Bài tập đọc chuyện cổ tích về loài người năm 2024

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người giúp các em học sinh lớp 4 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 103, 104, 105.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người - Tuần 13 của Bài 7 Chủ đề Những người tài trí theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập đọc lớp 4 tuần 13:

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 103, 104, 105

Khởi động

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát sau:

Bài tập đọc chuyện cổ tích về loài người năm 2024

Trả lời:

Bài hát rất là ý nghĩa nói về ba mẹ mình, những người đã sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, bảo vệ chúng ta. Ba mẹ ta rất tuyệt vời, vì nhờ họ mới có chúng ta đang ở đây, nơi này. Dù họ ra sao thì họ cũng là ba, là mẹ chúng ta nên mới có câu ''Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''.

Bài đọc

Đọc bài thơ:

Chuyện cổ tích về loài người

Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ. Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu! Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ. Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc. Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ. Rộng lắm là mặt bể Dài là con đường đi Núi thì xanh và xa Hình tròn là trái đất... Chữ bắt đầu có trước Rồi có ghế có bàn Rồi có lớp có trường Và sinh ra thầy giáo... Cái bảng bằng cái chiếu Cục phấn từ đá ra Thầy viết chữ thật to “Chuyện loài người” trước nhất

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Khổ thơ thứ nhất cho em biết điều gì?

Trả lời:

Khổ thơ thứ nhất cho em biết người sinh ra đầu tiên đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ không có, trụi trần.

Câu 2: Mặt trời nhô cao giúp gì cho trẻ? Vì sao?

Trả lời:

Mặt trời nhỏ cao giúp cho trẻ nhìn rõ.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ.

Trả lời:

Những từ ngữ thể hiện sự chăm chút, nâng niu của mẹ với trẻ:

  • Tình yêu và lời ru
  • Để bế bồng chăm sóc

Câu 4: Bố và thầy giáo giúp cho trẻ em những gì?

Trả lời:

Bố sinh ra để dạy cho trẻ ngoan và biết suy nghĩ đúng về mọi điều trong cuộc sống.

Thầy giáo sinh ra để giảng dạy cho trẻ em ngày càng có thêm nhiều kiến thức

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả để trẻ em sinh ra trước nhất?

Chọn đáp án đúng:

  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn đáng yêu đối với bố mẹ và thầy giáo
  • Vì muốn khẳng định trẻ em mãi mãi bé bỏng đối với bố mẹ và thầy giáo
  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương
  • Vì muốn khẳng định trẻ em luôn nhỏ bé trong mắt bố mẹ và thầy giáo

Trả lời:

- Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.

Đọc mở rộng

Bài tập đọc chuyện cổ tích về loài người năm 2024

Trả lời:

  1. Bản tin: Một tài năng trẻ Việt Nam đang gây ấn tượng với sáng tạo của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Người đó là Lê Thanh Tùng, sinh năm 1995 tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Tùng quyết định đầu tư cho một dự án nuôi trồng rau sạch. Tuy nhiên, thị trường đầy khó khăn đã khiến Tùng phải nghĩ ra những giải pháp mới để bảo vệ sản phẩm của mình. Đó là khi Tùng nghĩ ra ý tưởng sử dụng công nghệ thẻ điện tử để quản lý sản phẩm. Thông qua việc gắn thẻ vào từng bó rau, khách hàng có thể theo dõi được nguồn gốc sản phẩm, thời gian thu hoạch và ngày hết hạn sử dụng. Đến nay, dự án của Tùng đã đạt được nhiều thành công và thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn. Tuy nhiên, Tùng luôn nhấn mạnh rằng, việc nuôi trồng sạch là đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và sáng tạo của người nông dân.
  1. Nhật kí đọc sách: thật may mắn khi biết được về ý tưởng sáng tạo của anh Lê Thanh Tùng trong sản xuất nông nghiệp.
  1. Trong bản tin, có hình ảnh của anh Tùng tại trang trại của mình và sản phẩm trồng được như bó rau xanh tươi và hoa rau cải. Số liệu về thành công của dự án của anh Tùng cũng được liệt kê để cho người đọc hiểu rõ hơn về các mốc quan trọng mà Tùng đã đạt được.

Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Đoạn thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người, và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh.

Mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất.

Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”, vạn vật còn phôi thai, còn rất trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:

Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ

Qua các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.

Loài người ngày một “sinh ra” đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:

Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc

Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới “trẻ em” ngày một phát triển. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:

Rộng lắm là mặt bể Dài là con đường đi Núi thì xanh và xa Hình tròn là trái đất

Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.

Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:

Chữ bắt đầu có trước Rồi có ghế có bàn Rồi có lớp có trường Và sinh ra thầy giáo

Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”.

Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan - bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Qua vần thơ, ta cảm nhận trái tim của Xuân Quỳnh rất nhân hậu: