So sánh phương pháp xét nghiệm hba1c năm 2024

Đái tháo đường là một trong số những bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm (ngoại trừ đái tháo đường thai kỳ hoặc do dùng thuốc). Xét nghiệm HbA1c là phương pháp giúp chẩn đoán một người có mắc bệnh tiểu đường hay không. Đôi khi xét nghiệm này cũng được dùng để kiểm tra đường huyết và dựa trên kết quả xét nghiệm bệnh nhân sẽ điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống sao cho phù hợp, tránh biến chứng do bệnh gây ra.

  • 1. Tổng quan về xét nghiệm HbA1C

Insulin trong cơ thể được sản xuất từ tuyến tụy, số insulin này sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose có trong thức ăn. Vì một nguyên nhân nào đó cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin hoặc bị thiếu hụt insulin sẽ khiến các glucose liên kết với hemoglobin có trong hồng cầu. Khi hồng cầu theo dòng máu tuần hoàn đi khắp cơ thể thì số glucose này cũng đi cùng. Tuổi thọ trung bình của các tế bào hồng cầu là khoảng 2 - 3 tháng, vì vậy xét nghiệm HbA1c được chỉ định để kiểm tra mức đường huyết của bệnh nhân trong vòng 2 - 3 tháng. Mỗi năm người bệnh nên thực hiện xét nghiệm này từ 2 - 4 lần.

Thông qua kết quả của xét nghiệm HbA1c, bác sĩ sẽ đánh giá được chỉ số đường huyết hiện tại trong cơ thể người bệnh, từ đó bệnh nhân có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và kiểm soát tốt hơn mức đường huyết trong cơ thể. Cách đọc chỉ số HbA1c:

  • Mức bình thường: < 5,6%;
  • Tiền đái tháo đường: 5,6 - 6,4%;
  • Đái tháo đường: 6,5%.

So sánh phương pháp xét nghiệm hba1c năm 2024

Xét nghiệm HbA1c giúp kiểm tra mức đường huyết của bệnh nhân có ở mức an toàn hay không

Chỉ số xét nghiệm HbA1c tăng cao tức là trong máu bị dư thừa quá nhiều đường. Ở những bệnh nhân mắc chứng tiền tháo đường thì vẫn có cơ hội ngăn chặn bệnh tiến triển thành thể đái tháo đường mạn tính. Còn ở những bệnh nhân đã bị tiểu đường nếu không điều trị bằng thuốc thì nguy cơ biến chứng là rất cao, điển hình là bệnh võng mạc tiểu đường, bàn chân đái tháo đường, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, bệnh tim mạch, tăng nhãn áp,...

Những người bị tiểu đường phải luôn đảm bảo mức đường huyết dưới 6,5%. Chỉ số HbA1c càng cao thì biến chứng do tiểu đường gây ra sẽ càng nghiêm trọng.

2. Nên thực hiện xét nghiệm HbA1C khi nào?

Như đã đề cập trước đó, thông thường xét nghiệm HbA1C sẽ được tiến hành khoảng 2 - 3 tháng/lần và áp dụng cho những trường hợp nguy cơ cao bị tiểu đường hoặc bệnh nhân bị chẩn đoán mắc tiểu đường. Sau lần đầu tiên kiểm tra HbA1C, phụ thuộc vào việc đó là tiểu đường type 1 hay type 2, kế hoạch điều trị và tình hình kiểm soát đường huyết sẽ quyết định đến tần suất thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể thực hiện xét nghiệm HbA1C vào các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Số lần xét nghiệm HbA1c sẽ được quy định như sau:

  • Trường hợp bị tiền đái tháo đường: kiểm tra 1 lần/năm;
  • Trường hợp bị tiểu đường type 1: kiểm tra 3 - 4 lần/năm;
  • Trường hợp bị tiểu đường type 2: kiểm tra 2 - 4 lần/năm. Nếu người bệnh đổi thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị thì có thể thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn.

So sánh phương pháp xét nghiệm hba1c năm 2024

Bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm đường huyết định kỳ

Đôi khi kết quả của xét nghiệm cũng có sự sai số do ảnh hưởng của các yếu tố như: bệnh nhân bị thiếu máu, người mắc bệnh lý về gan thận, hàm lượng vitamin (C, E) và cholesterol trong máu quá cao. Vì vậy trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh nên tuân thủ căn dặn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện xét nghiệm.

3. Những bất thường cần lưu ý về chỉ số HbA1C

3.1. Trường hợp HbA1C tăng

Ngoài kết quả chẩn đoán là nguy cơ mắc đái tháo đường hay tiền đái tháo đường, HbA1c tăng cũng có thể là hệ quả của các vấn đề sau:

  • Bệnh nhân sử dụng steroid, đổi thuốc trị tiểu đường;
  • Tâm lý lo âu, buồn chán, căng thẳng lâu ngày;
  • Không kiểm soát tốt chế độ ăn uống (uống nước ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột,...), lười vận động;
  • Nghiện rượu, ngộ độc chì, mắc bệnh mạn tính như thiếu máu, suy thận mạn,...

3.2. Trường hợp HbA1C giảm

HbA1C giảm khi:

  • Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính;
  • Trong máu có quá nhiều vitamin C, E hoặc vừa mới truyền máu;
  • Bệnh nhân gặp các vấn đề về máu như: hồng cầu hình liềm, thiếu máu tán huyết,... khiến hồng cầu trong cơ thể có tuổi thọ ngắn.

4. Những điều cần làm khi có kết quả chẩn đoán mắc đái tháo đường

Khi kết quả xét nghiệm hiển thị chỉ số HbA1c ở mức cao vượt ngưỡng tiền đái tháo đường thì bệnh nhân cần lắng nghe theo tư vấn và lời khuyên của bác sĩ về kế hoạch điều trị, thường xuyên kiểm tra và quản lý tốt mức đường huyết trong cơ thể bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và dùng loại thuốc phù hợp.

3 tháng/lần (tối thiểu 2 lần/năm) bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c để theo dõi sự thay đổi của lượng đường trong máu. Nếu người bệnh tích cực thay đổi lối sống lành mạnh hơn và tuân thủ chặt chẽ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, chỉ số đường huyết sẽ luôn được kiểm soát ổn định. Khi đó bệnh nhân có thể giãn số lần xét nghiệm HbA1c nhưng vẫn nên duy trì tần suất 2 lần/năm.

So sánh phương pháp xét nghiệm hba1c năm 2024

Bệnh nhân có chỉ số HbA1c cao cần chú ý đến chế độ ăn uống ít đường

Tuy rằng quá trình duy trì mức ổn định của chỉ số HbA1c không hề dễ dàng nhưng người bệnh nên cố gắng, kiên trì giữ mức đường huyết trong khoảng mục tiêu (dưới 6,5%). Nếu không được kiểm soát tốt, lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn tới các biến chứng rất nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không được bỏ ngang liệu trình dùng thuốc do bác sĩ kê đơn để đổi sang dùng các loại thuốc thảo dược, thuốc dân gian trong điều trị đái tháo đường. Đây là những thuốc chưa được kiểm chứng về độ an toàn, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm trong khi triệu chứng của tiểu đường cũng không được cải thiện.

Qua bài viết trên có thể thấy rằng xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và theo dõi chỉ số đường huyết. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện xét nghiệm này. Để được tư vấn kỹ hơn về xét nghiệm HbA1c và các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh lý đái tháo đường, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ đặt lịch khám cùng các bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bên cạnh dịch vụ thăm khám và lấy mẫu xét nghiệm tại viện, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ này đem đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, chờ đợi kết quả. Thêm vào đó lấy mẫu xét nghiệm tại nhà còn rất phù hợp cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển và những người mắc bệnh mạn tính cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ.

Để đặt lịch khám và lấy mẫu xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.