Tam quang giả nhật nguyệt tinh nghĩa là gì

QUYỂN 4
Quyển này có một chương Nhật nguyệt tinh tú.
3. CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

3.1. LỜI DẪN
Trước khi thế giới hình thành, Nhị nghi còn mờ mịt; sau khi chúng sinh trữ lương thực, tam quang mới rực sáng. Do đó cảm đến lòng đại từ của Đức Phật, động đến đại trí của bồ-tát Văn-thù, khiến các Ngài cưỡi dương tinh mà phóng ánh sáng, lắng âm phách mà chiếu soi, xua phong dịch để vận hành, tùy toàn cơ để hợp phép tắc. Từ đây định nóng rét trong ba thời, lập sáng tối khắp bốn châu. Tuy nhật nguyệt, tinh tú vận hành trên trời cao, nhưng cũng biểu trưng cho hạ giới. Đến như đứchợp với đại thiện thi tinh tú vận hành vào Hoàng đạo, nghĩa trái quân thần thi nhật nguyệt chuyển đến Huyền đồ, Lại như Huỳnh hoặc thoái lui ba xá , thì khen lởi thiện mà khuyên tu phúc; năm lớp đã hiện thí biểu thị điềm xấu để chấn chỉnh gian tà. Ngửalên thì giúp xem thiên tượng, cúi xuống thì trợ ngươi trừng ác khuyến thiện, công dụng của nhật nguyệt thật lớn lao thay!
3.2. TINH TÚ
Kính Đại tập ghi: “Bấy giờ long vương Sa-giá-la hỏi Bồ Tát Thù-trí-la-bà:
– Thưa Đại sĩ! Những tinh tú này vốn do ai nói ra, ai tạo ra sao lớn, sao nhỏ, mặt trời, mặt trăng? Vào ngày nào, ngôi sao nào hiện đầu tiên trên bầu trời? Do ai đặt ra một tháng có ba mươi ngày, một năm có mười hai tháng? Thế nào là thời, lệ thuộc nơi náo, tên gí, họ gì? Thế nào là thiện, là ác, là thực, là thí? Thế náo là ngày, là đêm? Mặt trời, mặt trăng và các ví sao vận hành như thế nào? Ngài là bậc tối tôn trong hàng thánh, xin thương xót loài rồng chúng con mà giảng thuyết. Nghe xong chúng con sẽ thoát khổ và cung kính hành trì.
Tôn giả Thù-trí-la-bà bảo các rồng:
– Vào thời quá khứ, đầu kiếp Hiền này có vua Đại Tam-ma-đa thông minh tài trí, dung mạo đoan chính không ai bằng. Vua luôn dùng chính pháp giáo hóa nhân dân, tâm ưa nơi vắng lặng, không thích ái nhiễm, luôn thích giữ sạch thân thể. Nhưng vua có một phu nhân đam mê sắc dục. Do lâu ngày vua không gần gũi, phu nhân không làm sao để thỏa mãn dục tâm. Một hôm bà vào vườn rừng, dạo chơi dưới một cội cây, bỗng một đàn lừa xuất hiện. Thấy căn tướng của các con lừa lộ xuất, lửa dục từ tâm bà bộc phát hừng hực, bà vội cởi áo quần chạy đến bên các con lừa. Lừa thấy bà, liền giao hợp. Sau đó mang thai, đủ ngày tháng, bà sinh ra một quái vật, đầu, tai, miệng, mắt đều giống lừa, chỉ có thân hình là người, nhưng cũng thô nhám, mọc đầy lông như súc sinh. Phu nhân thấy vậy, vô cùng kinh sợ, vội ném quái vật này vào nhà xí. Nhưng do phúc lực, nên nó lơ lửng trong khoảng không, chứ không rơi xuống đầt. Lúc ấy nữ la-sát Lô Thần thấy đứa bé quái dị này không dính phân dơ, nghĩ là do phúc lực, nên từ hư không đón lấy, tắm rửa sạch sẽ, mang về Tuyết sơn nuôi dưỡng, xem đứa bé này như con ruột. Đến lúc trưởng thành, nó được la-sát này dạy uống tiên dược và ngày đêm vui chơi với các đồng tử cõi trời. Các vị trời lớn cũng đến chăm sỏc bảo vệ. Do uống tiên dược và dùng các loại quả quí thơm ngon, nên hình tưóng đứa bẻ dần dần thay đổi, phúc đức trangnghiêm và ánh sáng chiếu phát. Do đó thiên chúng khen ngợi và gọi là Khư-lô-sắt-trá, nghĩa là Lô Thần đại tiên thánh nhân.
Bấy giờ trong núi Tuyết và mọi nơi bỗng nhiên hóa sinh các loại hoa đẹp, quả ngon, thuốc tốt, suối trong, chim quí. Những nơi Lô Thần đến thì đều sung túc. Do nhân duyên quả thuốc trợ giúp, những tướng lừa còn lại trên thân cũng dần dần biến hết, làm cho thân tướng Lô Thần thật đoan chính, chỉ còn đôi môi là giống lừa, vì thế gọi là Lô Thần tiên nhân.
Lô Thần học giáo pháp của bậc thánh, ngày đêm đứng một chân, suốt sáu vạn năm chưa từng đặt xuống mà tâm không khởi một niệm mỏi mệt. Thấy đại tiên chịu đựng gian khổ như thế, các Phạm chúng, Đế Thích và các vị trời cõi Dục, cõi Sắc khác ở phương trên cùng hòa hợp đến lễ lạy cúng dường tiên nhân Lô Thần. Cho đến loài rồng, a-tu-la, dạ-xoa, tất cả tiên nhân, những người tu tập Phạm hạnh cũng đên bên Lô Thân. Sau khi cúng dường xong, tất cả đồng chấp tay thưa:
– Đại thiên thánh nhân muốn cầu việc gì, xin nói cho chư thiên chúng tôi biết? Nếu cỏ thể, chủng tôi sẽ trao cho ngài, hoàn toàn không tiếc nuối!
Nghe thế, Lô Thần vô cùng vui mừng đáp:
– Đã nhất định thỏa mãn những mong cầu trong lòng ta, ta sẽ lược nêu cho quí vị biết! Ta nhớ khi còn thân ở kiếp quá khứ, thấy trên hư không hiện ra mặt trời, mặt trăng, năm chòm sao, ngày đêm vậnhành theo một quĩ đạo nhất định, chiếu sáng khắp thiên hạ. Ta muốn biết tường tận những điều này và cảm thương cho những chúng sinh ngu tối, nên ta không ngại gian khổ cầu học. Vào đầu kiếp Hiền này không có những việc như thế. Tất cả trời rồng, quỉ thần các vị thương xót ta mà đến đây, thì ta cũng xin nói cho các vị biết về cách thức vận hành, công năng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao; giống như việc định đặt, lập bày, tạo tác, tiện nghi, thiện ác tốt xấu ở quá khứ. Ta xin trình bày đầy đủ như sở nguyện của mình.
Tất cà các vị trời đều thưa:
– Đại đức tiên nhân! Việc này thật vô cùng sâu xa, trình độ của chúng tôi không thể đạt đến. Nếu thương xót chúng sinh, xin ngài mau nói những việc giống như ở quá khứ!
Tiên nhân Lô Thần nói:
– Về việc sắp đặt tinh tú, đầu tiên đặt chòm sao Mão, còn các vì sao khác xoay chuyển, vận hành trên hư không.
Lô Thần hỏi thiên chúng:
– Ta nóỉ đặt chòm sao Mão đầu tiên, đúng không?
Lúc ấy Nhật thiên thưa: – Sao Mão luôn vận hành trên hư không, đi khắp bốn thiên hạ tạo cácviệc thiện làm lợi ích cho chúng ta. Chòm sao này thuộc Hỏa thiên.
Trong chúng có một thanh nhân tên là Đại Oai Đức nói: “Chòm sao Mão là con của em gái ta, có sáu hình, giống như dao cạo tóc, một ngày một đêm đi ba mươi thời, khắp bốn thiên hạ, thuộc Hỏa thiên, họ Tì-da-ni, người cầu sao này nên dâng cúng sữa đông.
Lô Thần nói tiếp:
– Thứ hai là đặt chòm sao Tất. Sao này thuộc Thủy thiên, họ là Phả-la-đọa, có năm sao, hình dáng như cái chĩa dựng đứng, một ngày một đêm đi bốn mươi lăm thời, người thuộc sao này nên cúng thịt nai.
– Thứ ba đặt chòm sao Giốc. Sao này thuộc Nguyệt thiên, cũng là con Nguyệt thiên, họ Tì-lợi-giồ-da, có ba hình, như đầu nai, một ngày một đêm đi mười lăm thời. Người thuộc sao này nên cúng củ và quả.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10