So sánh thủy đậu và đậu mùa

Đậu mùa khỉ và thuỷ đậu đều là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra và có nhiều triệu chứng khá giống nhau, gây nên nhầm lẫn bệnh lý. Vì vậy, cần phân biệt rõ hai căn bệnh này để có các biện pháp phòng ngừa và phác đồ chữa trị hiệu quả. Theo dõi bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ để nắm được cách phân biệt đậu mùa khỉ và thuỷ đậu đơn giản nhất.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus Monkeypox, thuộc nhóm Orthopoxvirus – cũng có liên quan cấu trúc với virus varicella-zoster gây bệnh Thủy đậu thuộc Họ Herpesviridae. Chính vì có liên quan cấu trúc nhóm virus gây bệnh, nên phần biểu hiện triệu chứng của hai loại bệnh này thoạt nhìn có vẻ giống nhau, nhưng thực tế vẫn sẽ có sự khác biệt. Tháng 11/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên “mpox” cho loại virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ này. Và bệnh đậu mùa khỉ ít phổ biến hơn và thường gặp ở vùng châu Phi.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi và xuất hiện các mẩn đỏ trên da trông giống như thuỷ đậu. Tuy nhiên, mẩn đỏ của bệnh đậu mùa khỉ sẽ có sự khác biệt là:

  • Xuất hiện phát ban, và tiến triển từ dạng dát (macular) hoặc dạng sẩn (papular) sang dạng mụn nước hoặc mụn mủ chắc.
  • Hình dáng các nốt mụn nước/ mủ có thể nằm sâu, lõm xuống và sau đó đóng vảy.
  • Điểm đặc biệt là có nổi hạch thường gặp ở bệnh đậu mùa khỉ, mà ở Thủy đậu là hiếm có xảy ra.

\>> Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà
  • Dấu hiệu nhận biết đậu mùa khỉ? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
  • Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
    So sánh thủy đậu và đậu mùa
    Bệnh đậu mùa khỉ là gì?(Nguồn: Internet)

Bệnh thủy đậu là gì?

Thuỷ đậu (chickenpox) là loại bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt nước bọt li ti trong không khí (do người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch ở nốt phỏng.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thuỷ đậu thường là nhức đầu nhẹ và sốt nhẹ. Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 7 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus, khoảng 24 đến 36 giờ trước khi các thương tổn da xuất hiện. Trong vòng vài giờ, tổn thương da phát triển thành các vết sẹo có hình dạng đặc trưng, dạng phỏng nước gây ngứa nhiều và xuất hiện trên nền da đỏ.

Nhận biết đậu mùa khỉ và thủy đậu dựa trên đường lây truyền bệnh

Đậu mùa khỉ và thuỷ đậu có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau, cụ thể như sau:

Đường lây truyền của bệnh thủy đậu:Đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ:Bệnh thủy đậu chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua các giọt nước bọt li ti trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Ngoài ra, nếu tiếp xúc gần với người bệnh khi các vết mụn nước bị vỡ thì người khoẻ mạnh cũng sẽ bị virus tấn công.– Lây từ động vật sang người: Vi-rút đậu mùa khỉ có thể được truyền qua khi tiếp xúc với động vật nhiễm vi-rút hoặc thông qua việc tiếp xúc gần với các vết thương như vết cắn hoặc xước từ động vật đã nhiễm vi-rút. – Lây truyền qua sản phẩm từ động vật: Người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các sản phẩm từ động vật nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ như: thịt động vật nhiễm bệnh, sản phẩm từ da động vật. – Lây truyền từ mẹ sang thai nhi: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây bệnh cho thai nhi, gây nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh cho thai nhi. – Lây truyền qua vật dụng cá nhân: Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể phát tán vi-rút ra các vật dụng cá nhân. Nếu người khỏe mạnh sử dụng chung các vật dụng này thì khả năng nhiễm bệnh rất cao.Bảng so sánh đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu.

\>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

So sánh thủy đậu và đậu mùa
Đường lây truyền của đậu mùa khỉ và thuỷ đậu (Nguồn: Internet)

Điểm giống nhau của đậu mùa khỉ và thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu và bệnh đậu mùa khỉ có những điểm giống nhau:

  • Đều là các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Đây đều là bệnh cấp tính, triệu chứng xuất hiện nhanh chóng sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Cả hai bệnh đều lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với giọt bắn từ hô hấp của người bệnh, tiếp xúc với dịch tiết nhiễm virus hoặc lây truyền gián tiếp nếu tiếp xúc với đồ vật của người nhiễm bệnh.
  • Có thời kỳ bệnh tương đồng: Đậu mùa khỉ và thủy đậu đều có các thời kỳ ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.
  • Cả hai bệnh đều có diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dạng dát, sẩn (chấm) sang dạng mụn nước và dạng mụn mủ, đóng mài và bong mài.

Mặc dù có một số điểm tương đồng về mặt lâm sàng nhưng đậu mùa khỉ và thủy đậu vẫn có nhiều điểm khác biệt như sau:

Phân biệt từ virus gây bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ được gây ra bởi vi-rút đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) thuộc họ Orthopoxvirus. Đây là một loại vi-rút khác biệt hoàn toàn so với vi-rút gây bệnh đậu mùa (Varicella Zoster virus).

Còn bệnh thuỷ đậu do vi-rút Varicella Zoster (Varicella-Zoster virus) thuộc họ Herpesvirus gây ra. Dựa trên phân tích lâm sàng, bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ và bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu thường có các triệu chứng và diễn tiến tổn thương da khác nhau.

\>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

So sánh thủy đậu và đậu mùa
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Sự khác biệt về thời kỳ ủ bệnh

Đậu mùa khỉ:

Thời kỳ ủ bệnh của đậu mùa khỉ kéo dài trong khoảng từ 5 đến 21 ngày. Sau khi tiếp xúc với vi-rút đậu mùa khỉ, bệnh nhân có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong khoảng thời gian này.

Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân có thể bị sốt cao trong khoảng từ 1 đến 5 ngày tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng người. Ngoài ra, sốt có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi.

Thuỷ đậu:

Sau khi tiếp xúc với vi-rút thủy đậu, bệnh nhân thường sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh trong khoảng từ 4 đến 7 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện rõ ràng nào. Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân thủy đậu thường sẽ bắt đầu có sốt trong khoảng từ 1 đến 2 ngày.

Người mắc bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Như đã đề cập ở trên, người mắc bệnh thủy đậu có thể lây truyền bệnh cho người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vết thương hoặc tiếp xúc với vi-rút trong không khí.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể bị lây virus nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vết thương, qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh khi ho hoặc hắt hơi hoặc nói chuyện. Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, quần áo, đồ chơi của người mắc bệnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không may nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cũng có khả năng lây truyền cho thai nhi. Trẻ sơ sinh tiếp xúc da kề da với mẹ cũng sẽ bị lây nhiễm virus.

Triệu chứng của đậu mùa khỉ và thuỷ đậu cũng khác nhau

Bệnh đậu mùa khỉ:

Ở bệnh đậu mùa khỉ, phát ban thường xuất hiện dưới dạng mụn nước và mụn mủ cùng lúc. Bệnh đậu mùa khỉ thường diễn tiến chậm hơn so với thuỷ đậu. Các tổn thương có thể tiếp tục xuất hiện trong khoảng thời gian dài.

Tổn thương của đậu mùa khỉ có thể xuất hiện trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn và thậm chí có thể gặp ở niêm mạc mắt và miệng. Các tổn thương của đậu mùa khỉ thường lớn hơn và có xu hướng để lại sẹo. Đặc biệt, bệnh nhân thường có sốt và nổi hạch toàn thân.

\>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

So sánh thủy đậu và đậu mùa
Phân biệt triệu chứng đậu mùa khỉ và thuỷ đậu (Nguồn: Internet)

Bệnh thuỷ đậu:

Ở thuỷ đậu, phát ban xuất hiện trên mặt và thân trước, sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Các tổn thương xuất hiện trong thời gian ngắn, thường là trong vài giờ đến vài ngày sau khi bệnh bắt đầu. So với đậu mùa khỉ, tổn thương của thuỷ đậu thường nhỏ hơn và ít để lại sẹo. Bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu thường bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.Trên đây là cách phân biệt đậu mùa khỉ và thuỷ đậu mà Hoàn Mỹ đã cung cấp chi tiết, hy vọng các thông tin này giúp ích cho mọi người. Để không bỏ lỡ các kiến thức y học mới nhất, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, nếu cần tư vấn hoặc đặt lịch khám tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY. Đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thủy đậu và đậu mùa khác nhau như thế nào?

2 loại bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra. Thủy đậu là do virus Varicella Zoster, đậu mùa là do Variola virus gây nên. Các nốt đậu mùa nhỏ hơn, lượng dịch trong các nốt mụn ít hơn.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng mấy?

Bệnh thủy đậu xảy ra vào tháng mấy? Trẻ mắc bệnh thủy đậu thường từ tháng 2 đến tháng 6, đặc biệt là tháng 3 và tháng 4 trong năm. Đây là khoảng thời gian mà độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây bệnh.

Bệnh đậu mùa tên gọi khác là gì?

Đậu mùa có tên gọi tiếng Latinh là variola hay variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là "có nốt", hoặc varus, nghĩa là "mụn nhọt". Trong tiếng Anh, danh từ "smallpox" được sử dụng đầu tiên vào thế kỷ 15 để phân biệt với biến dạng "great pox" (bệnh giang mai).

Bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng gì?

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.