Tại sao trời lạnh lại ho

Nguyên nhân gây ho nhiều vào đêm

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, ho là phản xạ của cơ thể nhằm bảo vệ và phòng thủ cần thiết để loại bỏ chất độc hại, nhiễm trùng... khỏi hệ hô hấp. Trong cơ thể, thụ thể ho chủ yếu tập trung ở họng, thanh quản, phế quản. Khi có tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, thay đổi nhiệt độ hoặc khi đường hô hấp tiếp xúc với các chất hóa học, các thụ thể này rất dễ bị kích thích. Những kích thích này dẫn truyền, tác động đến trung tâm ho nằm trên não gây ra phản xạ ho ở trẻ.

Vào thời điểm cuối năm, thời tiết có sự thay đổi, trong đó đặc trưng vẫn là lạnh nhiều về ban đêm và sáng sớm. Khi thời tiết chuyển lạnh, các thụ thể dễ bị kích thích hơn gây ho nhiều ở trẻ vào thời điểm này. Trẻ có tiền sử mắc hen suyễn trời lạnh trẻ sẽ dễ ho hơn và ho nặng hơn. Ho lâu ngày, dai dẳng khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

"Khi thời tiết thay đổi, các bé cũng rất hay bị nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng khi bé nằm cũng là nguyên nhân khiến bé dễ ho nhiều về đêm. Các bé có cơ địa dị ứng, nhạy cảm thường là đối tượng ho thường xuyên khi về đêm", bác sĩ Thoa giải thích.

Chăm sóc mũi, họng cho trẻ khi thời tiết trở lạnh để giảm các cơn ho. Ảnh: Freepik.

Bác sĩ lưu ý phụ huynh theo dõi cơn ho của trẻ. Cơn ho do kích ứng và thay đổi thời tiết thường kéo dài từ 2-3 ngày. Nếu cơn ho nhẹ, ho húng hắng vài tiếng, tần suất ho ít, không ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và sinh hoạt của trẻ, gia đình có thể chăm sóc trẻ bằng cách dùng các biện pháp giảm ho an toàn, giảm ho tự nhiên như pha một muỗng cà phê mật ong với nước ấm cho trẻ uống trước khi đi ngủ (lưu ý chỉ dùng mật ong cho trẻ trên một tuổi)... và đặc biệt cần giữ ấm cho trẻ vào buổi tối.

Trong trường hợp cơn ho kéo dài, tăng nặng theo từng ngày hoặc ho gây cản trở sinh hoạt hàng ngày của trẻ, gia đình nên đưa trẻ đi khám để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Chăm sóc hô hấp cho trẻ vào mùa lạnh

Theo bác sĩ Thoa, để giảm ho cho trẻ, điều cần làm đầu tiên là giữ ấm cho trẻ. Khi cho trẻ ra ngoài cần đội mũ giữ ấm tai, quấn khăn giữ ấm cổ, tránh thay đổi thời tiết đột ngột. Tốt nhất phụ huynh nên tránh cho trẻ ra ngoài khi trời quá lạnh, đặc biệt, cần hạn chế việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, như từ môi trường ấm nóng di chuyển qua môi trường quá lạnh để hạn chế các thụ thể ho bị kích thích.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa đang khám cho bệnh nhi tại BVĐK Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Về đêm, bố mẹ cho trẻ uống mật ong pha nước ấm trước khi cho con đi ngủ, thoa dầu ấm vào lòng bàn chân, giữ ấm cho trẻ. "Để hạn chế trẻ ho ói vào đêm, bố mẹ nên cho trẻ ăn trước giờ đi ngủ 2 tiếng, không cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ", bác sĩ Thoa khuyến cáo.

Trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ, chưa thể tự hỉ mũi, bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý, dùng dụng cụ hút mũi hỗ trợ bé đẩy mũi ra để giúp đường thở thông thoáng. Lưu ý chỉ rửa mũi khi trẻ đói, tránh rửa sau khi trẻ ăn no.

Mặt khác, cần giữ vệ sinh nhà cửa: dọn dẹp nhà cửa, hút bụi sạch sẽ để giảm các tác nhân gây dị ứng. Cần chú ý hạn chế trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động khi gia đình có người lớn hút thuốc để hạn chế kích ứng đường hô hấp.

Anh Chi

Lời khuyên của chuyên gia:
Ho là phản ứng tốt của cơ thể để đưa các vật lạ ra khỏi phổi và hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như: gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hướng đến sức khỏe. Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm gây ra ho. Có hai kiểu ho, đó là ho có đờm và ho không có đờm và được chia làm hai loại là ho cấp tính (kéo dài 3 tuần trở xuống) và ho mạn tính (từ trên 3 tuần). Ho không có đờm thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Với trường hợp này, đầu tiên là bị ngạt mũi nhức đầu, sốt, có cảm giác ớn lạnh, nặng đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Cùng với đó là ngứa mũi, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Bệnh thường khỏi sau một tuần. Còn ho có đờm thường gặp ở người bị viêm xoang hoặc viêm phế quản. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài. Để phòng bệnh, cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị mắc ho, nên nghỉ ngơi; dùng các thuốc giảm ho và dùng kháng sinh khi có bội nhiễm nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Thanh Xuân
Theo Sức khoẻ và đời sống

Tại sao trời lạnh lại ho

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢM HO, GIẢM ĐAU HỌNG HIỆU QUẢ (KÍCH VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT)

Từ khoá: ho khi trời lạnh, siro xạ can diva, viên ngậm xạ can diva.

Mùa lạnh, nhất là những ngày thời tiết thay đổi, đêm lạnh giá, làm xuất hiện nhiều bệnh ở người cao tuổi (NCT), trong đó có những bệnh gây ho.

Tại sao trời lạnh lại ho

Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết, vi sinh vật hoặc dị vật ra ngoài. Độ tăng áp lực giữa khí phế quản, phế nang và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn, khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài. Khi ho, các cơ hô hấp được huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Tuy vậy, khi ho nhiều, kéo dài thường khiến người bệnh lo lắng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Những bệnh nào?

Mùa đông lạnh giá, các bệnh gây ho phát triển nhiều và ho là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh gây ho nhưng với NCT khi thấy ho cần đặc biệt quan tâm hơn bởi vì ho ở họ có thể là trọng bệnh. Ho thường hay gặp nhất là bệnh thuộc đường hô hấp. Ở đường hô hấp, con người có thể mắc vô vàn các loại bệnh khác nhau, đặc biệt là người có tuổi cao, sức đề kháng giảm sút.

Khi viêm đường hô hấp thì có triệu chứng ho. Đường hô hấp bao gồm hô hấp trên và hô hấp dưới. Hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản, xoang. Khi viêm đường hô hấp trên triệu chứng ho rất điển hình, trước tiên là ho khan (chưa có xuất tiết, chưa có đờm), sau một vài ngày triệu chứng ho tăng lên do niêm mạc hô hấp bị viêm và kích thích nên xuất tiết. Ho có khi chỉ thủng thẳng (viêm họng hạt, viêm họng mãn tính), nhưng có khi ho từng cơn, kéo dài và liên tục. Kèm theo ho thường có sốt (viêm cấp tính), chảy mũi nước, rát, ngứa họng. Bên cạnh đó còn có bệnh cúm là một loại bệnh thuộc đường hô hấp gây ho và có ảnh hưởng xấu khá lớn đến toàn thân và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh, đặc biệt là NCT sức yếu. Bệnh cúm gây ho khá điển hình và có thể có những biến chứng nguy hiểm.

Với NCT thì khi viêm hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang), bệnh cảnh lâm sàng diễn biến khác nhau tùy từng loại bệnh nhưng gần như đều có ho. Ho có thể từng cơn, đôi khi cơn ho kéo dài, hoặc ho liên tục. Bệnh ở đường hô hấp dưới gây ho ở NCT hay gặp nhất là viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính); trong đó viêm phế quản mãn tính chiếm tỉ lệ cao hơn cả, đặc biệt là ở người nghiện thuốc (thuốc lá, thuốc lào).

Vào mùa lạnh, một số người bị hen suyễn bệnh cũng thường xuất hiện nhiều hơn mùa nắng nóng. Ho trong bệnh hen suyễn thường ho kéo dài, kèm theo có tiếng rít (do co thắt khí phế quản), đờm nhiều (lỏng hoặc đặc). Một số NCT mắc bệnh viêm khí phế thũng, giãn phế quản hoặc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính gây ho nhiều vào mùa lạnh. Bệnh thường xuất hiện với tần suất dày hơn và ban đêm bệnh diễn biến phức tạp hơn. Đặc tính nổi bật của các bệnh này là gây ho khó thở, nhất là vào lúc nửa đêm về sáng. Một số bệnh khác về đường hô hấp mà NCT có thể gặp phải và cũng xuất hiện triệu chứng ho như: tràn dịch, tràn khí màng phổi hoặc nguy hiểm hơn là áp-xe phổi hoặc có khối u ở phổi, nhất là ung thư phổi (ung thư phế quản).  Ung thư phế quản là bệnh hay gặp ở NCT đặc biệt ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ho, người bệnh gầy sút nhanh, ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu. Vì có khối u chèn ép nhiều gây khó thở và có thể bị xẹp phổi.

NCT nếu bị lao phổi thì triệu chứng ho cũng có thể xuất hiện, kèm theo ho là sốt về chiều, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xảy ra ở NCT, với chứng bệnh này cũng có tác động đến đường hô hấp trên và gây ho. Một số bệnh về tim mạch (hẹp van tim, tâm phế mãn tính, suy tim…) vào mùa lạnh, bệnh có thể tăng nặng thêm, trong đó có ho xuất hiện nhiều hơn do tăng áp lực động mạch phổi hoặc phổi bị ứ huyết. Một số trường hợp bị tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm huyết áp nhóm ức chế men chuyển (Coversyl, renitec, ednyt…) có thể gây ho khan rất dễ nhầm với các bệnh ho hấp khác.

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC

NCT khi thấy xuất hiện ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Với những người đã mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp, tim mạch nên dùng thuốc một cách đều đặn theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên tự động ngừng dùng thuốc, nhất là vào mùa lạnh. Nếu đang dùng thuốc làm giảm huyết áp mà xuất hiện ho khan, kéo dài thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng khắc phục.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

NCT khi thấy xuất hiện ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Với những người đã mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp, tim mạch nên dùng thuốc một cách đều đặn theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên tự động ngừng dùng thuốc, nhất là vào mùa lạnh. Nếu đang dùng thuốc làm giảm huyết áp mà xuất hiện ho khan, kéo dài thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng khắc phục.

Để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp, mùa lạnh NCT cần mặc đủ ấm, khi ra khỏi nhà nên có khăn quàng cổ, đeo khẩu trang, chân cần đi tất, tay nên có găng, và đầu đội mũ ấm. Tắm rửa hàng ngày nên có nước ấm và trong buồng kín gió. Cần tắm nhanh, tắm xong lau người thật khô và mặc quần áo ngay. Nếu NCT không có khả năng tự tắm, rửa thì người nhà cần hỗ trợ để tránh cảm lạnh đột ngột gây nhiều phiền toái. Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ dậy và có thể súc họng bằng nước muối loãng). Những người dùng hàm răng giả nên vệ sinh chúng hàng ngày. Không hút thuốc lá, thuốc  lào.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Phòng khám đa khoa CHAC chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, giấc ngủ của bạn và gia đình. Đến với trung tâm CHAC quý khách sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình của bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, ân cần tận tụy. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị chính xác, với độ hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất.. TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG CHAC là địa chỉ chăm sóc tin cậy cho sức khỏe của bạn. Các dịch vụ hiện nay của chúng tôi:

  1. Điều Trị Mất Ngủ.
  2. Điều trị hen suyễn, cach chua benh hen suyen.
  3. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  4. Khám và điều trị bệnh hô hấp.
  5. Khám vào điều trị bệnh tai mũi họng, viêm họng.
  6. Khám và điều trị bệnh tim mạch, sản phụ khoa.
  7. Khám sức khoẻ tổng quát.
  8. Khám sức khoẻ định kỳ.

Phòng khám đa khoa CHAC hân hạnh chào đón và phục vụ Quý khách.