Sốt bao nhiêu độ cần uống thuốc hạ sốt năm 2024

Sốt là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ bị sốt cũng phải uống thuốc hạ sốt. Phụ huynh cần hiểu đúng và có cách xử lý kịp thời nhằm giúp con vượt qua cơn sốt hiệu quả.

1 Trẻ chỉ thật sự bị sốt từ 38 độ C

Không ít bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C nên lập tức cho con uống thuốc hạ sốt . Trên thực tế, thân nhiệt của trẻ ở nhiệt độ này chưa thật sự được coi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37 độ C đến 37,8 độ C. Như vậy, trẻ bị sốt 38 độ C mới thật sự cần đến điều trị y khoa.

Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Cụ thể, trẻ chỉ thật sự bị sốt khi:

  • Nhiệt độ ở miệng > 37,5 độ C
  • Nhiệt độ ở nách > 37,2 độ C
  • Nhiệt độ ở tai > 38 độ C
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38 độ C
2Sốt là phản ứng của cơ thể khoẻ mạnh

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus , vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Chính vì vậy, nếu nhận thấy trẻ bị sốt dưới 38 độ C thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.

Những cơn sốt có khả năng kéo dài từ 2 - 3 ngày. Mặt khác, cha mẹ có thể nhận biết độ nặng hay nhẹ của sốt thông qua hành vi của trẻ. Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn linh hoạt, có thể ăn uống và vận động vui chơi nhẹ nhàng được thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Dấu hiệu sốt chỉ nguy hiểm khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, li bì, co giật.

Hành vi của trẻ còn biểu hiện rõ nhất những tổn thương gây ra bởi sốt. Trẻ bị sốt 39 độ C (hay ở mức dưới 40 độ C) thường không để lại hậu quả kéo dài đáng kể, cơ chế ổn định nhiệt độ của não sẽ giúp cơ thể kiểm soát phần nào những cơn sốt ở dưới mức nhiệt này. Sốt cũng là biểu hiện cơ thể khỏe mạnh.

3 Trẻ Khi nào cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Tuy nhiên, không nên tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ sử dụng vì hiệu quả sẽ không tăng thêm, nhưng lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan.

Khi trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch cho trẻ lúc này là không cần thiết. Truyền dịch chỉ được bác sĩ chỉ định đối với trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong cơ sở y tế.

4Xử lý đúng cách khi trẻ bị sốt 38 độ C
  • Giữ nhiệt độ phòng nơi trẻ nghỉ ngơi luôn thoáng mát
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ thoáng khí
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây và dung dịch điện giải
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi không hoạt động quá sức
  • Uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ C và trẻ có biểu hiện mệt mỏi, kích thích quấy khóc
  • Trẻ bị sốt cần được tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng mất đi.
5Những trường hợp cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế

Phụ huynh cần đưa trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị sốt khi chưa được 2 tháng tuổi.
  • Sốt trên 40 độ C.
  • Trẻ quấy khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
  • Trẻ khóc mỗi khi cử động hoặc khi cha mẹ chạm vào.
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Có dấu hiệu cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da.
  • Khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi trẻ.
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn, không bú được, không uống nước được.
  • Nôn ói nhiều.
  • Tiêu ra máu, ói ra máu.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ trông rất yếu ớt và suy kiệt.

Đặc biệt vào mùa dịch bệnh, thời tiết thay đổi thất thường, trẻ có nguy cơ mắc phải các loại bệnh và dẫn đến sốt. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý triệu chứng trẻ bị sốt từ 38 độ để kịp thời xử lý hoặc đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám nhi khoa tân phú SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Sốt bao nhiêu độ cần uống thuốc hạ sốt năm 2024

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP & BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.

Sốt bao nhiêu độ cần uống thuốc hạ sốt năm 2024
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED

Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)

Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.

Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Bé sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc hạ sốt?

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt. Đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng của thuốc. Liều lượng thuốc phải phù hợp với cân nặng của trẻ. Sau ít nhất 4 - 6 giờ mới được sử dụng thuốc lần 2 nếu trẻ còn sốt.

Sốt 38 độ nên uống thuốc gì?

- Khi thân nhiệt trên 38.5 độ C hãy: uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng, tuân thủ khoảng cách 4 - 6 giờ/lần uống. - Bù nước bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước hoa quả, dung dịch điện giải theo đúng liều lượng quy định, nếu là trẻ nhỏ hãy cố gắng cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.

Bé 11 kg uống bao nhiêu thuốc hạ sốt?

Trẻ dưới 3 tháng tuổi nặng từ 2,7 đến 5,3 kg cho trẻ dùng 40mg mỗi 6 giờ Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi nặng từ 5,4 đến 8,1 kg cho trẻ dùng 80mg trong mỗi 6 giờ Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nặng từ 8,2 đến 10,8 kg cho trẻ dùng 120mg trong mỗi 6 giờ.

Sốt 39 độ là sốt gì?

- Sốt mức trung bình: Thân nhiệt tầm 39°C. - Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C. Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.