So sánh chí phèo và chữ người tử tù năm 2024

Chí Phèo Đề: Khi Chí Phèo tỉnh dậy Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Những tác phẩm của Nam Cao thường xoay quanh hai đề tài: người nông dân nghèo và trí thức nghèo. Tác phẩm “Chí Phèo” là một kiệt tác văn xuôi, là tác phẩm thành công nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân nghèo bị tha hoá về nhân hình và nhân tính trước Cách mạng tháng tám. Đoạn văn được trích trong đề là một đoạn văn hay, tiêu biểu, đặc sắc miêu tả thành công quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong buổi sáng, sau khi gặp Thị Nở. Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời trước Cách mạng tháng Tám. Ban đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, sau này, khi in lại trong tập “Luống cày” (1946) nhà văn đổi lại thành “Chí Phèo”. Chí Phèo – một đứa trẻ bị bỏ rơi, lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào ác bá biến Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị xã hội xa lánh, bị cách biệt hoàn toàn với thế giới loài người. Nhưng rồi, cuộc gặp gỡ với Thị Nở, tình yêu thương và sự chăm sóc giản dị, chân thành của Thị Nở đã đánh thức phần người tưởng như đã chết trong Chí. Mở đầu đoạn trích, tác giả miêu tả không gian sống của Chí Phèo khi Chí Phèo tỉnh dậy sau một cơn say. Với nghệ thuật tả cảnh chi tiết và sinh động, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được không gian sống của Chí Phèo. Người cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua không gian bên ngoài rất thơ mộng vì có ánh nắng rực rỡ, có tiếng chim ríu rít. Không gian đó tạo nên chất thơ của tác phẩm. Vẫn bằng nghệ thuật tả cảnh, Nam Cao tả chân thực không gian bên trong: “cái lều ẩm thấp vẫn chỉ mới hơi lờ mờ” của Chí Phèo. Không gian sống bên trong của Chí Phèo thật thảm hại. Tỉnh dậy trong không gian ấy Chí Phèo cảm nhận ánh nắng và lắng nghe được âm thanh tiếng chim vì hôm nay Chí Phèo tỉnh rượu. Vì hôm nay Chí Phèo thức tỉnh. Nếu mở đầu đoạn trích nhà văn miêu tả cảm nhận không gian sống của Chí Phèo thì đoạn văn sau, nhà văn miêu tả sự thức tỉnh và những tâm trạng rất con người của Chí Phèo. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nhà văn đã miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh”. Chí Phèo tỉnh rượu, Chí Phèo hoàn toàn tỉnh táo. Khi đó, Chí Phèo có những tâm trạng rất con người, Chí Phèo cảm thấy bâng khuâng. Miêu tả những tâm trạng của Chí Phèo khi tỉnh rượu nhà văn sử dụng lời độc thoại nội tâm. Sau những tâm trạng đó là những cảm giác rất chân thực “hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình, ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm”. Khi tỉnh rượu, Chí Phèo hoàn toàn tỉnh táo và tiếp tục nghe được những âm thanh của cuộc sống đời thường đó là “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy”. Những âm thanh ngày nào cũng có nhưng với Chí

Phèo những âm thanh này rất mới, và rất vui tai, rất ý nghĩa. Miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện sự đồng cảm với Chí Phèo. Nam Cao đã thức tỉnh Chí Phèo. Đoạn văn đó có thể nói là một đoạn văn trữ tình hiếm hoi trong toàn bộ tác phẩm. Nó tạo nên chất thơ kì diệu cho tác phẩm. Nam Cao đã bộc lộ được tài năng bậc thầy của mình trong nghệ thuật tả cảnh. Sự thức tỉnh và sự cảm nhận không gian sống của Chí Phèo gợi chúng ta liên tưởng những cảm nhận của anh cu Tràng vào buổi sáng hôm sau khi nhặt được vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Qua đây, chúng ta cảm nhận tấm lòng nhân đạo của những nhà văn, chúng ta cảm nhận được giá trị của hạnh phúc. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng chia sẻ “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.” Tác phẩm Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ. Và tạo nên giá trị đó là tấm lòng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của Nam Cao khi ông miêu tả tâm trạng buồn và nhớ quá khứ của Chí Phèo khi hắn nghe được câu chuyện của hai người đàn bà. Nghe được câu chuyện của hai người đàn bà hẳn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hẳn một cái gì rất xa xôi. Sở dĩ hắn buồn vì hôm nay Chí tỉnh rượu, tỉnh táo nên hắn có những cảm xúc, tâm trạng rất con người. Sở dĩ hắn buồn vì câu chuyện đó gợi hắn nhớ đến giấc mơ đẹp trong quá khứ, giấc mơ đó không thành hiện thực “hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn môi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Chỉ một câu chuyện của hai người đàn bà mà đánh thức dậy cả một ước mơ đẹp đẽ của Chí Phèo. Bởi ước mơ ấy không hề bị mất đi mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó trong tâm hồn Chí Phèo. Ước mơ của Chí Phèo thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt bao nhiêu năm qua nó vẫn chưa trở thành hiện thực. Nam Cao thể hiện sự tiếc nuối cho Chí Phèo khi giấc mơ đó mãi mãi gửi lại cùng với tuổi 20 đẹp đẽ lương thiện của Chí Phèo. Kết thúc đoạn trích nhà văn miêu tả tâm trạng buồn bã, sợ hãi khi Chí Phèo thức tỉnh nhận thức được hiện trạng thê thảm của bản thân trong cả hiện tại, tương lai. Nhưng éo le thay điều đó không thành hiện thực để rồi giờ đây trong hiện tại “hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên kia của đời”, cơ thể đã hư hỏng ít nhiều. Chí phèo cũng đã nghĩ về tương lai và “trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Sau những ngày sống như vô thức qua một trận ốm Chí đã tỉnh dậy và suy nghĩ về cuộc đời mình. Như vậy với khả năng nhận nhức về ngoại cảnh và nhận thức về chính mình Chí đã tỉnh dậy và hồi sinh trở về với kiếp người. Một con người đã trải qua quá nhiều biến cố trong cuộc đời, dòng suy nghĩ hẳn là chín chắn và thấu đáo hơn rất nhiều. Chí Phèo cảm nhận được sự thê thảm của bản thân. Bất giác Chí Phèo cảm thấy sợ mọi thứ đói rét, ốm đau và sự cô độc. Và Chí Phèo sợ nhất Sự cô độc. Từ khi lọt lòng mẹ, Chí Phèo đã cô độc. Ra tù, Chí Phèo vẫn cô độc. Nhưng tại sao đến giờ Chí Phèo mới cảm thấy sợ sự cô độc? Phải chăng khi đã ở bên kia cái dốc của cuộc đời, Chí Phèo không còn đủ mạnh để tồn tại mà Chí Phèo cần có người để nương tựa? Những câu văn với giọng điệu trầm buồn như một tiếng thở dài kết hợp với lời độc thoại nội tâm, Nam Cao đã miêu tả chân thực những tâm trạng phức tạp đang diễn ra trong con người Chí Phèo sau khi tỉnh rượu. Nỗi buồn, nỗi cô đơn và nỗi lo sợ xâm chiếm tâm hồn Chí Phèo. Giờ đây, trước mắt người đọc không phải là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại mà là một con người rất đáng thương. Với tấm lòng nhân

Tác phẩm lúc đầu có nhan đề là “Dòng chữ cuối cùng”, sau đó in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là “Chữ người tử tù”. Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát. Tác phẩm xoay quanh hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nữa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để xin chữ treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật. Họ đã gặp nhau trong tình huống oái ăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại đang bị bắt giam chờ ngày chết. Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị tri đối lập. Tình huống của truyện có tính kịch. Từ tình huống đầy kịch tính ấy tính cách hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc. Huấn Cao nói: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của một anh hùng Cao Bà Quát. Đêm hôm ấy, lúc trại giam Tính Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quý của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội thời bấy giờ. Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thơ lại trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù. Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người ta thưởng thức không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa. Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản ngục xúc động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân - thiện - mỹ. Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngợi viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn. “Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dòng chữ cuối cùng của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời. Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú

Huấn Cao treo trong nhà như có báu vật, không có ân hận suốt đời”. Nguyễn Tuân rất tinh tế, khéo léo sử dụng thêm các thủ pháp nghệ thuật khác để ca ngợi cái tài hiếm quý ấy của Huấn Cao. Đó là những tính toán, trăn trở, những biệt đãi, những đau khổ, nỗi hốt hoảng, hi vọng và tuyệt vọng, hồi hộp thành kính của viên quản ngục. Quản ngục đã bất chấp nguy hiểm vì không những quyết tâm, kiên trì và công phu, việc đối xử với một tử tù như thế đòi hỏi sự cam tâm lớn, quên đi cái tôi kiêu hãnh của bản thân. Quản ngục đã vượt qua tất cả. Bằng cách miêu tả đối thoại giữa quản ngục với thầy thơ lại, lối thể hiện nội tâm của quản ngục..ễn Tuân đã tạo ra một Huấn Cao tài hoa hiếm có. Thứ hai, sự tài hoa của Huấn Cao còn được thể hiện rất rõ và trực tiếp qua cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Một cảnh tượng được Nguyễn Tuân trân trọng dụng công miêu tả tỉ mỉ để xứng tầm với sự tài hoa của Huấn Cao và cái tâm của quản ngục. Cái tài của Huấn Cao là cái tài mang tính văn hóa, nghệ sĩ, chỉ những người trí thức có chí lớn mới tu dưỡng rèn luyện mà gìn giữ được. Những con chữ ấy đâu chỉ là vật vô tri. Nó “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”. Cũng chính cái tài đó của Huấn Cao đã có sức cảm hóa, giúp cho viên quản ngục thay đổi cả hành động, tâm hồn và quan niệm sống; làm bừng sáng cái quan hệ vốn đối nghịch thành hòa hợp tri kỉ, tri âm giữa Huấn Cao và thầy trò quản ngục Hai đứa trẻ Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn Thạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây. Đoạn trích đã tái hiện lại cảnh chiều tàn nơi phố huyện nghèo Cẩm Giàng. Hai đứa trẻ được Thạch Lam sáng tác trước cách mạng tháng tám, in trong tập Nắng trong vườn. Tác phẩm viết về cuộc sống nghèo khổ, cơ cực của người dân phố huyện Cẩm Giàng. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả. Phố huyện Cẩm Giàng qua cảm nhận của Liên là một phố huyện đẹp nhưng buồn. Bằng nghệ thuật miêu tả, tả cảnh chân thực, sinh động, tác giả miêu tả

hình ảnh phố huyện Cẩm Giàng vào khoảnh khắc đó là buổi chiều muộn. Buổi chiều muộn được nhà văn miêu tả qua âm thanh tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Tiếng trống thu không là một âm thanh quen thuộc của người dân phố huyện Cẩm Giàng. Tiếng trống thu không dời dạc từng tiếng một. Tiếng trống thu không làm âm thanh báo hiệu thời gian đó là buổi chiều, dấu hiệu kết thúc một ngày tàn. Phố huyện mang một vẻ đẹp của làng quê Việt Nam vào thời khắc đó là buổi hoàng hôn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Tác giả đã phát huy sở trường và tài năng khi sử dụng nghệ thuật tả cảnh. Tác giả tả cảnh hoàng hôn sinh động qua những câu văn giàu hình ảnh. Hình ảnh phương tây đỏ rực như lửa cháy gợi ta liên tưởng đến hình ảnh Mặt trời xuống biển như hòn lửa trong thơ của Huy Cận. Những hình ảnh đó đều gợi vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn. Bên cạnh những câu giàu hình ảnh, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh để miêu tả vẻ đẹp của buổi hoàng hôn. Buổi hoàng hôn trong con mắt của Liên đẹp, kì vĩ nhưng có dấu hiệu lụi tàn gợi cảm giác buồn. Không quá cao sang, không gay gắt mà chỉ bằng những câu văn giản dị, rất đỗi chân thực đã miêu tả rõ nét cái thần và hồn của phong cảnh làng quê Việt Nam, rất đỗi thanh bình, dịu nhẹ nhưng lại u buồn và lặng lẽ nhường nào. Cảnh thiên nhiên chỉ là khúc dạo đầu để mở ra cảnh sinh hoạt của người dân nơi phố huyện lúc chiều tà. Bức tranh sinh hoạt được mở ra với không gian cảnh chợ tàn: “Chợ họp giữa phố vẫn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía”. Không gian yên tĩnh với những hình ảnh ảo não, tiêu điều, thất thơ được liệt kê: đó là rác rưởi, vỏ bưởi, bã mía. Đây là những gì cuối cùng còn sót lại sau khi vãn chợ. Rồi những đứa trẻ nghèo tội nghiệp vất vưởng lom khom trên mặt đất tìm tòi, nhặt nhạnh những gì người bán hàng để lại. Cảnh chợ thế nhưng lại là chợ tàn, chợ buồn, xơ xác đến ám ảnh. Và cái “mùi âm ẩm bốc lên”, cái mùi chẳng mấy là dễ chịu lại cứ “nồng nàn” chìm vào không gian, thế nhưng mùi vị ấy lại quá quen thuộc, đó là mùi của đất quê hương, trở thành một nỗi thắm thiết da diết trong tâm hồn cô bé Liênộng hưởng với tiếng trống thu không là âm thanh của tiếng ếch, tiếng muỗi: “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”. Tiếng ếch, tiếng nhái, tiếng muỗi là những âm quen thuộc với mỗi người dân quê, là âm thanh của đồng ruộng. Những âm thanh đó gợi chúng ta liên tưởng đến một làng quê nghèo. Những âm thanh gợi cho Liên cảm giác buồn. Khi xây dựng hình tượng nhân vật cô bé Liên, Thạch Lam không chỉ miêu tả cuộc đời mà nhà văn còn miêu tả tâm trạng của Liên vào khoảng khắc đó là buổi chiều tàn ở phố huyện. Trước thời khắc đó là buổi chiều tàn, Liên cảm thấy lòng buồn man mác: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cải buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi miêu tả tâm trạng của Liên, Thạch Lam sử dụng lời độc thoại nội tâm và nghệ thuật miêu tả ngoại cảnh đó là tả cảnh cái buồn của buổi chiều quê. Buổi chiều quê rực rỡ nhưng đượm buồn. Cái buồn của buổi chiều quê là những âm thanh quen thuộc. Trước cái buồn của buổi chiều quê, của thời khắc ngày tàn Liên cảm

được âm thanh rất mới đó là âm thanh của con người tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Chính âm thanh này đã tác động đến tâm trạng của Liên, Liên nhớ về ngày trước “Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm”. Để miêu tả tâm trạng của Liên nhà văn sử dụng lời độc nội tâm. Qua đó, nhà văn tả nỗi nhớ quá khứ sầm uất của ga Cẩm Giàng trước kiaà qua đó người cũng cảm nhận được sự vắng vẻ của ga Cẩm Giàng mấy năm gần đây do buôn bán kém. Qua đây, người đọc cảm nhận được sự tinh tế và nhạy cảm của Liên. Liên nhạy cảm trước những âm thanh của cuộc sống, Liên cảm nhận chúng bằng tâm hồn yêu quê hương của mình. Niềm háo hức chờ đợi và niềm vui khi tàu đến vội tang biến và thay vào đó là sự hụt hẫng trong Liên vì đoàn tàu đến rồi đi rất nhanh, nó vụt qua. Mặc dù tàu vụt qua rất nhanh nhưng Liên vẫn kịp quan sát và cảm nhận được các toa đèn sáng trung, chiếu ảnh cả xuống đường. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả chân thực ánh sáng của đoàn tàu từ những toa hạng trên sang. Và ánh sáng đó khác với ánh sáng của bếp lửa bác Siêu và ngọn đèn con của chị Tí chỉ là một quầng sáng chỉ chiếu sáng một vùng đất cát. Ánh sáng của các toa hạng sang chiếu cả xuống đường khiến phố huyện lộng lẫy, sáng trưng trong lốc lát. Hình ảnh đoàn tàu qua quan sát của Liên “Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và như kém sáng”. Hình ảnh đoàn tàu khác xa với tưởng tượng của Liên. Vì vậy mà Liên cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối. Vẫn bằng lời độc thoại nội tâm, tác giả đã miêu tả chân thực tâm trạng của Liên trong giây phút Liên im lặng trước câu hỏi của An. Hình ảnh đoàn tàu đến rồi đi rất nhanh, tàu vụt đi cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Chính vì mấy năm nay buôn bán kém nên tàu hôm nay không đông và kém sáng. Chính vì mấy năm nay buôn bán kém mà tàu đến rồi đi rất nhanh. Tàu không dừng ở phố huyện nên Liên không được nhìn đoàn tàu lâu hơn như cô mong đợi. Để rồi khi đoàn tàu xa xa mãi mà Liên vẫn đứng trông theo. Hình ảnh Liên nhìn theo mãi đoàn tàu cho chúng ta cảm nhận được sự lưu luyến của Liên. Nhà văn đã phát huy sở trường à tài năng của mình khi tập trung miêu tả những diễn biến tâm trạng của Liên. Và khi nhận định về tài năng nghệ thuật của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời”. Thạch Lam đã dàn xếp theo hình thể của lời để diễn tả niềm lưu luyến của Liên khi dõi theo đoàn tàu khuất dần vào rặng tre, khuất dần trong màn đêm tịch mịch của phố huyện. Sự lưu luyến của Liên với đoàn tàu gợi chúng ta nhớ đến luyến của nhà thơ Lí Bạch đời Đường khi xưa. Trong buổi chia sur luru tay, Lí Bạch lưu luyến bịn rịn nhìn con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Lí Bạch trông theo mãi con thuyền cho đến khi chỉ nhìn thấy dòng sông bên trời. Qua sự lưu luyến ấy người đọc cảm nhận được tình cảm gắn bó của Lí Bạch với Mạnh Nhiên. Và qua sự lưu luyến của Liên, người đọc cảm nhận được tình cảm gắn bó của Liên với đoàn tàu và Hà Nội. Phải chăng đó chính là tình yêu Liên dành cho Hà Nội xa xăm? Sau khi đoàn tàu khuất sau rặng tre, Liên sống trong tâm trạng đó là nhớ về Hà Nội: Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Khi miêu tả nỗi nhớ Hà Nội, tác giả sử dụng lời độc thoại nội tâm. Qua đây, chúng ta cảm nhận được Liên rất nhớ Hà Nội. Hà Nội hiện lên trong mơ tưởng đó là vùng đất xa xăm. Và trong kí ức của Liên Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Hình ảnh đoàn tàu là hình ảnh

đẹp nhất của phố huyện khi đêm về con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật đối lập, nhà văn miêu tả chân thực hai thế giới. Đó là thế nơi chuyến tàu xuất phát, từ Hà Nội, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đó là thế giới gắn với quá khứ tươi đẹp của Liên. Đó là thế giới khác với Liên, với ngọn đèn con ở Cẩm Giàng. Đoàn tàu giúp cô bé trở về với thế giới khác. Đoàn tàu còn giúp Liên nhận thức được thế giới cô đang sống là thế giới với những con người quẩn quanh, với cuộc sống nhàm chán..... Qua nỗi nhớ về Hà Nội, chúng ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của Liên. Kết thúc đoạn trích, Thạch Lam tập trung miêu tả nỗi ám ảnh của Liên ngọn đèn con của chị Tí và về bóng tối ở phố huyện. Bằng nghệ thuật tả cảnh, về Thạch Lam tái hiện chân thực hình ảnh phố huyện và những người ở phố huyện sau khi tàu đi. Sau khi tàu đi, hình đoàn tàu qua tiếng động rất khẽ Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa mọi vật trở lại bình thường. Nhà văn quan sát và phát hiện sao trên trời vẫn lấp lánh. Ở phố huyện giờ chỉ còn những âm thanh quen thuộc “tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn”, phố huyện lúc này lại bị bóng tối bao trùm. Nhà văn không chỉ miêu tả phố huyện trong bóng đêm mà còn miêu tả hình ảnh những con người lầm lũi trong bóng đêm đó là mẹ con chị Tí, bác Siêu. Hình ảnh phố huyện trong bóng đêm và con người phố huyện trong bóng đêm khiến Liên ám ảnh Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nỗi ám ảnh của Liên được tác giả miêu tả qua lời độc thoại nội tâm của Liên khi nghĩ đến ngọn đèn con của chị Tí. Liên rất ám ảnh bởi ánh sáng yếu ớt, chỉ chiếu sáng một đất nhỏ như cuộc đời lay lắt của chị. Sự ám ảnh về ánh sáng ngọn đèn thể hiện sự ám ảnh day dứt về số phận của những con người sống trong tối. Qua đây, tác giả thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những cảm xúc của Liên. Thạch Lam đã miêu tả diễn biến tâm trạng của Liên khi nhìn thấy hình ảnh đoàn tàu. Đoàn tàu xuất hiện từ xa đến gần, từ gián tiếp đến trực tiếp. Đoàn tàu đến rồi đi rất nhanh tác động đến tâm trạng của Liên. Thạch Lam đã miêu tả diễn biến tâm trạng của Liên. Liên có diễn biến tâm trạng rất phức tạp. Lúc đầu Liên háo hức chờ tàu. Khi tàu đến thì Liên hụt hẫng. Khi tàu đi, Liên sống trong sự nuối tiếc và nhớ Hà Nội, ám ảnh bởi bóng tối, bởi ngọn đèn. Qua đây, Thạch Lam thể hiện sự thấu hiểu với diễn biến tâm trạng của nhân vật. Để thể miêu tả diễn biến tâm trạng của Liên khi chờ tàu, nhà văn sử dụng những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Trước hết tả sử dụng nghệ thuật tạo tình huống truyện, tình huống đợi tàu. Bên cạnh tình huống truyện, tác giả còn phát huy sở trường của mình đó là nghệ thuật tả cảnh sinh động là cảnh tàu đến, cảnh phố huyện khi tàu đi. Đồng thời, tác giả còn khai thác hiệu quả nghệ thuật tương phản đối lập khi tàu đến và tàu đi. Đặc biệt, nhà văn sử dụng lời độc thoại nội tâm để diễn tả những diễn biến tâm trạng của Liên. Những yếu tố nghệ thuật đó tạo nên phong cách Thạch Lam. Và khi nghiên cứu về Thạch Lam nhà nghiên cứu Văn Tâm chú ý tính dân tộc của