Soạn bài chữa lỗi quan hệ từ lớp 7 năm 2024

Soạn bài lớp 7: Quan hệ từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài quan hệ từ

  1. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Quan hệ từ

Câu 1. Xác định quan hệ từ

Câu a) Từ của

Câu b) Từ như

Câu c) Cụm từ bởi … nên

Câu d) Từ nhưng

Câu 2.

  1. Dùng để liên kết ngữ với ngữ: Đồ chơi của chúng tôi = > quan hệ sở hữu.
  1. Dùng để liên kết từ với từ: Đẹp như hoa = > quan hệ so sánh.
  1. Dùng để nối hai vế trong câu ghép = > quan hệ nguyên nhân kết quả
  1. Dùng để nối hai câu đơn = > quan hệ đối lập

2. Sử dụng quan hệ từ

Câu 1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?

Những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ là: b, d, g, i

Những trường hợp không cần dùng quan hệ là: a, c, e, h

Câu 2. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau: Nếu … thì Hễ … thì Vì … nên Sở dĩ … là gì Tuy … nhưng

Câu 3. Đặt câu với cặp từ quan hệ từ vừa tìm được.

Nếu tôi chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thi đậu

Vì không có đủ tiền mua sách nên tôi phải dùng bản phô tô

Tuy tôi không giàu có nhưng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn

Sỡ dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười là vì Nam quá ham chơi và lười học.

II. Luyện tập

Câu 1. Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là: Của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

Câu 2. Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi và nó ít gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nêu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái mặt nó, cái mặt nó biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)

Câu 3. Câu đúng là: b, d, g, i, k, l. Câu sai là: a, c, e, h.

Câu 4. Chủ đề đoạn văn do em tự chọn, đoạn văn có thể viết theo lối biểu cảm hoặc miêu tả, tự sự không nên viết quá dài.

Bữa tối nhà em

Nhà em có 4 người: Ba mẹ, anh em và em. Ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em và em đi học. Vì vậy cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc ở cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học ở trường. Cả chú chó mực và cô mèo mướp cũng vểnh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.

Câu 5.

- Nó gầy nhưng khỏe - > chú ý sự khỏe của nó - > Ý khen

- Nó khỏe nhưng gầy - > chú ý sự gầy của nó - > Ý chê.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Quan hệ từ bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Quan hệ từ

Để học tốt môn Văn lớp 7, mời các bạn truy cập chuyên mục: Ngữ Văn 7 của VnDoc. Chuyên mục này được chúng tôi tổng hợp những tài liệu thiết yếu nhất, như văn mẫu, soạn văn 7, soạn bài ngắn gọn và siêu ngắn. Mời các bạn tham khảo

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Hướng dẫn soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ giúp các em thấy được những lỗi cần tránh trong quá trình sử dụng các quan hệ từ. Ngoài ra, bài soạn còn giúp các em giải quyết các dạng câu hỏi trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em có quá trình soạn bài thật tốt, để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả.

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trong việc ứng dụng quan hệ từ, cần tránh các sau:
    • Thiếu quan hệ từ
    • Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
    • Thừa quan hệ từ
    • Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

2.1. Lỗi thiếu quan hệ từ

Câu 1. Hai câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Chữa lại các câu trên cho đúng

(1) Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.

(2) Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, ngày nay không đúng.

  • Hai câu trên sai vì thiếu quan hệ từ. Có thể chữa bằng cách thêm quan hệ từ:
    • (1) Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
    • (2) Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay không đúng.

2.2. Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Câu 1a. Nhận xét về việc dùng các quan hệ từ "và", "để" trong hai câu sau. Có thể thay từ và, để bằng quan hệ từ gì cho phù hợp với mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu?

(1) Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

(2) Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

  • Các quan hệ từ "và", "để" dùng không đúng nghĩa, không thể hiện chính xác mối quan hệ giữa các thành phần câu.
  • Chữa
    • Thay "và" bằng "nhưng": (1) Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
    • Thay "để" bằng "vì": Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

2.3. Lỗi thừa quan hệ từ

Câu 1. Phát hiện lỗi trong hai câu sau. Chữa lỗi để câu văn hoàn chỉnh.

  • Các câu trong SGK, tr. 106, 107 đưa ra thiếu chủ ngữ vì quan hệ từ đứng trước đã biến phần sau nó thành một cụm từ.

(1) Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

(2) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

  • Có thể sửa lại bằng cách bỏ quan hệ từ: "qua", "về" ở đầu các câu văn như sau:
    • (1) Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
    • (2) Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

2.4. Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Câu 1a. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao? Chữa lỗi.

(1) Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

(2) Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

  • Quan hệ từ có chức năng thiết lập quan hệ giữa các từ ngữ, các câu hoặc các đoạn. Khi đi kèm quan hệ từ chỉ có một thành phần mà không có thành phần khác để liên kết, thiết lập quan hệ thì việc dùng quan hệ từ bị xem như không có tác dụng liên kết.
  • Câu sai
    • Các câu ở trong mục này sai vì dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết và thiếu quan hệ từ, câu diễn đạt không rõ ràng.
      • (1) "Không những giỏi về môn toán", "không những giỏi về môn Văn"
        • Quan hệ từ "không những"… đòi hỏi phải có quan hệ từ "mà còn"… đi kèm.
        • Có thể chữa: Bạn ấy không những giỏi về môn toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác.
      • (2)… "không thích với chị".
        • Quan hệ từ "với" trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa "không thích" và "chị" là không hợp lí, không tương ứng với vế trước.
        • Có thể chữa: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữa lỗi về quan hệ từ để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng.

(1) Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.

(2) Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.

  • (1) Cặp quan hệ từ từ … đến;
  • (2) Quan hệ từ chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng: để / cho.

Câu 2. Nhận xét về cách dùng quan hệ từ và chữa lại các câu sau. Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh:

(1) Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

(2) Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

(3) Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

  • Đây là trường hợp dùng sai nghĩa của quan hệ từ, có thể thay "với" bằng "như", thay "tuy" bằng "dù", thay "bằng" bằng 'về".

(1) Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

(2) Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

(3) Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

  • Phân tích thành phần chủ ngữ – vị ngữ của các câu này, ta sẽ thấy chúng đều thiếu chủ ngữ.
  • Nguyên nhân dẫn đến thiếu chủ ngữ là việc dùng các quan hệ từ không đúng đã biến thành phần chủ ngữ của câu thành thành phần phụ trạng ngữ.
  • Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa:
    • (1) Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
    • (2) Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
    • (3) Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4. Các câu sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nếu sai, hãy sửa lại.

(1) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.

(2) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.

(3) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.

(4) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

(5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

(6) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

(7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

(8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

  • Các câu sai: (3), (5), (6), (8), có thể sửa như sau:

(3) Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người (bỏ từ cho)

(5) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình (sửa lại cụm bản thân của mình)

(6) Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo (bỏ từ của)

(8) Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).

4. Hỏi đáp về bài Chữa lỗi về quan hệ từ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.