So sánh chữ ký số và chứng chỉ số năm 2024

Chữ ký số và chứng thư số là hai khái niệm mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù đây cùng là công cụ quan trọng trong ngành Kế toán, Thuế. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn hai thuật ngữ này.

.png)

Tìm hiểu về hai khái niệm chữ ký số và chứng thư số.

1. Chứng thư số là gì?

Chứng thư số được hiểu là một dạng chứng thư điện tử bởi một đơn vị chứng thực chữ kỹ số cung cấp. Chứng thư số còn được xem như “chứng minh thư” của doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch trên hệ thống trực tuyến.

Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một số tiêu chí như một cá nhân, máy chủ hay các đối tượng đã được gắn định danh với một public key, cung cấp bởi những đơn vị đủ thẩm quyền để xác định nhận danh và cung cấp chứng thư số.

So sánh chữ ký số và chứng chỉ số năm 2024

Khái niệm chứng thư số và bản chất của chứng thư số.

Chứng thư số sẽ chứa các thông tin của doanh nghiệp và public key theo tiêu chuẩn X.509 và được tạo bởi một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực. Khóa bí mật của chứng thư số buộc phải lưu trong một thiết bị phần cứng như USB Token hoặc SmartCard của nhà cung cấp. Thiết bị này phải đảm bảo không thể copy hoặc phá hủy.

Chứng thư số chính là cặp khóa trong đó đã thực hiện mã hóa một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp như: Thông tin công ty, mã số thế, dùng để thay thế chữ ký thông thường, ký trên các văn bản và tài liệu số. Các tài liệu này thường được sử dụng ở những nghiệp vụ, giao dịch trực tuyến như nộp thuế qua mạng, kê khai điện tử cho Thuế, hải quan, BHXH,...

2. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, có chức năng và hiệu lực tương tự với chữ ký truyền thống trên các văn bản, tài liệu giấy. Chữ ký số dùng để cam kết về một nội dung mà không thể rút lại được.

So sánh chữ ký số và chứng chỉ số năm 2024

Chữ ký số dùng để cam kết các nội dung không thể rút lại được.

Thay vì phải dùng giấy mực như chữ ký truyền thống thì chữ ký số sử dụng công nghệ RSA - Công nghệ mã hóa công khai để gắn các đặc điểm nhận dạng của người ký vào nội dung cần cam kết. Mỗi người dùng sẽ sở hữu một cặp khóa công khai và bí mật, cụ thể:

  • Khóa bí mật (Private key): Khóa nằm trong cặp khóa thuộc hệ thống không đối xứng, sử dụng để tạo chữ ký số.
  • Khóa công khai (Public key): Khóa nằm trong cặp khóa thuộc hệ thống không đối xứng, sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật.
  • Ký số: Là thao tác để đưa khóa bí mật vào một phần mềm riêng tư nhằm tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.

3. So sánh chữ ký số và chứng thư số

Chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm khác biệt nhưng dễ bị người dùng nhầm lẫn bởi có mối liên hệ mật thiết.

3.1. Mối liên hệ giữa chứng thư số và chữ ký số

Như đã phân tích ở trên, chứng thư số sẽ chứa khóa công khai. Ngược lại, chữ ký số lại chứa khóa bí mật. Vì vậy, hai công cụ điện tử này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

So sánh chữ ký số và chứng chỉ số năm 2024

Chứng thư số và chữ ký số có mối liên hệ mật thiết, tạo thành một cặp khóa.

Chứng thư số và chữ ký số khi kết hợp lại sẽ tạo thành cặp khóa có tính bảo mật. Người dùng sẽ sử dụng cặp khóa này để ký điện tử. Khóa bí mật của chữ ký số sẽ được lưu trong các thiết bị tránh sao chép hoặc bị tấn công (bởi virus hoặc các yếu tố làm mất dữ liệu).

3.2. Điểm khác nhau giữa chữ ký số và chứng thư số

Chữ ký số sẽ do người dùng tạo ra sau khi nhận được chứng thư số từ nhà cung cấp. Người dùng sẽ thực hiện ký số, đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tạo và gắn chữ ký số với một thông điệp dữ liệu riêng. Tính an toàn, bảo mật của chữ ký số thể hiện ở việc chữ ký số được tạo ra trong thời gian hiệu lực của chứng thư số và sẽ được kiểm tra bằng khóa công khai (Public Key).

So sánh chữ ký số và chứng chỉ số năm 2024

Chữ ký số sẽ được khởi tạo sau khi doanh nghiệp được cung cấp chứng thư số.

Chứng thư số là căn cứ để đối tác xác nhận việc ký số có đúng hay không, sử dụng để xác thực, cam kết các thông tin trên văn bản điện tử. Mặc dù là hai thuật ngữ khác nhau nhưng vai trò của chứng thư số và chữ ký số thể hiện tính hỗ trợ. Cụ thể, khi doanh nghiệp cần mua chữ ký số sẽ cần mua các mục:

  • Token: Thường là một chiếc USB token rỗng, chưa được gọi là chữ ký số.
  • Phí dịch vụ để cung cấp chứng thứ số: Khi doanh nghiệp mua chứng thư số, phía bên nhà cung cấp sẽ lấy các thông tin quan trọng, mã hóa và sinh ra một cặp khóa (khóa bí mật và khóa công khai). Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra chữ ký số.
  • Khi đó, token đã cung cấp chứng thư số mới có hiệu lực để doanh nghiệp tạo lập chữ ký số riêng.

Trên đây là một số thông tin cung cấp bao gồm khái niệm, so sánh chữ ký số và chứng thư số. Bạn có thể tham khảo để phân biệt hai thuật ngữ này, tránh bị nhầm lẫn khi thực hiện các giao dịch hoặc nghiệp vụ điện tử. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn hoặc doanh nghiệp quan tâm tới phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ tới hotline 24/7: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Nam/Trung: 1900 4768.