So sánh copywriter và content marketing

Copywriter và Content writer, hai khái niệm có nhiều nét tương đồng khiến nhiều người lầm tưởng là một. Để hiểu copywriter là gì, đâu là điểm khác biệt giữa Copywriter và Content writer thì hãy cùng 3T Academy theo dõi bài viết này nhé.

Copywriter là khái niệm dùng để chỉ những người viết những nội dung nhằm mục đích quảng cáo hoặc marketing một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Công việc của Copywriter bao gồm việc sáng tạo slogan, ảnh, video, văn bản.. với mục đích là tăng nhận thức về thương hiệu từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Copywriting là hành động viết hoặc trình bày văn bản nhằm mục đích quảng cáo hoặc marketing sản phẩm, dịch vụ.

Sự khác biệt giữa Content Writer và Copywriter

Content Writer là người có trách nhiệm tạo ra nội dung nhằm mục đích tăng traffic cho website, landing page, facebook,... thông qua các hình thức SEO website, Facebook,... Các bài viết do content writer thực hiện thường có độ dài và đầy đủ thông tin.

Với Copywriter, mô tả công việc cũng gần giống như content writer nhưng Copywriter chịu trách nhiệm nhiều hơn. Copywriter là người xây dựng ý tưởng cho slogan và tất cả các kênh thu hút khách hàng tiềm năng như Facebook ads, Google ads,... Nội dung được trình bày bởi Copywriter đa dạng hơn rất nhiều bởi không chỉ giới hạn trong phần văn bản mà còn mở rộng cả phần hình ảnh, âm thanh, TVC….

\>>> Xem thêm: Trở thành content marketing cần có những kỹ năng gì?

So sánh copywriter và content marketing

Phân loại tên gọi công việc Copywriter

Theo khía cạnh nội dung

Sale Letter Copywriter

Đó là tên gọi để chỉ những người viết những bài nội dung dài cho website, báo chí và yêu cầu chất lượng nội dung cao. Họ có nhiệm vụ đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ sao cho bài viết mạch lạc và có tính thuyết phục cao.

  • Yêu cầu công việc: sử dụng từ ngữ phong phú
  • Hình thức thể hiện: Sale letter, sale page, thông cáo báo chí

Creative/ Advertising Copywriter

Công việc này yêu cầu người thực hiện không cần viết nhiều không cần viết nhiều, có khi chỉ là câu slogan vỏn vẹn 3 chữ.

Công việc của Creative rất thú vị nhưng mang nhiều thách thức. Do yêu cầu phải sáng tạo liên tục và am hiểu nhiều loại hình sản phẩm dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau nên thường công việc này đòi hỏi người có những kinh nghiệm nhất định.

  • Yêu cầu công việc: Sáng tạo, hiểu tâm lý con người
  • Hình thức thể hiện: Slogan, tagline, Concept, Storyboard

So sánh copywriter và content marketing

Digital Copywriter

Công việc chủ yếu là sử dụng các câu chữ một cách hợp lý trên những công cụ Digital để tăng lượng chuyển đổi cho một chiến dịch marketing.

  • Yêu cầu công việc: sự tỉ mỉ, nhẫn nại
  • Hình thức thể hiện: Social Post, Micro copy…

Technical Copywriter

Là những người có kiến thức chuyên môn cao về kĩ thuật, công nghệ… để viết nội dung về các chủ đề này

Họ thường là những chuyên gia trong một lĩnh vực và một tầm ảnh hưởng nhất định.

  • Yêu cầu công việc: Có kiến thức sâu về chuyên ngành, là người nổi tiếng trong ngành
  • Hình thức thể hiện: bài PR giới thiệu, review sản phẩm

SEO Copywriter

Là các Copywriter tập trung hơn vào các kĩ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keyword… nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết và Website.

  • Yêu cầu công việc: hiểu về SEO, biết cách tìm ý tưởng cho nội dung
  • Hình thức thể hiện: Website Content

So sánh copywriter và content marketing

Brand Copywriter

Hay còn gọi là Inhouse Copywriter, những người được xem đại sứ thương hiệu xét về mặt nội dung. Họ sẽ viết tất cả nội dung bao gồm thông cáo báo chí, bài PR,…

  • Yêu cầu công việc: Yêu thương hiệu, thấu hiểu khách hàng mục tiêu
  • Hình thức thể hiện: Thông cáo báo chí, Blog Article, PR, …

Publisher Copywriter

Đó là những người sở hữu một kênh để quảng bá nội dung, họ có số lượng độc giả trung thành theo dõi riêng. Họ thường viết bài theo đơn đặt hàng từ khách hàng của mình nhất và điều chỉnh nội dung sao cho độc giả mình dễ tiếp nhận nhất.

  • Yêu cầu công việc: Hiểu đối tượng độc giả
  • Hình thức thể hiện: Bài PR, forum seeding storyboard…

Phân loại theo nơi làm việc

Agency Copywriter

Là các Copywriter làm việc trong các Agency về Marketing, Quảng cáo.

Corporate Copywriter

Là những copywriter làm việc tại các công ty và thực hiện tất tần tật các hoạt động liên quan đến câu chữ.

Freelance Copywriter

Là những Copywriter làm việc tự do và thường chỉ nhận theo dự án.

Cần lưu ý gì khi muốn trở thành Copywriter

Công việc của Copywriter là tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua con chữ. Và để làm được điều này, người làm nội dung sẽ phải nghiên cứu rất kĩ vấn đề của khách hàng đang gặp phải và tìm ra các giải pháp cải thiện nó.

Học Copywriter ở đâu?

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn cần tự học hoặc tham gia vào các khóa học của 3T Academy. Các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chỉ dẫn giúp bạn rút ngắn thời gian tự tìm kiếm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đọc nhiều sách, tìm hiểu nhiều hơn về ngành Marketing, tập viết hàng ngày, đọc thêm về các case study về truyền thông thương hiệu. Hoặc bạn có thể xin làm thực tập sinh tại các công ty Marketing để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.