Tài khoản ngân hàng bị khóa khi nào năm 2024

Thẻ ngân hàng ngày càng có nhiều tiện ích, trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người. Việc mở thẻ ngày nay cũng rất đơn giản, thậm chí có thể mở online mà không cần đến phòng giao dịch, có thể nhận thẻ trong thời gian ngắn. Do đó, một người có thể sở hữu rất nhiều thẻ ATM của nhiều ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, người dùng thông thường chỉ thường xuyên dùng 1-2 thẻ ngân hàng, dẫn đến những thẻ khác không được sử dụng trong thời gian dài.

Do đó, nhiều người dùng thắc mắc, thẻ ATM không dùng bao lâu thì sẽ bị đóng tài khoản. Số dư trong tài khoản sẽ được xử lý như thế nào?

Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài, thông thường là sau 6 tháng - 18 tháng khi tài khoản hết số dư. Kể cả khi không dùng thẻ, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản,...cho đến khi hết số dư.

Chẳng hạn tại BIDV, ngân hàng cho biết sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong thời hạn liên tục 6 tháng đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ (trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo cho Khách hàng bằng một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại và niêm yết công khai tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV đồng thời sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai tại quầy giao dịch. Ngân hàng được tự động trích Nợ để thanh toán các khoản phí khác theo biểu phí của BIDV và các nghĩa vụ tài chính khác của Khách hàng tại BIDV (nếu có).

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.

Trong khi đó tại Vietcombank, ngân hàng quy định thực hiện đóng tài khoản của khách hàng khi tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, Vietcombank phải thông báo cho chủ tài khoản biết. Sau khi đóng tài khoản, khách hàng phải làm thủ tục để mở tài khoản mới trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ về tài khoản của VCB.

VietinBank cũng có quy định tương tự, sẽ đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch trong thời gian 1 năm.

Techcombank thì quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu do Techcombank quy định và không có giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn một năm (365 ngày) liên tục (trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). Techcombank ngừng cung cấp Dịch vụ và thông báo trước cho KH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản.

Khách hàng có nhiều cách để xác minh thẻ ngân hàng của mình còn hoạt động hay không như kiểm tra tại cây ATM, mang thẻ đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên kiểm tra, gọi điện lên hotline ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ ngân hàng online.

Nhiều người cũng thắc mắc thẻ ngân hàng không sử dụng có bị trừ tiền không. Điều này còn tùy vào thẻ mà bạn đang sử dụng và các dịch vụ được đăng ký. Nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ và thẻ vẫn còn tiền thì khả năng bạn vẫn bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản.

Cũng cần lưu ý với riêng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng. Người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Giao dịch rút tiền ATM thường xuyên nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu cơ chế hoạt động của các cây ATM ngân hàng.

Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn bị khóa thẻ ngân hàng và khóa tài khoản là một, nhưng thực tế đây là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Thẻ ngân hàng (còn gọi thẻ ATM) là một loại thẻ được ngân hàng cấp cho người dùng khi phát hành thẻ, sử dụng để chuyển rút tiền, truy vấn tài khoản, thanh toán các hóa đơn…tại các cây ATM thuộc hệ thống ngân hàng. Có một số hình thức thẻ ATM thường gặp như: thẻ thanh toán, ghi nợ, tín dụng, thẻ trả trước...

Tài khoản ngân hàng là một loại tài sản tại ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiền vào để thực hiện giao dịch tại ngân hàng và hoặc sổ tiết kiệm. Tài khoản ngân hàng không chỉ có chức năng tài khoản thanh toán mà còn có một loại tài khoản nữa là tài khoản tiết kiệm. Khi khách hàng dùng tài khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm để giữ tiền, ngân hàng vẫn trả mức lãi suất theo quy định.

Theo đó, thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng là hai thuật ngữ khác hoàn toàn nhau và có những chức năng riêng biệt.

Nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị khóa

Tài khoản ngân hàng bị khóa do hai nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Tài khoản ngân hàng bị khóa khi nào năm 2024

Tài khoản ngân hàng bị khóa do nhiều lý do khách quan và chủ quan. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khách quan: Do yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị mất thẻ hoặc mất thông tin tài khoản, người dùng muốn bảo vệ tài khoản nên yêu cầu phía ngân hàng khóa tài khoản.

Nguyên nhân chủ quan: Tài khoản ngân hàng hết hạn sử dụng: Tài khoản ngân hàng có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu người dùng không để ý, sau thời gian hiệu lực cuối cùng, thẻ sẽ tự động bị khóa.

Tài khoản không được sử dụng trong thời gian dài: Trong một thời gian từ 1 năm trở lên, tài khoản ngân hàng không phát sinh thêm giao dịch mới, thì hệ thống bảo mật cũng sẽ tự động khóa tài khoản.

Nợ thẻ tín dụng quá lâu: Nếu thông tin tài khoản nợ thẻ tín dụng thanh toán quá lâu không thanh toán giao dịch thì ngân hàng sẽ thực hiện khóa thông tin tài khoản.

Nghi ngờ tài khoản bị người khác xâm phạm: Mỗi tài khoản ngân hàng đều được bảo mật kỹ để đảm bảo số tiền của khách được an toàn. Do đó, nếu hệ thống ngân hàng nhận thấy tài khoản có phát sinh giao dịch đáng ngờ thì sẽ thực hiện lệnh khóa ngay lập tức.

Tài khoản ngân hàng có giao dịch phi pháp: Nếu ngân hàng phát hiện tài khoản có thực hiện các giao dịch phi pháp, cần giải trình trực tiếp để làm rõ thì tài khoản ngân hàng cũng bị khóa.

Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền?

Khi thẻ ngân hàng (ATM) bị khóa thì tiền vẫn nhận được. Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng bị khóa thì việc có nhận được tiền hay không còn tùy thuộc vào từng dạng khóa tài khoản. Nếu tài khoản chỉ khóa một chiều (chiều chi đi, chuyển đi) thì tài khoản đó vẫn nhận được tiền chuyển đến bình thường.

Ngược lại, nếu tài khoản đã bị khóa hai chiều (khóa cả chiều chuyển đến và chuyển đi) thì tài khoản sẽ hoàn toàn không nhận được hay thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.

Trong trường hợp lỡ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng bị khóa, bạn không cần phải quá lo lắng. Bên tài khoản bị khóa không nhận được tiền và tiền sẽ hoàn về từ 1-2 ngày sau đó.