Tả khuynh và hữu khuynh là gì nguyên nhân và cách khác phục

Tả khuynh và hữu khuynh là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Tả khuynh và hữu khuynh là gì?

Đây là hai từ Việt gốc Hán. Trong đó, “tả” là “bên trái” (tả ngạn: bờ bên trái), “hữu” là “bên phải” (hữu ngạn: bờ bên phải; tả xung hữu đột: xông bên trái, đánh bên phải), “khuynh” là “nghiêng” (khuynh đảo: làm nghiêng ngã; khuynh hướng: nghiêng về phía; khuynh gia bại sản: nhà cửa nghiêng đổ, tài sản tiêu tán). Tả khuynh có thể hiểu là “nghiêng về bên trái”, hữu khuynh là “nghiêng về bên phải”. Trong tiếng Việt, có hai từ tương đương là cánh tả và cánh hữu.

Về ý nghĩa, hai từ trên bắt nguồn từ vị trí sắp xếp chỗ ngồi trong Hội nghị Ba đẳng cấp khai mạc vào ngày 5.5.1789 tại cung điện Versailles (Pháp) do nhà vua Louis XVI triệu tập. Trong hội nghị này, những người ủng hộ nhà vua và chế độ quân chủ ngồi bên phải, còn những người phản đối nhà vua và ủng hộ cách mạng ngồi bên trái. Dần dần, hai khái niệm trên được dùng rộng rãi và mang ý nghĩa khái quát hơn. Trong lĩnh vực chính trị, khái niệm hữu khuynh/cánh hữu được dùng để chỉ thành phần có xu hướng bảo thủ, khái niệm tả khuynh/cánh tả thì được dùng để chỉ thành phần có xu hướng cấp tiến.

Liên quan đến “khuynh”, tiếng Việt còn có từ khuynh thành. Đây là dạng rút gọn của thành ngữ gốc Hán khuynh thành khuynh quốc, có thể hiểu là “làm nghiêng thành đổ nước”, cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều chuyển dịch thành nghiêng nước nghiêng thành (câu 27). Thành ngữ này vốn là một điển cố, bắt nguồn từ sách Hán thư. Chuyện rằng, Hán Vũ Đế tìm mãi mà chưa được người đẹp ưng ý. Một nhạc sư trong Nhạc phủ là Lý Diên Niên có người em gái rất xinh đẹp. Một hôm, được triệu vào cung biểu diễn, ông hát: “Bắc phương hữu giai nhân/Tuyệt thế nhi độc lập/Nhất cố khuynh nhân thành/Tái cố khuynh nhân quốc” (Phương Bắc có người đẹp/Thế gian chỉ riêng một nàng/Ngoảnh lại một lần, nghiêng thành người ta/Ngoảnh lại một lần nữa, nghiêng nước người ta). Vua hỏi, công chúa Bình Dương trả lời rằng đó là em gái của Lý Diên Niên. Vua liền cho triệu vào cung và hết sức sủng ái.

Hữu – tả có gì khác?

Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ.

Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.

Về nguồn gốc của từ này, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng 9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữ đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng cấp thứ ba (ngồi bên trái của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.

Hữu khuynh: Có đường lối thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh không thích hợp với trình độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng thực tế và tình hình quần chúng.

Cánh hữu (phái hữu): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía phải Chủ tịch Quốc hội, có quan điểm bảo thủ.

Cánh tả (phái tả): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía trái Chủ tịch Quốc hội, thường có quan điểm tiến bộ, cách mạng, bao gồm những người cộng sản, xã hội, dân chủ cấp tiến… Trong hàng ngũ này cũng có nhiều sắc màu, cấp độ khác nhau, có phái trung tả (tiến bộ vừa phải còn hữu khuynh)

Tả khuynh và hữu khuynh là gì nguyên nhân và cách khác phục

Khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ đâu?

Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Việc phân chia được bắt đầu từ mùa hè năm 1789, khi các thành viên của Quốc hội Pháp gặp gỡ để bắt đầu soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền lực, và khi cuộc tranh luận nổ ra, mỗi bên trong hai phe phái chính đã chọn ra “lãnh địa” của mình trong hội trường. Các nhà cách mạng chống bảo hoàng ngồi về phía bên trái của chủ toạ, trong khi những người thuộc dòng dõi quý tộc, bảo thủ hơn và thể hiện thái độ ủng hộ chế độ quân chủ lại tập trung về phía bên phải.

“Tôi đã cố gắng ngồi ở các vị trí khác nhau trong hội trường và không ngồi tại bất kì vị trí được đánh dấu nào, nhằm làm chủ quan điểm ban đầu của mình,” một vị nam tước cánh hữu viết, “nhưng tôi đã bị buộc phải hoàn toàn từ bỏ cánh tả, nếu không sẽ bị lên án vì luôn luôn phải lên bỏ phiếu một mình và do đó sẽ phải chịu những lời nhạo báng từ hội trường.”

Sự chia rẽ này được tiếp tục vào những năm 1790, khi báo chí bắt đầu nhắc đến những người “cánh tả” tiến bộ và những người “cánh hữu” bảo thủ của Quốc hội Pháp. Sự phân biệt này sau đó biến mất trong nhiều năm dưới thời trị vì của Napoleon Bonaparte, nhưng với sự kiện Bourbon Phục hoàng (Bourbon Restoration – khôi phục lại sự cai trị của nhà Bourbon) và sự bắt đầu một chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1814, những người đại diện của các phe tự do và bảo thủ một lần nữa chiếm lấy vị trí của mình ở bên trái và bên phải của hội trường cơ quan lập pháp. Tới giữa thế kỷ 19, “cánh tả” và “cánh hữu” đã đi vào tiếng Pháp như là từ viết tắt cho những tư tưởng chính trị đối nghịch. Các đảng phái chính trị thậm chí đã bắt đầu tự nhận mình là “trung tả”, “trung hữu”, “cực tả” và “cực hữu”.

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở nên phổ biến ở các nước nói tiếng Anh mãi cho đến đầu thế kỷ 20. Các thuật ngữ này hiện được sử dụng để mô tả các phe đối nghịch trên trường chính trị, nhưng nguồn gốc của chúng vẫn còn được thể hiện rõ trong việc sắp xếp chỗ ngồi của nhiều cơ quan lập pháp. Ví dụ, trong Quốc hội Hoa Kỳ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có truyền thống ngồi ở các bên đối diện nhau trong các phòng họp của Hạ viện và Thượng viện.

Tả khuynh và hữu khuynh trong triết học

Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể của chúng.  

Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế.

Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ về lượng.  

Với bài tiểu luận này, chúng tôi mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung và ý nghĩa của quy luật quan trọng này và từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống. 

Bằng việc tiếp cận vấn đề thông qua việc làm sáng tỏ ba ví dụ cụa thể trong thực tế, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp cho người đọc cách nhìn nhận dễ dàng và chân thực nhất về quy luật này. Với kiến thức triết học của bản thân còn rất hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự ghóp ý của thầy cô và các bạn.  

Chống tả khuynh và chống hữu khuynh

Trong tình hình hiện nay, để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa xét lại về nội dung cốt lõi nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chúng ta thấy rằng, không phải bây giờ mà ngay từ lúc Mác, Ăngghen và Lênin còn sống, những người theo chủ nghĩa xét lại đã đòi xem xét lại Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có. Họ vẫn chấp nhận các lý tưởng cùng nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng phê bình những luận điểm của Mác, Lênin về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... mà họ cho là không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và ở từng nước. Cụ thể trong số đó đưa ra quan điểm, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản bước sang thời kỳ phát triển tương đối hòa bình, các hình thức đấu tranh nghị trường được sử dụng rộng rãi, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản sẽ dịu đi và vì vậy, không cần đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa; một số khác khác thì lập luận, những thứ như tự do chính trị, dân chủ, quyền công dân trong chủ nghĩa tư bản sẽ loại bỏ tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. Vì thế, mục tiêu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là thiết lập dân chủ tư sản, cải cách chủ nghĩa tư bản, điều hòa xung đột giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Tuy nhiên chúng ta phải tỉnh táo nhìn nhận, dù tên gọi có khác nhau nhưng suy cho cùng chủ nghĩa xét lại có hai khuynh hướng chính, đó là: Chủ nghĩa xét lại “tả khuynh” và chủ nghĩa xét lại “hữu khuynh”. Chủ nghĩa xét lại “tả khuynh” tìm cách tráo đổi những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm vô chính phủ, duy ý chí có tính tiểu tư sản, phủ nhận tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản và chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa xét lại “hữu khuynh” thì đòi bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn thay thế những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm, cải cách tư sản.

Nhưng ẩn dưới bất kỳ hình thức nào và có những điều chỉnh nhất định, chủ nghĩa xét lại cũng không thể che giấu được động cơ là làm xa rời mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, từ bỏ cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Do tính chất cực kỳ nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay những cộng sản chân chính cần nhận thức rõ ràng, chính xác về những nội dung luận điệu của các thành phần chủ nghĩa xét rêu rao. Chúng ta không dao động ngả theo những người có tư tưởng bi quan khi nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới thoái trào; quy kết nguyên nhân đổ vỡ này là do sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội... Chúng ta cũng kiên quyết đấu tranh, không ngả theo những người có ảo tưởng về con đường chung sống hòa bình với chế độ xã hội chủ nghĩa tư bản; do dự, mơ hồ, hoài nghi vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cho rằng nước ta cần phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng chế độ xã hội theo mô hình phương Tây, phi chính trị hóa quân đội... Bên cạnh đó, chúng ta phải nhìn nhận vào thực tiễn sự phát triển của cách mạng Việt Nam, những thành tựu về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Sau 35 năm đổi mới, từ một nước chậm phát triển, nươc ta đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Việt Nam đang vững bước đi lên với một tư thế mới, tư thế của người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình; vị thế của một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định đang trên đà phát triển. Đúng như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Với nhận thức đúng đắn cả về lý luân và thực tiễn, chúng ta sẽ có những hành động kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa xét lại dù nó có tồn tại, biến tướng dưới khuynh hướng nào đi nữa, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vượt qua mọi thách thức, khó khăn đưa đất nước ta hiên ngang tiến lên một tầm cao mới.

Vấn đề tả khuynh, hữu khuynh gắn với chủ nghĩa cộng sản Stalin

Tả khuynh, hữu khuynh (hay "cánh tả, cánh hữu") là sự lựa chọn cho hai khuynh hướng là thay đổi hoặc bảo thủ cho cái hiện có. Việc nói giảm/nói tránh khiến cho nội hàm của các cụm từ này có thể bị sai lệch, như hữu khuynh (hay giữ lại cái hiện có) phải mang nghĩa giữ lại cái xấu, rồi tả khuynh (hay chuyển sang cái mới) phải mang nghĩa là chuyển sang cái tốt, đó là sự quy chụp cái tốt, cái xấu làm một, và che đậy đi cái xấu. Thực sự nội dung hàm chứa bên trong không hoàn toàn tốt cho tả khuynh và xấu cho hữu khuynh.

Chính vì thiếu đi sự sâu sát với cái hiện có và cũng dễ bị làm cho sai lệch, việc sử dụng những cụm từ này phải đi kèm với cái cụ thể, rằng "tả khuynh, hữu khuynh cho cái gì". Stalin đã có hướng đi tả khuynh với cái ăn, cái mặc cơ bản của người dân, nhằm phục vụ cho "yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, bằng một mô hình kinh tế cộng sản chủ nghĩa", đem tới "cái ăn, cái mặc cơ bản và nhiều hơn thế nữa cho người dân trong một xã hội đang tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa".

Cụ thể là nếu năng lực không phù hợp với điều kiện kinh tế tập thể cộng sản chủ nghĩa, thì cũng không thể tự do tồn tại trong quốc gia, vì "xã hội đang tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa", mà đó lại là một hệ thống quản lý quốc gia về sau. Stalin tin rằng: nông nghiệp ngoài tập thể không được phép tồn tại. Liệu đó có phải là một chế độ tương lai, hay chỉ là cách quản lý quốc gia dựa vào tình thế/những gì Liên Xô có xung quanh? Kinh tế tiểu nông là cội nguồn của kinh tế tư bản và thuộc về mạng lưới xã hội tư bản, là một xã hội mà cái xấu có thể là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân, của sự áp bức, bóc lột mà tha hóa, bần cùng, và cái tốt là những gì còn lại nếu có thể đào thải cái xấu.

Tả khuynh và hữu khuynh là gì nguyên nhân và cách khác phục

Stalin khơi dậy chủ nghĩa quân phiệt, sử dụng rộng rãi lực lượng quân đội và an ninh để thanh lọc, biến đổi toàn bộ nền kinh tế theo ý chí nhà nước gắn với chủ nghĩa đa số, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua quyền lợi căn bản của thiểu số và cũng là nguy hại khi số đông trở nên độc đoán, bất chấp, do tuyên truyền định hướng, niềm tin sai lạc. Không có sức mạnh khoa học mà nhân loại tích lũy trước đó từ Nga, kể cả những quốc gia hợp tác sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào từ Liên Xô mà khôi phục kinh tế, thì, liệu Stalin có thể nào giúp công nghiệp hóa, cơ giới hóa nông nghiệp cho Liên Xô?

Tập trung đất đai để "thực hiện kế hoạch chung" và "tăng cường sử dụng máy móc vào sản xuất" là cần thiết, đặc biệt là trong thời chiến, hoặc nạn đói. Tuy nhiên, Stalin kế hoạch hóa tập trung toàn diện nền nông nghiệp vào thời bình, và phần nào bất kể cuộc sống, sinh mạng con người. Vì lẽ đó: cho dù sự ứng dụng rộng rãi máy móc, tiền bạc, phi tư hữu đã giúp nền kinh tế Liên Xô phát triển bức phá, nhưng, hậu quả của nó có thể đã đặt nên nền móng cho sự sụp đổ của Liên Xô về sau.

Do sự lựa chọn của đa số và cũng của chính Stalin, Liên Xô đã ưu tiên thực hiện một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia nhiều hơn bên ngoài. Nó có thể dẫn đến chủ nghĩa quốc gia. Vậy, quốc gia là gì? Một quốc gia bao gồm nhà nước (hệ thống quản lý xã hội), xã hội (tập hợp những cộng đồng, mỗi cộng đồng là một nhóm người có cùng mối quan hệ nào đó) và lãnh thổ (vùng đất mà xã hội sinh sống)... Một quốc gia có thể có nhiều đảng phái lãnh đạo, vì có sự đặc thù, có phần khác nhau về quyền lợi.

Tả khuynh và hữu khuynh là gì nguyên nhân và cách khác phục

Hợp tác thì quốc gia sẽ mạnh còn chia rẽ thì quốc gia sẽ yếu. Với "sự tuân phục mệnh lệnh hoàn toàn từ trên xuống dưới trong hệ thống quản lý quốc gia", và "sự thiết lập quốc gia thành một hệ thống quản lý chặt chẽ", do sự tồn vong hoặc lý do khác, sẽ có thể dẫn đến sự thành lập một nhà nước độc tài như La Mã, hay đơn đảng như Liên Xô, hay vừa độc tài vừa đơn đảng như ph.át xít Đức (Đức qu.ốc xã). Với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân cho đến cuối thế kỷ 20, từ "quốc gia" đã được và có thể được tiếp tục sử dụng để che giấu đi bản chất thống trị/nô dịch tầng lớp bị trị của nhà nước thuộc về tầng lớp thống trị.

Mà đáng kể tới là chính quyền Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam. Phân biệt với chủ nghĩa dân tộc vì người dân hiện hữu, là những người đang vận động, đang tồn tại, đang có mặt. Dưới sự bao trùm của ý niệm về quốc gia, lực lượng an ninh và quân đội của nó sẵn sàng phá vỡ luật lệ, đặt ra xiềng xích, để hủy hoại, khống chế tầng lớp bị trị, mà có thể chỉ vì lợi ích giai cấp thống trị. Chủ nghĩa quốc gia chính là "một hiện thực của chủ nghĩa bè phái". Đối với các quốc gia tư bản, thì các cuộc chiến thường là chiến tranh thực dân giữa các quốc gia.