải kết thúc bằng thì quá khứ, ~た hoặc ~ ていた.

まどの外を見たら、彼は人を殺していた。

\= Khi tôi mở cửa sổ ra, thì TÔI THẤY anh ta đã giết nhiều người.

Câu này mô tả cái mình thấy B (= chuyện giết người) khi làm A.

Một chút lưu ý là dù câu tiếng Nhật không hề có từ nào nói về “Tôi thấy ~” như 見る hay cái gì đó tương tự, nhưng cấu trúc ngữ pháp tự thân của nó với A たら B た, đã nói lên hai từ “tôi thấy” rồi.

Vậy nên nếu muốn chuyển dịch một câu mô tả cái mình thấy như:

Khi mở mắt ra, TÔI THẤY anh đã ở đây.

Ta cũng không cần phải thêm động từ nào biểu diễn cho hai từ “Tôi thấy” X

\= [Mở mắt ra] たら, ここにあなたがいたのを見るX

Ta chỉ cần bê y nguyên cấu trúc tự thân của たら với A たら B た. Cấu trúc tự thân của nó đã đủ cho phần “tôi thấy”.