Tại sao doanh nghiệp phải đi vay

Tại sao nên vay tiền khi bạn không khó khăn tài chính?

10/08/2021

Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều nghĩ rằng việc vay tiền thường sẽ chỉ dành cho những người đang gặp khó khăn về tài chính, không đủ tài chính để chi trả cho những hoạt động như mua xe, mua thiết bị điện tử, sửa chữa nhà cửa,... Tuy nhiên, có một phần khá lớn những người không khó khăn về tài chính vẫn đi vay tiền, thậm chí số tiền mà những người này vay còn lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà nhóm khó khăn về tài chính đi vay.

Vậy, tại sao nên vay tiền khi bạn không khó khăn về tài chính? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

# **TẠI SAO DOANH NGHIỆP LẠI THÍCH VAY? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý!!!** ----------------------- Khi mới là sinh viên hoặc?

Hồ Hà My · Hồ Hà My 00:37 05/06/2021
10 giờ trước

# **TẠI SAO DOANH NGHIỆP LẠI THÍCH VAY? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý!!!**

-----------------------

Khi mới là sinh viên hoặc mới đi làm mình thấy ai đi vay tiền cảm giác thấy người đó thiếu tiền mới phải đi vay, doanh nghiệp này chắc sắp phá sản đến nơi rồi. Tuy nhiên đi làm lâu rồi mình mới thấy các doanh nghiệp rất thích đi vay, càng to càng làm ăn được họ lại càng thích vay tại sao?

**✅ DOANH NGHIỆP LÀM ĂN TỐT, LÁ CHẮN THUẾ**

Nếu doanh nghiệp làm ăn đang trên đà thuận lợi, cần vay để mở rộng kinh doanh, khoản vay là hợp lệ, chi phí lãi vay được ghi nhận ngay trong kỳ sẽ là chi phí được trừ và điều này sẽ làm giảm thuế xuống [Ví dụ ở hình minh họa 1]

Tuy nhiên nhiều bạn sẽ nhìn hình thấy khi vay lợi nhuận sau thuế sẽ thấp hơn là không vay cái này sẽ liên quan đến chi phí sử dụng vốn mình sẽ giải thích ở dưới cùng.

**✅ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH**

Khi chúng ta có lãi với lợi nhuận 30%/năm mà nếu không có vốn thì bạn không thể nào kiếm được nhiều tiền hơn mà bạn bắt buộc phải đi vay để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ví dụ trong chứng khoản bạn có 100 triệu, mỗi ngày bạn lãi được 3% là 3 triệu nhưng nếu bạn dùng Margin [hình thức vay các công ty chứng khoán] thì bạn có 200 triệu, mỗi ngày lãi của bạn là 6 triệu trong khi chi phí lãi vay so với lợi nhuận của bạn là rất nhỏ. Tuy nhiên cũng là con dao hai lưỡi nếu như chiều ngược lại là bạn lỗ. Mỗi ngày bạn lại đi 6 triệu. [Ví dụ minh họa hình 2].

**✅ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN LÀ GÌ?**

Chi phí sử dụng vốn là tỷ lệ nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư một cái gì đó. Như mình nói ở trên ở phần ví dụ minh họa là cùng 1,5 tỷ nhưng vay đem lại lợi nhuận sau thuế lại ít hơn là không vay tuy nhiên các bạn cần lưu ý là khi bỏ tiền thì ai cũng cần tỷ lệ sinh lời đòi hỏi. Nếu trong tay bạn chỉ có 1 tỷ bạn cần 500 triệu nữa thì bạn mới thực hiện được dự án thì cần cân nhắc giữa việc 1 bạn góp vốn dự án đòi chia lợi nhuận tương ứng và việc đi huy động vay có chi phí lãi vay lúc này bạn sẽ phải chia lợi nhuận sau thuế với lợi nhuận mà người bạn đó đạt kỳ vọng.

**✅ VAY NGẮN HẠN HAY DÀI HẠN?**

Một điểm lưu ý tiếp theo khi doanh nghiệp vay nợ đó chính là đảm bảo vay đúng loại nợ cần thiết. Vì các khoản nợ sẽ chia làm 2 loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu đi vay một khoản nợ ngắn hạn không khi vấn đề kinh doanh lại cần là khoản vay dài hạn thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những rắc rối tài chính khó lường.

Cụ thể như, đến hạn thanh toán khoản vay, nếu doanh nghiệp không đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ nợ thì vẫn sẽ bị buộc trả nợ dưới nhiều hình thức khác nhau như bán tháo tài sản,…. Vì thế, các chuyên gia tài chính khuyên rằng doanh nghiệp chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có nhu cầu kinh doanh trong ngắn hạn.

Đối với những trường hợp việc kinh doanh tăng trưởng vẫn liên tục và đều đặn trong thời gian dài. Doanh nghiệp nên xem xét loại vay dài hạn hơn như tăng hạn mức khoản nợ dựa vào doanh thu của doanh nghiệp, khoản phải thu, tỷ lệ hàng tồn kho…

**✅ LẬP KẾ HOẠCH VAY HIỆU QUẢ**

Một trong những nguyên do quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ là việc không tính toán kỹ lưỡng sử dụng khoản nợ như thế nào trước khi vay. Vì thế, các chuyên gia tài chính có lời khuyên, doanh nghiệp nên dành thời gian cho việc lên kế hoạch cụ thể việc sử dụng nguồn vốn và vay nợ. Đặc biệt, khi doanh nghiệp có kế hoạch hiệu quả sẽ giúp dự trù được những tình huống xấu khi sử dụng vốn vay và ước lượng khả năng trả nợ.

Nguồn: St + tổng hợp

Follow: Le Thanh & Partners

#kiemtoanbctc

#Soatxettuvanthue

------------------------------------------------

Le Thanh & Partners

Phó Tổng Giám đốc - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn VSA

Your success, Our duty. Chúng tôi luôn hướng đến sự thành công của khách hàng với sự minh bạch, thấu hiểu và sự tận tâm trong mọi công việc.

🏢 Trụ sở chính: Tầng 10, toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

☎️ Hotline: 0976 960 808

📧 Email:

🌎 Website: //kiemtoanvsa.vn/

🤝 Đối tác tin cậy: Fujiwara Binh Dinh Co., ltd; Fujiwara Construction Co., ltd, O Sung RF Vina Co., ltd; Fashtech Asia Jsc [Coolmate]; Dream Factory Vina Co., ltd;...

#lethanh&partners#audit#tax#transferpricing

  • hạch tooán
  • kỳ tính thuế
  • bảng cân đối kế toán
  • báo cáo kiểm toán
  • sổ phụ ngân hàng
9 hữu ích 0 bình luận 14k xem chia sẻ

Vì sao doanh nghiệp Việt thích vay ngân hàng, ngại phát hành trái phiếu?

Vì sao doanh nghiệp vay nợ nhiều?

Chủ nhật, 11/07/2010 - 09:07

[Dân trí] - Bài viết này nằm trong Báo cáo đặc biệt về nợ nần của tờ The Economist. Loạt bài đề cập tới vấn đề nợ của người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ cũng như tác động to lớn của nó tới nền kinh tế các quốc gia phát triển.

[ảnh chỉ mang tính minh họa]
Một quốc gia có thể liều mình giữ xếp hạng tín dụng để kéo chi phí lãi vay xuống thấp, nhưng doanh nghiêp thì không phải lúc nào cũng vậy. Xếp hạng tín dụng trung bình của các công ty được Standard & Poor’s đánh giá nay đã giảm từ mức A năm 1981 xuống mức BBB-.

Đó là mức xếp hạng thấp nhất trong “hạng đầu tư”, nói cách khác, chỉ xếp trên trái phiếu “rác” có một bậc [junk bond, trái phiếu hạng đầu cơ]. Điều đó tự nó cho thấy quan niệm của cả chủ nợ lẫn con nợ đều đã đổi thay. Trước kia các tổ chức nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp không được phép mua bất kỳ chứng khoán nào không nằm trong hạng đầu tư.

Trái phiếu có thể bị đánh tụt xuống hạng đầu cơ vì tình hình tài chính công ty xấu đi chứ nó không thể bị xếp hạng đầu cơ ngay từ khi chào bán.

Tuy vậy, trong những năm 70 và 80, Michael Milken từ Công ty Drexel Burnham Lambert nhận ra rằng có một nhóm nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro với một danh mục đa dạng các trái phiếu hạng đầu cơ do khoản lợi suất “thặng dư” chúng mang lại.

Và thực tế, thời gian đã chứng minh lợi suất “thặng dư” từ những trái phiếu này còn vượt quá mức đủ để bù đắp cho nhà đầu tư rủi ro vỡ nợ mà họ phải gánh chịu. Bài học của ông Milken vẫn còn cho đến ngày nay cho dù sau đó Drexel có sụp đổ.

Trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000, ngày càng nhiều người muốn giao dịch rủi ro hơn để đạt lợi nhuận lớn hơn vì thu nhập từ tiền mặt và trái phiếu chính phủ giảm dần.

Các quỹ chuyên giao dịch “nợ xấu” nổi lên, họ tìm kiếm các trái phiếu đang bị định giá thấp, phần nào đó cũng giống như các nhà đầu tư giá trị lùng sục và mặc cả trên thị trường cổ phiếu.

Sau khi bong bóng dotcom vỡ, các chuyên gia thống kê khuyến khích quỹ hưu trí đa dạng hóa rủi ro để cổ phiếu không còn đóng vai trò chủ đạo trong danh mục đầu tư của họ nữa.

Một số đợt suy thoái nhẹ chen giữa giai đoạn lãi suất thấp kéo dài khi ấy tạo điều kiện phát triển cho các quỹ đầu cơ và công ty vốn tư nhân vốn dựa vào tiền đi vay để tăng lợi nhuận.

Sự hình thành của một bộ phận nhà đầu tư mới này có thể là nguyên nhân cho những đợt biến động thất thường của chênh lệch lợi suất [lợi suất công ty trả thêm phản ánh rủi ro vỡ nợ của công ty đó].

Vào thời đinh cao bùng nổ tín dụng năm 2006, chênh lệch lợi suất đã giảm tới mức thấp lịch sử. Jay Ritter từ ĐH Florida cho rằng đôi khi thị trường đánh giá thấp rủi ro vỡ nợ của trái phiếu hạng đầu cơ.

Nhà đầu cơ có xu hướng dựa vào tỷ lệ vỡ nợ gần đây, một điều có thể gây ra nhầm lẫn. Bùng nổ phát hành trái phiếu hạng đầu cơ khiến công ty ngập trong tiền mặt. Phải mất vài năm họ mới tiêu hết số tiền đó và cũng phải chừng ấy thời gian mặt trái mới lộ diện.

Đẩy chênh lệch lợi suất thấp xuống, nhà đầu tư cũng giảm luôn cả chi phí vốn vay và khuyến khích công ty vay nợ nhiều thêm. Cùng lúc đó, nhu cầu đạt điểm xếp hạng tín dụng cao đã không lui vào dĩ vãng.

Người ta nói với những ban quản trị đang tích trữ nhiều tiền mặt rằng nên hoàn trả lại chúng cho cổ đông để đầu tư vào nơi khác còn hơn là phung phí vào những vụ mua lại và sáp nhập.

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp chuẩn lần đầu được Franco Modigliani và Merton Miller luận giải khẳng định rằng giá trị đối với một doanh nghiệp không có gì khác cho dù nó được tài trợ bởi vay nợ hay vốn cổ phần.

Nhưng lý thuyết bỏ qua việc đánh thuế đối với hai loại hình tài trợ này là khác nhau. Ở hầu hết các nước, chi phí lãi vay được khấu trừ khỏi thuế thu nhập còn tiền chi trả cổ tức thì không.

Có thể chính hệ thống thuế đã khuyến khích doanh nghiệp vay nợ, cho dù ông Ritter nói các nghiên cứu không tìm thấy mấy liên hệ giữa vay nợ và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một động lực mạnh hơn của việc vay nợ có thể là thu nhập của giới chức công ty. Thời ấy phần lớn tiền thưởng ở dưới dạng quyền chọn cổ phiếu và giá cổ phiếu nếu có tăng sẽ nhanh chóng biến các lãnh đạo doanh nghiệp thành siêu triệu phú.

Trong ngắn hạn, lực đẩy lớn nhất đối với giá cổ phiếu một công ty là khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu theo quý. Dùng tiền mặt nhàn rỗi để mua lại cổ phiếu công ty thường là cách để tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Đáng lẽ phải ngăn cản các cấp quản lý vay nợ quá nhiều vì càng dùng nhiều đòn bẩy càng rủi ro, nhưng điều đó có vẻ chẳng làm họ lo ngại. CEO thời nay đến và đi chẳng khác nào huấn luyện viên bóng đá. Một chiến thuật rủi ro cao có thể đơm hoa kết trái ngay trong ngắn hạn trong khi tỷ số nợ cao chỉ có thể nhấn chìm công ty trong dài hạn mà thôi.

Minh Tuấn
Theo Economist

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Cổ phiếu không phải vé số, hãy đọc sách!

Thị trường trái phiếu Việt Nam và thực trạng thiếu hụt giải pháp công nghệ

Mua trái phiếu doanh nghiệp do thấy bóng dáng ngân hàng đứng sau!

Người Việt đang đầu tư gì?

Lách luật để đầu tư nhận lãi gấp 3 - 4 lần lãi suất ngân hàng: Cẩn trọng!

Thị trường chứng khoán, ai là người cầm "hòn than nóng"?

Chứng khoán không phải là cờ bạc

Vụ "đánh bay" 20 tỷ USD trong 2 ngày: Nhiều ông lớn ngân hàng cảnh giác

Vay truyền thống

Vay kinh doanh có kỳ hạn

Loại hình vay kinh doanh phổ biến nhất là vay kinh doanh có kỳ hạn. Khoản vay với một số tiền nhất định và khoản thời gian hoàn trả theo quy định. Đây có thể là một khoản vay không đảm bảo, có nghĩa là không cần tài sản thế chấp, hoặc là một khoản vay đảm bảo, nghĩa là doanh nghiệp của bạn cần phải đưa ra một số tài sản để làm vật thế chấp.Tài sản thế chấp này có thể ở dưới dạng một khoản ký quỹ với ngân hàng phát hành, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc nhà riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Hạn mức vay phụ thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp của bạn. Hiếm khi thấy khoản vay kinh doanh có kỳ hạn vượt quá 5 năm.

Lợi ích của khoản vay kinh doanh có kỳ hạn là nếu thực hiện đúng theo các điều khoản về thanh toán, ngân hàng sẽ không thể thu hồi khoản cho vay bất kì khi nào họ muốn. Điều này chính là điểm khác biệt giữa vay có kỳ hạn với các phương thức vay vốn sau đây.

Vay thấu chi

Khoản vay thấu chi được cấp bởi ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán. Phương thức này hoạt động tương tự như cách người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, chỉ có điểm khác là đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp. Một khi hồ sơ vay vốn của bạn được chấp thuận doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng khoản vay thấu chi bất kì khi nào. Cũng giống như khoản vay kinh doanh có kỳ hạn, khoản vay thấu chi có thể là một khoản vay đảm bảo hoặc không đảm bảo.

Hạn mức vay thấu chi cũng rất đa dạng phụ thuộc vào giá trị và bản chất của tài sản thế chấp và mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của công ty của bạn. Ví dụ, sử dụng danh mục đầu tư cổ phiếu làm tài sản thế chấp có thể nhận được hạn mức vay thấp hơn so với việc sử dụng một khoản ký quỹ với ngân hàng.

Lưu ý rằng các khoản vay thấu chi được duy trì theo quyền quyết định của ngân hàng cho nên sẽ khá rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức vay nào. Nếu ngân hàng của bạn cho rằng doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh không tốt, họ có thể hạ mức trần tín dụng, tăng lãi suất, hoặc đơn giản là tước đi quyền vay thấu chi ngay lập tức. Điều này có thể gây tổn hại tới công ty của bạn khi hoạt động kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn cần vốn nhất.

Video liên quan

Chủ Đề