So sánh hệ thống pháp luật pháp và đức

Về sự khác nhau giữa hai hệ thống tòa án, nhóm nghiên cứu đưa ra một số tiêu chí dựa trên những đặc điểm của hai hệ thống tòa án này.

Thứ nhất, đối với hệ thống tòa án tư pháp. Về cách thức tổ chức, Pháp: hệ thống tòa án tư pháp của Pháp bao gồm các tòa chuyên trách riêng về các ngành luật. Với mỗi tòa chuyên trách lại bao gồm tòa thông thường và tòa đặc biệt.

Đức: Hệ thống tòa án của Đức được tổ chức tại hai cấp là cấp bang và cấp liên bang. Cơ quan xét xử cao nhất là cơ quan liên bang còn các tòa án cấp dưới là của Bang.

Cơ chế phúc thẩm: Pháp: Có tòa phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn và các khu vực lãnh thổ

Đức: Các tòa án có thẩm quyền cao hơn được quyền phúc thẩm các bản án bị kháng nghị, kháng cáo ở tòa cấp thấp hơn

Thứ hai, đối với tòa án tư pháp cấp cao nhất Cơ cấu: Với tòa án tư pháp cấp cao nhất của Pháp là Tòa phá án gồm 6 tòa chuyên trách: 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại tài chính, 1 tòa hình sự, 1 tòa về các vấn đề xã hội. Còn Đức là Tòa án liên bang gồm 11 phòng giải quyết các vụ việc về luật tư, 5 phòng giải quyết các vụ án hình sự, 7 phòng chuyên trách.

Hội đồng xét xử:

Pháp: Hội đồng xét xử của tòa này thường có từ 3-5 thành viên ở lần phá án thứ nhất, nhưng tất cả các thành viên của tòa phá án sẽ phải tham gia ở lần thứ hai.

Đức: các vụ việc thường được xét xử bởi một hội đồng gồm 5 thẩm phán

Bổ nhiệm: Pháp: Theo nguyên tắc, Thẩm phán ngạch tư pháp do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Thẩm phán tối cao hoặc của Bộ trưởng Bộ tư pháp

Đức: Thẩm phán các Tòa án liên bang do Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Bộ trưởng Bộ tư pháp liên bang và Ủy ban tuyển chọn Thẩm phán liên bang.

Thứ ba, đối với hệ thông tòa án hành chính Cơ cấu tổ chức: Pháp với Tham chính viện có khoảng 300 thành viên. Thành viên tham chính viện được chia ra 3 loại: thẩm phán tập sự, thẩm phán tham vấn và thẩm phán cao cấp

Đức: Tòa án hành chính tối cao Liên Bang Đức bao gồm các ban là các Thượng Nghị sĩ cùng với 5 thẩm phán chuyên nghiệp (một thẩm phán chủ tọa chính và bốn thẩm phán hỗ trợ)

Thẩm quyền: Tham chính viện của Pháp vừa là tòa án hành chính tối cao (chức năng xét xử), vừa là cơ quan tham mưu cho Chính phủ Pháp (chức năng tư vấn). Có thể giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành chính gây ra.

Đức: chỉ có chức năng xét xử, không có chức năng tư vấn, không giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành chính gây ra, mà chuyển cho tòa án thường giải quyết.

Thứ tư, đối với tòa án bảo hiến.

quan điểm lập pháp của hai hệ thống chính trị. Hệ thống pháp luật cộng hòa Pháp có sự phân chia về luật công và luật tư. Các nhà lập pháp nước này cho rằng chức năng xét xử là tách biệt với chức năng quản lý hành chính, các tòa án không thể làm rối loạn bất cứ hoạt động nào của cơ quan hành chính. Trong khi đó các nhà lập pháp Việt Nam cho rằng quyền lực thuộc về nhân dân, không có sự phân chia pháp luật công và tư, cấu trúc tòa án theo đó chỉ có một nhánh thống nhất.

Thứ hai, nguyên tắc tổ chức hành chính theo lãnh thổ. Một là, số lượng tòa án theo đơn vị tòa án lãnh thổ tuy đều áp dụng nguyên tắc ngành dọc hành chính lãnh thổ cho cấu trúc tòa án nhưng số lượng tòa án Pháp được tổ chức không giống với hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở cộng hòa Pháp, tòa dân sự thẩm quyền hẹp ở Pháp được tổ chức ở huyện và mỗi huyện xẽ có ít nhất một tòa. Tòa dân sự thẩm quyền chung được tổ chức ở cấp tỉnh nhưng cũng theo nguyên tắc ít nhất một tòa ở mỗi tỉnh. Tòa án cấp phúc thẩm thì được sắp sếp theo vùng, tức sẽ có ít nhất hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chung nhau một tòa phúc thẩm.

Ở Việt Nam mỗi huyện chỉ có duy nhất một tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tương đương với tòa dân sự thẩm quyền hẹp ở cộng hòa Pháp. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh , thành phố trục thuộc trung ương tương đương với thẩm quyền của tòa dân sự thẩm quyền chung Tòa án này cũng chỉ có duy nhất một tòa ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án , quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện. Thẩm quyền này tương đương với tòa phúc thẩm của cộng hòa Pháp. Tuy nhiên như đã nói ở trên mỗi tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam chỉ có một tòa án cấp tỉnh. Đây cũng là điều khác biệt của tòa phúc thẩm cộng hòa Pháp so với cấp phúc thẩm của tòa án Việt Nam.

Hai là, sự khác nhau về cấu trúc tòa án của hai nước còn thể hiện ở việc tổ chức các tòa án chuyên trách. Ở cộng hòa Pháp các tòa án chuyên trách được tổ chức rất đa dạng và có sự độc lập tương đối với nhau. Ví dụ,

tòa dân sự thẩm quyền chung và tòa phúc thẩm ở cộng hòa Pháp tương đương với các tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, hai tòa này là độc lập với nhau và chỉ thực hiện chức năng duy nhất cho theo như tên gọi của nó. Tiếp nữa tòa vi cảnh là một tòa án độc lập, Việt Nam không có tòa án nào tương tự.

Thứ ba, về hội đồng bảo hiến. Đây là một cơ quan độc lập có chức năng giải quyết các hành vi vi hiến. Cơ chế bảo vệ hiến pháp của cộng hòa Pháp là một điển hình về cơ chế bảo vệ hiến pháp tập trung. Thái độ thù địch đối với kiểm soát tư pháp về tính hợp hiến của các đạo luật khá nổi bật trong truyền thống dân tộc. Điều 3 hiến pháp cộng hòa Pháp năm 1791 đã từng cảnh báo hệ thống tòa án phải tránh xa khỏi việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và hành chính. Do đó tòa án thường không thể có tài phán để ktra tính hợp pháp của cơ quan lập hiến, lập pháp. Hiến pháp cộng hòa Pháp luôn từ chối quyền này bởi các lý do lịch sử và hệ tư tưởng. Đến hiến pháp năm 1958 tòa án thường vẫn tiếp tục không đc giao thẩm quyền này. Sự khác biệt giữa học thuyết của vương quốc Anh về chủ quyền của nghị viện và học thuyết của cộng hòa Pháp về chủ quyền nhân dân cùng với sự phân biệt giữa luật của nghị viện và luật của chính phủ đã dẫn đến cuộc vận động về bảo vệ hiến pháp trong giai đoạn cách mạng. Senat conservateur được thành lập và hoạt động như người bảo vệ hiến pháp từ năm 1790. Tuy nhiên, truyền thống dân chủ cộng hòa Pháp vẫn né tránh việc chấp nhận ktra hiến pháp như là một cơ chế kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật. Dựa trên học thuyết về chủ quyền nhân dân, việc bảo vệ hiến pháp phải được giao phó cho nhân dân. Ở Việt Nam, việc kiểm tra giám sát việc vi hiến được giao cho rất nhiều cơ quan tổ chức trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên đầu mối chính là quốc hội, như vậy cơ quan kiểm tra tính vi hiến là cơ quan lập pháp. Quy định thì quá chung chung, thẩm quyền thì trải rộng dẫn đến ở Việt Nam công tác kiểm tra sự vi hiến không hiệu quả.