Tại sao tụ điện bị nổ

Tụ điện là gì? Đây là linh kiện phổ biến chắc chắn chúng ta đều đã nghe qua trong đời sống hàng ngày, hay trong môn học vật lý đã được học. Hãy cùng điện lạnh Dũng Hoàng tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan đến linh kiện này nhé.

Kiến thức cơ bản cần biết về tụ điện là gì?

Là một linh kiện được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song. Tụ điện có tính chất cách điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Cấu tạo

Tại sao tụ điện bị nổ

Cấu tạo gồm hai bản cực kim loại đặt song song. Giữa hai bản cực này sẽ có một lớp cách điện, gọi là điện môi, nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện. Tuỳ theo lớp này sử dụng vật liệu gì thì nó sẽ có tên gọi tương ứng. Ví dụ như nếu lớp cách điện là giấy, ta có tụ giấy, nếu là gốm, hoá chất, ta có tụ hoá,…

Nguyên lý hoạt động

Tụ điện sẽ phóng điện từ cực dương sang cực âm. Trong quá trình đó, nó sẽ lưu trữ các electron để tích trữ năng lượng khi điện áp bên ngoài lớn hơn điện áp giữa hai bản cực. Điện dung càng lớn thì thời gian tích điện càng lâu.

Hoặc nó có thể phóng ra các điện tích để tạo thành dòng điện xoay chiều khi điện áp bên ngoài nhỏ hơn giữa hai bản cực. Điện áp xoay chiều liên tục nên tụ cũng liên tục phóng nạp.

Công dụng

Tại sao tụ điện bị nổ

Tác dụng chủ yếu của tụ điện là lưu trữ năng lượng điện, điện tích và được so sánh với khả năng lưu trữ của ác quy. Tuy nhiên, nó có điểm nổi trội hơn là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

Công dụng thứ hai là một điện trở đa năng nhờ khả năng cho điện xoay chiều đi qua.

Một công dụng nữa đó là truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có chênh lệch điện thế nhờ khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho dòng điện xoay chiều lưu thông.

Ngoài ra, nó còn có thể xử lý tín hiệu, khởi động cơ, mạch điều chỉnh,…

Ứng dụng của tụ điện trong thực tế

Tụ điện là một trong 5 loại linh kiện quan trọng nhất của thiết bị điện tử và kỹ thuật điện. Chính vì thế nó hiện diện và được ứng dụng rộng rãi như các thiết bị dân dụng trong ngôi nhà của bạn: tivi, quạt, máy giặt,… Hoặc nó được dùng trong các chế tạo đặc biệt như radar, vũ khí hạt nhân,…

Sau khi đã có những thông tin cơ bản về tụ điện là gì, tiếp theo ở phần này, chúng tôi xin gửi đến bạn ứng dụng và những vấn đề hay gặp với tụ trong các thiết bị quen thuộc, tất yếu nhất trong mỗi gia đình. Đó là trong tủ lạnh, máy giặt, điều hoà nhằm khi gặp sự cố hỏng hóc, các bạn sẽ có phương pháp sửa chữa thích hợp.

Những lỗi thường gặp

Một biểu hiện máy giặt bị lỗi, hư hỏng tụ điện

Tại sao tụ điện bị nổ

Máy giặt giặt lâu hơn bình thường. Thông thường bạn chỉ mất 30 phút – 60 phút để máy giặt hoàn tất quá trình giặt vắt, nhưng sau một thời gian dài sử dụng, bạn thấy chiếc máy giặt hoạt động lâu hơn bình thường, thậm chí vắt quần áo không khô. Lúc này máy giặt của bạn đã bị hỏng tụ.

Một lỗi hay gặp nữa liên quan đó là lồng giặt máy giặt quay yếu. Lồng giặt thường chuyển động nhanh và mạnh nhằm để quần áo cọ xát vào nhau, lấy đi các vết bẩn. Tuy nhiên việc máy giặt quay yếu sẽ làm giảm tác dụng giặt và vắt của máy.

Cách khắc phục

Sau khi nắm được tụ điện là gì khi nó được cấu tạo trong máy giặt và các lỗi hay gặp, chúng ta có thể sử dụng một vài phương pháp sau để khắc phục khi máy giặt quay yếu, máy giặt vắt yếu, máy giặt bị hỏng.

  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo máy hoạt động ít nhất 1 lần/tuần
  • Kiểm tra lại nguồn điện áp cung cấp cho tụ. Nếu nguồn điện không đảm bảo, cần lắp thêm bộ ổn áp.
  • Thay tụ máy giặt mới. Chú ý chọn đúng các thông số điện trở phù hợp với máy giặt của bạn.

Biểu hiện khi tụ điều hoà bị hỏng

Tại sao tụ điện bị nổ

Tụ giúp điều khởi động động cơ điện. Khi điều hoà bị hỏng, hiểu đơn giản cũng giống ở quạt, tụ máy bơm nước. Khi quạt không quay ta thường hay lấy tay mồi, đẩy cánh quạt quay nó mới có thể chạy được. Với điều hoà khi linh kiện này bị hỏng, nó sẽ không hoạt động được hoặc chạy yếu, thậm chí không tạo không khí lạnh.

Tụ điều hoà có dạng vỏ nhôm, có 2 cực hoặc 3 cực, thường có giá trị từ 25uF đến 40uF.

Dấu hiệu điều hòa hỏng tụ

Khi tụ điều hòa bị hỏng, hay tụ yếu sẽ làm cho động cơ không thể khởi động. Khi đó, nó có thể gây nóng động cơ dẫn tới cháy nếu không phát hiện kịp thời. Đã có rất nhiều trường hợp thiết bị bị cháy do động cơ om nhiều giờ mà người dùng không biết để ngắt điện kịp, thậm chí nguy hiểm hơn còn có thể hoả hoạn do cháy điện.

Một dấu hiệu nữa đó là không có gió thổi, không có hơi lạnh từ điều hoà.

Nguyên nhân tụ điều hoà bị hỏng

Nguyên nhân gây hư hỏng tụ điều hoà như sau:

  • Tụ bị nổ
  • Tụ bị hỏng, giảm trị số
  • Tụ bị hở điện do chạm vỏ làm các chỉ số bị giảm

Cách khắc phục trong các trường hợp này tốt nhất là thay tụ điện điều hoà để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.

Để thay thế tụ, các bạn có thể làm như sau:

  1. Ngắt nguồn điện tổng
  2. Tháo vỏ cục lạnh, tìm và kiểm tra
  3. Xả điện khỏi tụ điện. Bạn có thể dùng bóng đèn 120V chạm vào 2 đầu tụ. Chỉ được chạm tay sau khi tụ đã được xả hết điện. Không sờ tay trần vào hai đầu tụ, có thể gây giật điện.
  4. Dùng tụ mới có chỉ số giống tụ cũ. Lắp lại như lúc đầu, chú ý lắp các đầu dây thật chuẩn.

Trên đây là các thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi tụ điện là gì và các kiến thức ứng dụng thực tế của nó với những thiết bị dân dụng thân thuộc nhất trong gia đình bạn. Hy vọng với các thông tin cung cấp ở trên các bạn nắm và hiểu rõ hơn các khái niệm cũng như nguyên lý làm việc.

Ngoài những ứng dụng, những khái niệm, biện pháp khắc phục khi bị hỏng, cách khắc phục trong thiết bị được sử dụng nhiều nhất là điều hoà, máy giặt, điện lạnh Dũng Hoàng còn muốn giúp bạn tìm hiểu thông tin và cách sửa chữa tụ điện của tủ lạnh, máy bơm, tivi… tuy nhiên khuôn khổ bài viết không cho phép.

Vì vậy nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, sửa chữa tụ điện tủ lạnh, tivi,… hãy gọi ngay Dũng Hoàng. Điện lạnh Dũng Hoàng là một trong những trung tâm sửa chữa điện lạnh, điện tử, điện nước uy tín, được nhiều khách hàng tin cậy. Dũng Hoàng có đội ngũ kỹ thuật vơn tay nghề cao, hơn 5 năm kinh nghiệm. Hơn thế, Dũng Hoàng luôn cập nhật trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc kiểm tra và khắc phục sự cố nhanh nhất, bảo đảm nhất.

Bạn gặp bất cố sự cố gì về thiết bị điện tử, điện lạnh, điện nước, nhấc máy lên gọi ngay điện lạnh Dũng Hoàng theo hotline hoặc truy cập website: dienlanhdh.com

  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm
  • Nguyên nhân nổ tụ bù


Nguyên nhân nổ tụ bù, tụ bù bị phù, tụ bù bị hỏng là gì? Đây là câu hỏi mà điện công nghiệp thường gặp. Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi trên 1. Tại sao tụ bù bị nổ, bị phù, bị phình??? nói chung là bị hỏng Câu trả lời chung nhất thường gặp là tại vì điện áp. Có người nói tại điện áp cao, điều này đúng nhưng chưa đủ. Vì sao lại chưa đủ? Vì trong những người tìm đọc bài này sẽ có người thấy tụ bù trong xưởng mình hỏng quá nhanh, đo điện áp thấy bình thường nhưng tụ thường nóng và rất mau hỏng. Vậy thì tại sao đo điện áp thấy bình thường mà tụ lại mau hỏng? Vì chất lượng điện áp quá xấu, hài điện áp quá cao. Không dám khẳng định là đúng nhưng theo mình, câu trả lời là 3 nguyên nhân sau:

Xem ngay:bảng giá tụ bù nuintektụ bù samwha 

1.1 Tụ mau hư hỏng là do chất lượng điện áp kém
Chất lượng được hiểu gồm hai thành phần : biên độ và hình dạng.

Trong giới làm tụ bù chắc hẳn rất nhiều người biết có đơn vị sử dụng tụ bù châu âu 525V cho hệ thống 400V nhưng vẫn hỏng liên tục và nhà cung cấp từ chối bảo hành tụ vì chất lượng điện tại nhà máy quá kém. Có trường hợp khác ở một nhà máy thép tại KCN Nam Tân uyên, sử dụng tụ bù Nhật, hệ thống 380-400V, tụ 40KVAr nhưng dòng điện thường khoảng 70A, CB nhánh 100A nhảy ít nhất vài lần / tuần

Qua kết quả đo đạc tại nhà máy thép, dòng điện bậc 5, 7, 11 tại đây cao 30-50%, làm dạng sóng điện áp cũng bị méo dạng khá lớn.

Tại sao tụ điện bị nổ

Dạng sóng hài điện áp và dòng điện.

Tại sao tụ điện bị nổ

Sóng hài điện áp

Tại sao tụ điện bị nổ

Dạng sóng hài dòng điện

Order U1 (%) U1 (V) I1 (%) I1 (A) 0 0.04 0.1 0.01 0.11 1 100 226.03 100 719.07 2 0 0 0.91 6.56 3 0.15 0.34 0.51 3.66 4 0.03 0.08 0.42 3.04 5 4.17 9.43 29.2 209.97 6 0.09 0.2 0.43 3.1 7 1.77 4.01 8.51 61.2 8 0.09 0.19 0.69 4.96 9 0.25 0.56 0.93 6.66 10 0.51 1.16 1.8 12.96 11 4.97 11.23 16.1 115.76 12 0.13 0.29 0.33 2.35 13 1.46 3.29 3.91 28.14 14 0.09 0.2 0.67 4.8 15 0.07 0.16 0.24 1.76 16 0.12 0.27 0.11 0.82 17 0.55 1.24 1.38 9.96 18 0.11 0.25 0.29 2.1 19 0.42 0.95 0.91 6.54 20 0.04 0.1 0.1 0.73 21 0.05 0.1 0.15 1.09 22 0.04 0.08 0.05 0.36 23 0.15 0.34 0.23 1.63 24 0.05 0.12 0.12 0.85 25 0.18 0.4 0.2 1.46 26 0.06 0.14 0.15 1.08 27 0.04 0.1 0.42 2.99 28 0.07 0.16 0.52 3.73 29 0.14 0.32 0.86 6.17 30 0.06 0.14 0.21 1.49 31 0.06 0.13 0.33 2.41 32 0.05 0.12 0.24 1.75 33 0.01 0.03 0.06 0.4 34 0.03 0.06 0.07 0.51 35 0.06 0.15 0.26 1.84 36 0.02 0.05 0.08 0.56 37 0.02 0.05 0.21 1.54 38 0.07 0.16 0.24 1.75 39 0.01 0.01 0.05 0.35 40 0.02 0.05 0.2 1.44 41 0.06 0.13 0.26 1.88 42 0.05 0.11 0.34 2.47 43 0.04 0.09 0.59 4.25 44 0.06 0.13 0.04 0.3 45 0.03 0.06 0.08 0.56 46 0.06 0.13 0.1 0.69 47 0.03 0.07 0.05 0.39 48 0.02 0.05 0.11 0.76 49 0.01 0.03 0.08 0.6 50 0.01 0.03 0.12 0.85 51 0.02 0.04 0.08 0.57 52 0.04 0.1 0.16 1.14 53 0.04 0.08 0.13 0.91 54 0.07 0.15 0.07 0.51 55 0.05 0.11 0.21 1.52 56 0.05 0.12 0.46 3.28 57 0.02 0.06 0.32 2.29 58 0.01 0.01 0.27 1.94 59 0.03 0.07 0.11 0.81 60 0.03 0.06 0.14 1 61 0.03 0.06 0.1 0.72 62 0.06 0.13 0.11 0.79 63 0.01 0.01 0.05 0.33 Total 6.96 34.81

Bảng kê sóng hài đến bậc 63.

Từ dạng sóng điện áp, dòng điện, ta thấy dạng sóng điện áp không méo dạng nhiều, dạng sóng dòng điện thì méo dạng nhiều. Có thể nghĩ rằng điện áp như vậy thì khá ổn rồi.

Tuy nhiên nhìn bảng kê ta thấy, dòng điện sóng hài bậc 5,7,11 tương ứng là 209, 61, 115A. Đây là dòng điện lớn nếu so với dòng điện chuẩn là 719A. Chính dòng điện này sẽ làm cho tụ điện bị nóng lên rất nhiều dẫn đến hỏng tụ.

Một điều cần lưu ý nữa là hài bậc càng cao thì đối với tụ điện lại rất có hại vì Zc = 1/2*pi*f*c. Tần số càng cao thì Zc càng nhỏ => dòng điện càng lớn => Rất có hại.

1.2 Tụ hỏng do thiết kế thông thoáng,tản nhiệt kém
Catalogue tụ bù đều ghi rõ giới nhiệt độ của tụ. Thông thường tụ khô có thể chịu được đến 55oC, tụ dầu có thể chịu được đến 45oC

Khi nhiệt độ trong tụ tăng lên quá cao. Áp suất trong tụ sẽ tăng lên. Nếu áp suất quá mức chịu đựng, tụ khô sẽ phù đầu (bung đầu) hoặc là bị nổ. Tụ dầu sẽ bị xì dầu hoặc phình tụ.

1.3 Tụ hỏng do chất lượng tụ kém
Chất lượng tụ được đánh giá tốt nhất qua kinh nghiệm sử dụng của thợ trong một thời gian dài. Tuy nhiên trong thực tế, các hãng gần như đều gặp sự cố về chất lượng của một loạt sản phẩm hoặc 1 vài dòng sản phẩm.

Xem thêm:Cách lựa chọn tù bù cho lưới điện

2. Làm sao để tụ điện bớt hỏng
Khi tụ của bạn nhanh hỏng, bạn thường hỏi làm sao để tụ bền hơn?

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần tìm đúng nguyên nhân hỏng tụ.

2.1 Nguyên nhân tụ hỏng do chất lượng điện áp
Chất lượng điện áp như đã nói ở trên sẽ có 2 phần: biên độ và hình dạng

Chỉ có biên độ nghĩa là điện áp cao lên nhưng dạng sóng vẫn sin, điện áp có thể chỉ cao hơn vào ban đêm nên để xác định cần 1 máy ghi nhận dữ liệu. Vấn đề là biên độ điện áp thì dễ xử lý: Thay thế tụ có điện áp chịu đựng cao hơn. Nếu sự cố xảy ra liên tục và nghiêm trọng thì thay thế toàn bộ trong 1 lần. Nếu sự cố nhỏ (tụ mau hỏng, phình nhẹ) thì có thể thay lại điện áp phù hợp mỗi khi có tụ hỏng, cách này tiết kiệm chi phí hơn.

Nếu vấn đề là dạng sóng (sóng hài), Câu trả lời là : “gắn cuộn kháng”. Tuy nhiên, không phải gắn cuộn kháng nào cũng làm tụ bền hơn, đôi khi còn làm tụ nhanh hỏng hơn nữa. Tụ nhanh hỏng hơn khi cuộn kháng tính toán không đúng dẫn đến cộng hưởng. Nếu có thời gian, Mình sẽ có một bài viết về việc lắp cuộn kháng sau nhé. 2.2 Nguyên nhân tụ hỏng do thiết kế thông thoáng kém

Thiết kế thông thoáng kém dẫn đến nhiệt độ trong tủ cao. Nguyên nhân thường là bố trí tụ quá gần nhau, quạt hút đặt ở vị trí không tối ưu. Chúng ta cần lưu ý là không khí nóng có xu hướng bay lên cao và ta phải thiết kế cho nó có thể bốc lên và đi theo luồng, thoát ra ngoài. Lưu ý nữa là bạn cố gắng thiết kế sao cho luồng gió đi vào từ phía dưới và thổi ra phía trên luồng này sẽ giúp làm mát được nhiều thiết bị nhất.

2.3 Nguyên nhân tụ hỏng tụ chất lượng kém
Bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến chất lượng tụ kém nếu đã loại bỏ 2 nguyên nhân đầu. Cách hay nhất là bạn thử nghiệm loại tụ khác hoặc tụ hãng khác. Chúng ta lưu ý là các hãng đều sản xuất các loại tụ có mức chịu đựng khác nhau. Thường có 3 loại: normal duty (tải thường), heavy duty (tải nặng) và super heavy duty (tải siêu nặng). Tuy nhiên thực tế tại Việt nam, do cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà nhập khẩu thường chỉ chọn loại tụ tải thường để cạnh tranh giá.

Xem thêm:cách đấu nối tủ tụ bù

Tại sao tụ điện bị nổ

 Chuyên Viên tại Công Ty TNHH ETINCO hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện công nghiêp: LS,Hyundai,Nuintek,Samwha,Mikro,Osung,Osemco
Email: 
Follow: Facebook    Website    Zalo