So sánh sốt phát ban và sởi

Sởi là bệnh có thể điều trị tại nhà khi không có biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị sởi nhanh khỏi cần phải phát hiện sớm bệnh, điều trị và chăm sóc đúng cách.

So sánh sốt phát ban và sởi

Điểm khác của sởi với sốt phát ban

Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh sởi bùng phát thành dịch. Đặc điểm của vi rút sởi là khả năng lây lan bệnh rất nhanh, một đứa trẻ chưa tiêm sởi tiếp xúc với trẻ đang mắc sởi nguy cơ mắc tới gần 100%.

Theo ghi nhận của phóng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương số ca bệnh nhi nhập viện điều trị sởi do biến chứng bắt đầu tăng. Tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện hiện đang điều trị cho khoảng 15 - 20 trẻ mắc sởi.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I từ đầu năm 2019 đến nay số lượng bệnh nhi nhập viện do biến chứng của sởi vẫn ở mức cao (không tăng và cũng không giảm).

Hiện khoa đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhi mắc sởi, đa phần các bệnh nhi gặp biến chứng viêm phổi. Trước đó, vào cuối năm 2018 đã có một trường hợp bệnh nhi gặp biến viêm não, một biến chứng hiếm gặp. Rất may mắn bệnh nhân đã được cứu sống, tuy nhiên có để lại di chứng về chậm phát triển trí tuệ.

Theo chuyên gia chuyền nhiễm sởi nếu như không có biến chứng có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cần phải nhận biết sớm triệu chứng của bệnh, do bệnh có thể nhầm lẫn với sốt phát ban thông thường.

Ths.Bs Đỗ Thiện Hải - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, tất cả các bệnh sốt phát ban đều có đặc điểm sốt rất cao. Bệnh sởi là bệnh sốt phát ban, nhưng phát ban của sởi có đặc điểm khác so với sốt phát ban thông thường.

Thứ nhất, nốt ban của sởi trình tự mọc ban từ sau tai lan ra mặt - lưng, sau từ 2 - 3 ngày ban sẽ lan ra toàn thân. Khi thấy trẻ sốt cao buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều các ban lan ra mặt và ngực thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới sởi. Còn sốt phát ban thông thường thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.

Đặc điểm thứ 2, để nhận ra trẻ mắc sởi sớm vào ngày thứ 2 trẻ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có rỉ mắt nhiều hơn.

Điểm thứ 3, khi trẻ mắc sởi thường kèm thêm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do bị viêm long đường hô hấp.

Trẻ bị sốt phát ban thông thường sẽ không có viêm kết mạc và viêm long đường hô hấp.

Bác sĩ Hải khuyến cáo: "Khi nhiễm virút sởi khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nhất nhanh, bệnh nhân dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác".

Một số nhiễm trùng hay gặp phải khi trẻ mắc sởi như, viêm phổi rất nặng, tiêu chảy kéo dài. Trước đây, khi chương trình uống vitamin A chưa được rộng rãi trẻ mắc sởi còn dễ bị khô giác mạc, mờ mắt không hồi phục…

Chăm sóc trẻ bệnh sởi tại nhà

Cũng theo bác sĩ Hải để tránh biến chứng do vi rút sởi khi chăm sóc trẻ tại nhà cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Hạ sốt đúng cách cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định 10g - 15g/kg, uống 5 - 6 tiếng cho trẻ uống/lần. Chỉ uống thuốc khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, trả sốt dưới 38,5 độ không cần phải dùng thuốc. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Vệ sinh sạch sẽ, ngày vệ sinh 3 - 4 lần mũi, họng để phòng biến chứng. Do vi rút sởi gây tổn thương đường hô hấp nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra biến chứng viêm phổi.

Mắc sởi trẻ bị suy giảm miễn dịch do vậy nơi ở của trẻ phải sạch và ít người thăm hỏi trẻ để tránh bội nhiễm thêm các bệnh cơ hội.

Lưu ý, khi trẻ mắc sỏi vẫn cần phải tắm hàng ngày bằng nước ấm. Nhiều gia đình kiêng nước, không tắm khiến cho vi khuẩn trên da rất nhiều trẻ ngứa gãi bội nhiễm gây nhiễm trùng.

Ăn uống, nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu đủ chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Hạn chế, cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị dị ứng như tôm, cua…

"Khi con có vấn đề bất thường nên đi khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách cho trẻ.

Với những cơ địa đặc biệt như, trẻ 3 - 4 tháng, trẻ béo phì, trẻ bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân thận… cần phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và chăm sóc", bác sĩ Hải nói.

Các phòng sởi đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng đủ mũi vắc xin cho trẻ nhỏ. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không nhớ rõ đã tiêm hay chưa thì nên đi tiêm bổ sung.

Sưu tầm

Bùi Nguyễn Anh Thư

Nguồn tin : https://tintuc.vn/3-trieu-chung-giup-phat-hien-benh-soi-som-phan-biet-soi-voi-sot-phat-ban-post467652?utm_source=tkdpc&utm_medium=ads2&gclid=CjwKCAjw5vz2BRAtEiwAbcVIL2bea7o7CFaheW-tjoHbABC9RJ3YkmnN_vQ9BGDdcO2ifu651N6JVxoCfAAQAvD_BwE

Chào bạn. Rất chia sẻ với lo lắng của bạn vì hiện nay tại TP.HCM và Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang ở mức cao, trong khi đó sởi có nguy cơ bùng phát trận dịch lớn do tỷ lệ tiêm chủng thấp và khan hiếm nguồn vắc xin ở nhiều nơi.

Sởi, sốt xuất huyết và sốt phát ban đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có chung biểu hiện gần giống nhau là các nốt đỏ trên da. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh là các loại vi rút khác nhau. Sốt phát ban hầu hết do nhiễm vi rút hô hấp và đa số lành tính. Sởi do vi rút sởi (thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra. Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra, lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti.

Nốt ban sởi có dạng sẩn, gồ lên mặt da, thường xuất hiện vào ngày sốt thứ 4, bắt đầu sau tai và lan ra mặt, xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Kèm theo đó là trẻ sốt cao (trên 38,5 độ C), mắt đỏ, kèm nhèm, sổ mũi và ho. Các nốt ban sởi gây ngứa và khó chịu cho trẻ; khi ban sởi lan đến chân thì sốt cũng giảm dần. Ban sởi biến mất theo thứ tự đã nổi lên, để lại những vết thâm trên da gọi là “vằn da hổ”. Nếu ban sởi lặn hết nhưng trẻ tiếp tục sốt cao, phụ huynh cần theo dõi các biến chứng do sởi như viêm não, viêm phổi, viêm loét giác mạc, tiêu chảy, loét miệng khiến trẻ ăn uống kém…

Trường hợp con gái của bạn sốt nhẹ và ban nổi đồng loạt khắp người thì nhiều khả năng bé không mắc sởi mà có thể là sốt phát ban hoặc sốt xuất huyết.

Khi bị sốt phát ban, đa phần khi hết sốt, các nốt ban sẽ xuất hiện, có dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da như ban sởi, thường không để lại dấu tích sau khi lặn đi. Những nốt ban này dễ nhầm với chấm đỏ li ti khi bị sốt xuất huyết.

Để phân biệt, phụ huynh có thể dùng ngón cái và ngón trỏ căng vùng da quanh nốt phát ban. Nếu lúc đó chấm đỏ mất đi nhưng khi buông tay chấm đỏ xuất hiện ngay, thì đây là dấu hiệu của sốt phát ban. Nếu căng da nhưng vẫn thấy chấm đỏ li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, thì đây là dấu hiệu của sốt xuất huyết.

So sánh sốt phát ban và sởi

Trẻ đến khám và điều trị bệnh hô hấp tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Ảnh: BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Ngoài ra, một trong những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột và khó hạ khi dùng thuốc hạ sốt. Khi sốt bắt đầu giảm, xuất hiện những chấm xuất huyết trên da, môi khô đỏ tươi do hiện tượng cô đặc máu, có thể chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, đau nhức người, đau hốc mắt, tiêu chảy. Sốt xuất huyết có thể nặng hơn từ ngày thứ 3, cần theo dõi kỹ nếu thấy các dấu hiệu như lừ đừ, tay chân lạnh, nằm một chỗ, nôn ói… thì cần đưa bé nhập viện. Xét nghiệm công thức máu sẽ phát hiện bạch cầu và tiểu cầu giảm, tốc độ lắng máu tăng.

Ở thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đang có nguy cơ bùng phát dịch sởi do khan hiếm vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn 95%, do vậy phụ huynh có thể đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để được bổ sung đầy đủ vắc xin sởi như MVVac (Việt Nam), MMR II (Mỹ), Priorix (Bỉ). Hiện Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, kể cả các vắc xin khan hiếm với giá bình ổn và nhiều chính sách ưu đãi.

Với bệnh sốt xuất huyết và sốt phát ban, Việt Nam vẫn chưa có vắc xin nên phụ huynh cần cho bé ngủ mùng, tránh bị muỗi đốt. Những biến chứng của sởi và sốt xuất huyết đều rất nặng và diễn tiến cấp tính, phụ huynh cần theo dõi kỹ để nhanh chóng đưa bé nhập viện, điều trị kịp thời.