So sánh kali sorbate và natri benzoat năm 2024

Đây là ý kiến của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tại công văn gửi Công ty Cổ phẩn Hàng tiêu dùng Masan liên quan đến việc Nhật Bản thu hồi 18.000 chai tương ớt của công ty này.

Công văn nêu rõ, Acid benzoic (INS 210) và muối Natri benzoat (INS 211) cũng như Acid sorbic và Kali sorbat (INS 202) là các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm tuơng ớt theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 và Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11/5/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm với hàm lượng tối đa là 1000mg/kg sản phẩm.

Đây cũng là quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex bao gồm 189 thành viên trong đó có Mỹ và các nước Châu Âu, Thái Lan… Để một phụ gia thực phẩm có trong danh mục của Codex, các nhà khoa học của JECFA, Ủy ban chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm của FAO (Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc) và WHO (Tổ chức y tế thế giới) phải thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học, đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe con người để đưa ra được mức sử dụng tối đa đối với từng phụ gia trong thực phẩm đảm bảo an toàn cho con người khi sử dụng.

Hiện nay tại Nhật Bản, Acid benzoic cũng như Acid sorbic chưa quy định sử dụng trong tương ớt nhưng điều đó không có nghĩa Acid benzoic, Acid sorbic là chất cấm sử dụng trong thực phẩm tại Nhật Bản, vì hiện tại Nhật Bản đang cho phép dùng Acid benzoic, Acid sorbic trong sản phẩm trứng cá muối, bơ thực vật, nuớc tương, đồ uống không cồn...

Việc Nhật Bản không quy định Acid benzoic, Acid sorbic làm phụ gia thực phẩm trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản vì thực tế Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn thực phẩm (trong đó có tương ớt) của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex. Đây cũng là tiêu chuẩn mà Mỹ, các nuớc Châu Âu... đều là những quốc gia phát triển trên thế giới đang sử dụng.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng cho biết, việc sử dụng Acid benzoic, Natri benzoat, Acid sorbic hoặc Kali sorbat trong tương ớt theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có).

Natri benzoate có mã số phụ gia thực phẩm E211 và công thức phân tử NaC6H5CO2. Vị hơi mặn, đắng và chua. Natri benzoat hoạt động bằng cách xâm nhập vào các tế bào riêng lẻ trong thực phẩm và cân bằng mức độ pH của nó, làm tăng độ axit tổng thể. Bằng cách hạ thấp độ pH nội bào của một số loại thực phẩm, natri benzoat tạo ra một môi trường mà nấm không thể phát triển và lây lan.

So sánh kali sorbate và natri benzoat năm 2024
So sánh kali sorbate và natri benzoat năm 2024

Sodium benzoate có tác dụng gì?

1. Thực phẩm: Natri benzoat là chất bảo quản đầu tiên FDA cho phép sử dụng trong thực phẩm, cho đến nay nó vẫn là phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Được công nhận an toàn (GRAS). Natri benzoat ngăn ngừa sự hư hỏng do vi khuẩn, nấm men và nấm mốc có hại gây ra. Nó cũng giúp duy trì độ tươi trong thực phẩm. Một số loại chứa sodium benzoat bao gồm: dưa muối, nước sốt, gia vị.

2. Đồ uống: Nước ngọt, nước đóng chai. Sử dụng như một chất bảo quản trong nước giải khát để tăng hương vị chua và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng.

• Coca-Cola: Natri benzoat, kali benzoat và kali sorbat là ba chất bảo quản phổ biến trong đồ uống của Coca-Cola. Natri benzoat được sử dụng để bảo vệ mùi vị và chất kháng khuẩn. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy natri benzoat trong danh sách thành phần của Fanta và Sprite.

• PepsiCo: Natri benzoat dùng để bảo quản độ tươi trong nước ngọt có ga của Pepsi. Tuy nhiên, nó ít được sử dụng hơn trong các loại nước ngọt phổ biến của PepsiCo. Diet Pepsi và Pepsi sử dụng kali benzoat làm chất bảo quản chính.

3. Thuốc: Dùng làm chất bảo quản trong một số loại thuốc, đặc biệt là trong các loại thuốc dạng lỏng như siro ho.

4. Mỹ phẩm: Natri benzoat thường được sử dụng làm chất chống ăn mòn & bảo quản trong mỹ phẩm, các mặt hàng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như sản phẩm tóc, khăn lau trẻ em, kem đánh răng và nước súc miệng.

5. Trong công nghiệp, ứng dụng lớn nhất của sodium benzoate là ngăn chặn sự ăn mòn, chất làm mát động cơ xe hơi.

So sánh kali sorbate và natri benzoat năm 2024
So sánh kali sorbate và natri benzoat năm 2024

Sodium benzoate có an toàn không?

Là nguyên liệu phụ gia được công nhận an toàn, sử dụng như một chất kháng khuẩn và chất tạo hương vị trong thực phẩm với mức sử dụng tối đa là 0,1%. Đối với nước uống là 5 ppb, nếu được sử dụng, nó phải có trong danh sách thành phần trên sản phẩm đang được bán. Hầu hết tất cả các sản phẩm nước giải khát đều nằm dưới con số này và sẽ không đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Các nhà khoa học đã chỉ ra các tác dụng tiêu cực xảy ra khi nó được trộn với axit ascorbic (vitamin C). Chúng sẽ tạo thành benzen, một chất có thể gây ung thư. Tuy nhiên các nghiên cứu dài hạn đánh giá mối quan hệ giữa việc thường xuyên tiêu thụ lượng benzen thấp và nguy cơ ung thư vẫn còn thiếu.

Với xu hướng người tiêu dùng hiện nay hướng tới thực phẩm lành mạnh và “tự nhiên hơn”, một số công ty lo ngại về việc đưa quá nhiều chất bảo quản nhân tạo vào sản phẩm của họ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi nói đến natri benzoat, bạn không phải lo sợ. Chúng đã được xác nhận an toàn để đưa vào chế biến công nghiệp thực phẩm. Hiện tại kho của Đức Hiếu đang có sẵn Sodium Benzoate với số lượng lớn, đến từ các thương hiệu như Tianjin Dongda, Kalama, Prill Whuhan, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng. Uy tín, chất lượng sản phẩm luôn ở vị trí đứng đầu, Đức Hiếu có đội ngũ nhân viên kinh doanh, kỹ thuật nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm đảm bảo cung cấp kiến ​​thức chuyên môn vững vàng. Hy vọng công ty sẽ có cơ hội trao đổi và hợp tác cùng bạn trong tương lai!