Sự khác nhau giữa can và could

CAN VÀ COULD KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO? DÙNG MỖI TỪ RA SAO MỚI ĐÚNG?

Thứ Sáu, 05/04/2019

Can và could đều được dịch ra nghĩa tiếng Việt là ‘có thể’. Nhiều người vẫn luôn cho rằng đây chỉ là những từ căn bản, không khó khăn nhưng thực tế khi sử dụng, ghép vào các mẫu câu thì vẫn lúng túng. Mỗi một từ lại có nhiệm vụ riêng của mình và cách dùng phân biệt không giống nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó.

Cách dùng Can và Could trong các trường hợp đưa ra yêu cầu, xin phép

1. Khi xin phép và cho phép
- Chúng ta thường dùng can khi xin phép hoặc cho phép ai đó làm gì.
Ví dụ:
Can I ask you something? ~ Yes, of course you can. (Tớ có thể hỏi cậu điều này được không? ~ Được chứ, đương nhiên là được rồi.)
You can go now if you want. (Giờ cậu có thể đi nếu cậu muốn.)

- Can't thường được dùng khi từ chối không cho ai làm gì. (Thường đi kèm các cụm từ khác để giảm mức độ gay gắt.)
Ví dụ:
Can I have some more cake? (Tớ ăn thêm bánh được không?)
No, I'm afraid you can't. (Không, tớ e là không được đâu.)

- Chúng ta cũng có thể dùng could khi xin phép, cách dùng này lịch sự hơn và trang trọng hơn so với dùng can. Tuy nhiên chúng ta không dùng could khi cho phép hoặc từ chối không cho ai làm gì.
Ví dụ:
Could I ask you something? ~ Yes, of course you can. (Tớ có thể hỏi cậu điều này được không? ~ Được chứ, đương nhiên là được rồi.)
KHÔNG DÙNG: Yes, of course you could.

- May might cũng được dùng khi xin phép hoặc cho phép ai làm gì. Chúng mang tính trang trọng hơn so với can could.

2. Can và Could khi nói về các quy định
Can could cũng được dùng để nói về sự cho phép hoặc cấm đoán đã được quy định sẵn, và về những điều được phép làm hoặc không được phép làm theo luật. (Lưu ý maymight thường không được dùng khi nói về luật lệ.)
Ví dụ:
She said I could come as often as I liked. (Cô ấy nói tớ có thể đến thường xuyên theo ý tớ.)
Can everybody park here? (Mọi người có được phép đỗ xe ở đây không?)
KHÔNG DÙNG: May everybody park here?

3. Các trường hợp không dùng could trong quá khứ
Khi nói về các sự kiện trong quá khứ, chúng ta dùng could khi nói về việc ai đó được phép làm gì bất kể lúc nào, nhưng không dùng could khi nói về việc ai đó có thể làm gì trong một hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
When I was a kid, I could watch TV whenever I wanted to. (Khi tớ còn nhỏ, tớ có thể xem TV lúc nào tớ thích.)
Yesterday evening, Peter was allowed to watch TV for an hour. (Tối qua, Peter được phép xem TV 1 tiếng.)
KHÔNG DÙNG: Peter could watch TV for an hour.

-Tuy nhiên, couldn't có thể được dùng để nói về việc ai đó không thể làm gì trong hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
Peter couldn't watch TV yesterday because he was naughty. (Peter không được phép xem TV ngày hôm qua vì cậu bé quá nghịch ngợm.)

- Sự khác biệt giữa couldwas/were allowed cũng tương tự như sự khác biệt giữa could was/were able to.

4. Could trong câu điều kiện
Could có thể được dùng trong câu điều kiện với nghĩa tương tự như would be allowed.
Ví dụ:
He could borrow my car if he asked. (Anh ấy có thể mượn xe của tớ nếu anh ấy hỏi mượn.)

Could have + phân từ quá khứthì có nghĩa tương tự nhưwould have been allowed.
Ví dụ:
I could have kissed her if I had wanted to. (Tớ đã có thể hôn cô ấy nếu tớ muốn.)

5. Cách dùng can và could khi đưa ra đề nghị
Chúng ta có thể dùng can khi đề nghị muốn làm gì đó cho ai.
Ví dụ:
Can I carry your bag? (Tớ xách túi cho cậu nhé?)
I can baby-sit for you this evening if you like. ~ No, it's alright, thanks. (Tớ có thể trông con cho cậu tối nay nếu cậu muốn. ~ Không cần đâu, cám ơn cậu.)

Chúng ta cũng có thể dùng could nếu muốn làm cho lời đề nghị nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ:
I could mend your bycile for you, if that would help. (Bác có thể sửa xe cho cháu, nếu như điều đó có thể giúp được phần nào.)

6. Cách dùng can và could khi đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, gợi ý
Chúng ta có thể dùng can could để yêu cầu hoặc bảo ai đó làm gì. Could thì mang tính trang trọng hơn, lịch sự và nhẹ nhàng hơn, và thường được dùng để đưa ra gợi ý.
Ví dụ:
Can you put the children to bed? (Anh cho lũ trẻ đi ngủ được không?)
Could you lend me fivepounds until tomorrow? (Cậu cho tớ vay 5 pao đến mai được không?)
Do you think you could help me for a few minutes? (Cậu xem có thể giúp tớ vài phút được không?)
When you've finished the washing-up you can clean the kitchen. Then you could iron the clothes if you like. (Sau khi giặt đồ xong con có thể lau bếp. Sau đó có thể ủi đồ nếu con muốn.)
If you haven't got anything to do you could sort out your photos. (Nếu cậu không có gì để làm thì cậu có thể sắp xếp lại những bức ảnh.)

7. Cách dùng could khi phê phán, chỉ trích
Could có thể được dùng để phê phán, chỉ trích ai đó vì đã không làm gì.
Ví dụ:
You could ask before you borrow my car. (Cậu nhẽ ra nên hỏi trước khi mượn xe của tớ.)
Could have + phân từ quá khứcó thể được dùng để phê phán, chỉ trích những hành động trong quá khứ.
Ví dụ:
You could have told me you were getting married. (Cậu nhẽ ra nên nói với tớ là cậu sắp kết hôn chứ.)

8. Could trong câu gián tiếp
Could được dùng trong câu gián tiếp ở quá khứ, khi can được dùng trong câu trực tiếp.
Ví dụ:
A: Can you give me a hand? (Cậu có thể giúp tớ 1 tay không?)
B: What? ( Gì cơ?)
A: I asked if you could give me a hand? (Tớ hỏi xem liệu cậu có thể giúp tớ một tay được không?)

Tại sao lại học tiếng Anh trên website ?

là website học tiếng Anh online hàng đầu tại Việt Nam với hơn 1 triệu người học hàng tháng. Với hàng ngàn bài học bằng video và bài tập về tất cả các kỹ năng như phát âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và nâng cao, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc etc... website sẽ là địa chỉ tin cậy cho người học tiếng Anh từ trẻ em, học sinh phổ thông, sinh viên và người đi làm.

Bài học tiếp:

Can và Could khi đi với các động từ tri giác Cách dùng Can't help Phân biệt Take care (of), Care (about) và Care for Phân biệt become, get, go, grow... khi nói đến sự thay đổi Phân biệt City và Town

Bài học trước:

Các trường hợp dễ nhầm lẫn khi dùng Can và Could nói về khả năng Cách dùng Can và Could khi nói đến khả năng Sơ lược về Can và Could Cách dùng nội động từ Call Phân biệt By và With

Học thêm Tiếng Anh trên

Luyện Thi TOEIC Học Phát Âm tiếng Anh với giáo viên nước ngoài Luyện Thi B1 Tiếng Anh Trẻ Em

1. Can và be able to: (ở “hiện tại” hoặc “tương lai”)

* Cách dùng chung:

– Để chỉ một việc gì đó là khả dĩ.

E.g: You can see the sea from our bedroom window.(Từ cửa sổ phòng ngủ của chúng ta em có thể nhìn thấy biển).

– Có khả năng làm một việc gì đó

E.g: Can you speak any foreign language?(Bạn có nói được ngoại ngữ nào không?)

– I’m afraid I can’t come to your party next Friday.(Tôi e rằng tôi không thể tới dự bữa tiệc của anh vào thứ sáu tới.)

– “Be able to” có thể thay thế được cho “can”, nhưng “can” thì thường gặp hơn.

E.g: Are you able to speak any foreign languages?(Anh nói được ngoại ngữ nào không?)

* Cách dùng riêng:

– “can” chỉ có hai thể: “can” (hiện tại) và “could” (quá khứ) =>Vì vậy đôi khi phải sử dụng “be able to”:

E.g: I can’t sleep recently=> SAI vì “recently”(gần đây) là trạng từ chỉ thời gian của thì hiện tại hoàn thành, mà “can” không có ở thì này. Sửa ĐÚNG: I haven’t been able to sleep recently

(Gần đây tôi bị mất ngủ)

– Tom might not be able to come tomorrow.(Ngày mai có thể Tom không đến được) =>“can” không có thể nguyên mẫu

– “ can” dùng để xin phép hoặc cho phép

E.g: “Can I go out?”(Em có thể ra ngoài được không ạ?) =>xin phép

“You can go.”(Em được phép ra ngoài) =>cho phép

Sự khác biệt giữa Có thể và Có thể

Mặc dù là một vài động từ phương thức được biết đến nhiều nhất trong tiếng Anh có thể và có thể được nhiều người dùng công nhận, nhưng cần phải nhớ rằng có

Sự khác nhau giữa can và could

Cách dùng Can, Could và Be able to trong tiếng Anh

Cách dùng “Can”

“Can” có nghĩa là có khả năng, năng lực. Phủ định của “can” là “cannot”.

Cấu trúc câu: S + can + Vinf + O.

Dùng để chỉ một việc nào đó có thể xảy ra.

E.g: The bad thing can happen. (Điều tồi tệ có thể xảy ra.)

Chỉ khả năng có thể làm được việc gì đó.

E.g:

She can bring a heavy bag. (Cô ấy có thể mang một cái túi nặng.)

He can swim. (Anh ấy có thể bơi.)

Trong văn nói, “Can” được dùng để chỉ sự cho phép, xin phép một việc gì đó.

E.g:

You can eat that cake. (Bạn có thể ăn cái bánh đó.)

Can I ask you some questions? (Tôi có thể hỏi bạn một số câu hỏi không?)

Can you give me a hand? (Bạn có thể giúp tôi không?)

Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception), “Can” cho một ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).

E.g:

Listen! I think I can hear the sound of the sea. (Nghe đi! Tôi nghĩ tôi có thể nghe tiếng của biển.)

I can smell something burned in the kitchen. (Tôi có thể ngưởi cái gì đó khét trong nhà bếp.)

Sự khác nhau giữa can và could

Cách dùng can, could và be able to

Cách dùng “Could”

“Could” là dạng động từ quá khứ của “Can”. Trong văn nói, “Could” được xem như có nhiều tính chất lịch sự hơn “Can”.

Chỉ một việc có lẽ sẽ xảy ra trong tương lai nhưng chưa chắc chắn.

E.g:

The winner in this game could be the Red team. (Đội chiến thắng trong trò chơi này có thể là đội đỏ.)

The competition could be happened soon. (Cuộc thi có thể diễn ra sớm.)

Diễn tả sự ngờ vực hay một sự phản kháng nhẹ nhàng.

E.g: I can’t believe what he promises. It could be a lie. (Tôi không thể tin được những gì anh ấy hứa. Đó có thể là một lời nói dối.)

“Could” được dùng trong câu điều kiện loại 2.

E.g: If I were you, I could take part in that event. (Nếu tôi là bạn, tôi có thể tham gia sự kiện này).

“Could” đặc biệt sử dụng với những động từ sau: see (nhìn), hear (nghe), smell (ngửi), taste (nếm), feel (cảm thấy), remember (nhớ), understand (hiểu).

E.g: When we went into the house, we could smell burning. (Khi chúng tôi đi vào nhà, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi cháy.)

Cách dùng “Be able to”

“Be able to” có thể được sử dụng thay thế cho “Can”, nhưng “Can” được dùng phổ biến hơn.

“Be able to” được dùng để chỉ những khả năng, năng lực nhất thời.

E.g:

  • He is not able to swim, the swimming pool is closed today. (Anh ấy không thể bơi vì hồ bơi đóng cửa hôm nay.)
  • He can’t play the piano, he has never learned how. (Anh ấy không thể chơi đàn piano bởi vì anh ấy chưa bao giờ học chơi cả.)

Dùng để chỉ sự thành công trong việc thực hiện hành động

E.g: I finished my work early and so I was able to go to the cinema with my friends. (Tôi hoàn thành công việc sớm nên tôi có thể đi đến rạp chiếu phim với bạn tôi.)

“Can” chỉ có 2 dạng là “Can” – hiện tại và “Could” – quá khứ. Vì thế, khi cần thiết chúng ta phải sử dụng “Be able to”.

E.g: I haven’t been able to sleep recently. (Gần đây tôi không thể ngủ được.)

Phân biệt “Can” và “Be able to” khi cả hai mang ý nghĩa diễn tả khả năng. “Can” để diễn tả ai có thể làm việc gì ở hiện tại, còn “be able to” diễn tả ai có thể làm gì trong tương lai.

  • I can play the violin.
  • She’ll be able to buy a new house next year.

Bên cạnh những cách sử dụng trên thì “Can” còn có một số cấu trúc đặc biệt, các bạn tham khảo nhé!

1. Phân biệt Can và Could

Trước hết, chúng ta hãy cùng bắt đầu ôn lại cấu trúc câu chứa ‘Can’ và ‘Could’ thông qua những ví dụ cụ thể bên dưới. Đây vốn là hai động từ Khiếm khuyết (Modal Verbs) nên động từ theo sau chúng chắc chắn phải ở dạng nguyên mẫu dù chủ ngữ có thay đổi như thế nào.

Khẳng định– She can solve problems effectively.
(Cô ấy có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.)
– When she was young, she could solve problems wisely.
(Khi bà ấy còn trẻ, bà ấy đã có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.)
Phủ định– Because of my hectic schedule, now I cannot/can’t do yoga regularly.
(Vì lịch trình bận rộn, bây giờ tôi không thể tập yoga đều đặn.)
– When I was young, because of my hectic schedule, I could not/couldn’t do yoga regularly.
(Khi tôi còn trẻ, vì lịch trình bận rộn, tôi đã không thể tập yoga thường xuyên.)
Nghi vấn Yes-No– Can you use photoshop?
(Bạn có thể sử dụng photoshop không?)
Yes, I can
No, I cannot/can’t
– Could you use photoshop when you first moved to that company?
(Bạn có thể sử dụng photoshop khi bạn mới chuyển đến công ty đó không?)
Yes, I could
No, I could not/couldn’t
Bảng ví dụ cấu trúc câu chứa ‘Can’ và ‘Could’

Bây giờ, ta hãy cùng nhau so sánh về chức năng của ‘Can’ và Could’ nhé!

1.1. Khác biệt khi nói về khả năng tự thân (abilities)

Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có chức năng diễn tả một khả năng xuất phát từ bản thân mỗi người, nói một cách gần gũi hơn là các tài năng, kỹ năng của họ. Tuy nhiên, giữa ‘Can’ và ‘Could’ có sự khác biệt về thời gian.
Cụ thể:

  • ‘Can’ diễn tả một tài năng hay kỹ năng trong hiện tại hoặc tồn tại từ quá khứ đến hiện tại, không bị mất đi.
    Ví dụ: That employee can give presentations confidently.
    (Nhân viên đó có thể thuyết trình một cách tự tin.)
  • ‘Could’ diễn tả một tài năng hay kỹ năng trong quá khứ, không duy trì được đến hiện tại.
    Ví dụ: When I was in university, I could speak Spanish fluently, but I can’t now.
    (Khi tôi còn học đại học, tôi đã có thể nói tiếng Tây Ban Nha trôi chảy, nhưng giờ thì tôi không thể.)

1.2. Nói về khả năng phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh (possibilities)

Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có chức năng diễn tả việc một điều có thể/không thể xảy ra, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, giữa ‘can’ và ‘could’ có sự khác biệt về thời gian.
Cụ thể:

  • ‘Can’ diễn tả một điều có thể/không thể xảy ra trong hiện tại/tương lai, được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
    Ví dụ: If the customer agrees with all of the terms, we can sign the contract this Friday.
    (Nếu khách hàng đồng ý với tất cả các điều khoản, chúng ta có thể ký hợp đồng vào thứ Sáu này.)
  • ‘Could’ diễn tả một điều đã có thể/không thể xảy ra trong quá khứ, được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
    Ví dụ: As the customer didn’t agree with all of the terms, we couldn’t sign the contract that day.
    (Vì khách hàng không đồng ý với mọi điều khoản, nên chúng ta đã không thể ký hợp đồng vào hôm đó.)

1.3. Khi nhờ vả/yêu cầu ai làm gì

  • Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có thể được sử dụng trong những câu nhờ vả hay yêu cầu người khác làm điều gì. Tuy nhiên, ‘Could’ mang đến cảm giác trang trọng và lịch sự hơn.
    Ví dụ 1: A director to his assistant: ‘Mr. Winsley, could you bring me the sales report of this month?
    (Một vị giám đốc nói với trợ lý: “Cậu Winsley, cậu mang báo cáo doanh số tháng này đến cho tôi nhé!”)
    Ví dụ 2: Amanda to her friend: ‘Can you give me a lift home?’
    (Amanda nói với bạn: “Bạn có thể cho mình quá giang về nhà không?”)

1.4. Xin phép ai đó làm gì

  • Ta có thể dùng cả ‘Can’ và ‘Could’ để đưa ra một lời xin phép. Tuy nhiên, tương tự như trong điểm số 3 phía trên, ‘could’ sẽ tạo cảm giác lịch sự và trang trọng hơn. Trong khi đó, ‘Can’ tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn.
    Ví dụ 1: A student to his teacher: ‘I’m having a headache. Could I leave early, Ms. Wilson?’
    (Học sinh nói với giáo viên: “Em đang bị đau đầu. Em có thể về sớm được không, thưa cô Wilson?”)
    Ví dụ 2: Richard to his friend: ‘Can I borrow your phone? I need to call my mom, but I left mine home.’
    (Richard nói với bạn: “Mình có thể mượn điện thoại bạn được không? Mình cần gọi cho mẹ mà mình để điện thoại ở nhà rồi.”)

1.5. Điều không được phép làm do hoặc không do luật lệ/nội quy

  • Khi ta muốn diễn tả việc ai đó không thể làm điều gì do nội quy hoặc luật lệ không cho phép, ta có thể dùng dạng phủ định của ‘can’ là ‘cannot’ hoặc ‘can’t’.
    Ví dụ: I’m sorry, but you can’t smoke here, sir.
    (Tôi xin lỗi nhưng ngài không thể hút thuốc ở đây, thưa ngài.)
  • Đôi khi, một việc ta không được phép làm không nhất thiết được quyết định bởi luật lệ/nội quy mà có thể là do người khác ta cũng sẽ dùng dạng phủ định của ‘can’ là ‘cannot’ hoặc ‘can’t.
    Ví dụ: A father to his son: ‘It’s 9 pm already. You can’t go out.’
    (Ba nói với con trai: “9 giờ tối rồi. Con không được ra ngoài.”)

1.6. Đề nghị giúp đỡ người khác

  • Khi ta muốn đưa ra đề nghị giúp đỡ ai việc gì, ta có thể dùng câu hỏi yes-no với ‘Can’.
    Ví dụ: It seems like you still have a lot to do. Can I help you input the data?
    (Có vẻ bạn còn nhiều việc phải làm. Tôi có thể giúp bạn nhập dữ liệu được không?)

1.7. Kết hợp với ‘have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed)

  • Ta có thể sử dựng cấu trúc: ‘could + have + v3/v-ed ‘ để diễn tả việc một người đã hoàn toàn có thể làm điều gì đó trong quá khứ nhưng đã không làm. Cách diễn đạt này phần nào thể hiện thái độ trách cứ.
    Ví dụ: Peter, you could have helped her check the reports, but you didn’t.
    (Peter, anh hoàn toàn có thể giúp cô ấy kiểm tra báo cáo, nhưng anh đã không làm.)
  • Ta cũng có thể sử dụng cấu trúc trên để phán đoán rằng một điều gì đó có thể đã xảy ra vào một thời điểm nhất định trong quá khứ. Độ chắc chắn của phán đoán này chỉ ở mức trung bình.
    Ví dụ: This morning, I called him several times, but he didn’t answer. He could have been busy then.
    (Sáng nay, tôi đã gọi cho anh ấy nhiều cuộc, nhưng anh ấy không bắt máy. Lúc ấy, chắc là anh ấy bận.)

1.8. Xuất hiện trong mệnh đề chính của câu Điều kiện (If) loại 2&3

  • Ta sử dụng câu Điều kiện loại 2 để giả định về một điều không đúng với thực tế ở hiện tại. ‘Could’ sẽ xuất hiện trong mệnh đề chính (main clause) để diễn tả một điều được giả định là có khả năng xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (If clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ luôn ở dạng nguyên mẫu và ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.
    Ví dụ: If we were rich, we could/would buy that mansion.
    (Nếu chúng ta giàu, chúng ta có thể mua căn dinh thự đó.)
    Phân tích:
    Ở đây, trên thực tế, “chúng ta” không “giàu” và do đó, cũng không thể “mua căn dinh thự đó”.
  • Ta sử dụng câu Điều kiện loại 3 để giả định về một điều không đúng với thực tế trong quá khứ. ‘Could’ sẽ xuất hiện trong mệnh đề chính (main clause) để diễn tả một điều được giả định là đã xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (if clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ luôn là ‘Have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed). ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.
    Ví dụ: At that time, if she hadn’t had a sore throat, she could/would have given an excellent presentation.
    (Vào lúc đó, nếu cô ấy không bị đau họng, cô ấy đã có thể mang đến một phần thuyết trình xuất sắc.)