Tên gọi của đảng từ tháng 10-1930 đến tháng 11-1945 là gì?

Trong lịch sử 90 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam [CSVN], có thời gian Đảng phải tuyên bố “tự ý giải tán” để hoạt động bí mật. Sau đó Đảng trở lại hoạt động công khai và lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Dân Việt cung cấp thông tin cho bạn đọc về giai đoạn lịch sử này của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng quyết định tổ chức Đảng Lao động Việt Nam [ảnh T.L].

Ngày 3/2/1930, Đảng CSVN được thành lập tại Hương Cảng, Hồng Kông [Trung Quốc]. Đến tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội nghị đã quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó: Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và cũng xuất phát từ thực tế ba nước Việt, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, đều chịu sự thống trị của Pháp, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng CSVN thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn. Nạn đói khủng khiếp đầu năm 1945 chưa được khắc phục thì lại tiếp nạn lụt lớn ở Bắc Bộ. Giữa lúc đó, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào miền Bắc, với danh nghĩa thi hành nhiệm vụ do Đồng minh giao cho là tước vũ khí quân đội Nhật, nhưng kỳ thực là ôm ấp âm mưu thâm độc xóa bỏ Đảng ta, xóa bỏ Mặt trận Việt Minh và lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. Ngày 23/9/1945, được quân đội Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ. 

Trước tình hình cực kỳ gay go và phức tạp đó, Đảng ta đã có những chủ trương phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cách mạng, đồng thời áp dụng một sách lược khôn khéo, mềm dẻo nhằm phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố “tự ý giải tán”, nhưng thực chất Đảng rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Để công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng lập ra Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. 

Theo PGS –TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng [Học viện Chính trị Quốc gia HCM], việc Đảng tuyên bố “tự ý giải tán” rút vào hoạt động bí mật, thứ nhất là để tránh việc đàn áp, khủng bố của kẻ thù; thứ hai là tập hợp nhiều người, nhiều thành phần tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước, đó những người yêu nước, có tinh thần dân tộc nhưng họ không thích Đảng. Đây là kế sách rất khôn khéo, linh hoạt của Đảng và Hồ Chủ tịch.

Dù Đảng rút vào hoạt động bí mật nhưng vẫn tiếp tục phát triển. Lúc lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng chỉ có hơn 5.000 đảng viên nhưng đến cuối năm 1945, số đảng viên lên tới 20 nghìn. 6 năm sau, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, số đảng viên đã hơn 766 nghìn người.

Theo PGS –TS Nguyễn Mạnh Hà, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II [tháng 2/1951], Đại hội quyết định tổ chức Đảng Lao Động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai. Như vậy, từ năm 1930 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Camphuchia. Nhưng đến năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp đã phát triển sang giai đoạn mới [chúng ta đã khai thông biên giới Việt –Trung bằng chiến dịch Biên giới năm 1950, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng], tình hình mỗi nước Đông Dương có những thay đổi khác nhau, chúng ta đã giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia đứng vững nên mỗi nước cần và có thể thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó, sự nghiệp cách mạng của nước nào là do nhân dân của nước đó quyết định, nhưng vẫn có sự tương hỗ lẫn nhau.

Tên Đảng Lao động Việt Nam kéo dài đến năm cuối 1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng CSVN, giống tên gọi khai sinh ban đầu.

Theo Dân Việt

//danviet.vn/tin-tuc/chuyen-dang-tuyen-bo-tu-y-giai-tan-ke-sach-kheo-leo-truoc-ke-thu-1054950.html

  Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930 và tới ngày 25-01-2021 chính thức trải qua XIII Đại hội. Mỗi cột mốc trong chặng đường lịch sử 91 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc là những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử Việt Nam.

  1. Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo [Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp]. Ngày 25 đến 30-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua [Tours] với tư cách là đại biểu Đông Dương. Ngày 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ phút ấy Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường       cộng sản.

  Tháng 6-1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã được Nguyễn Ái Quốc giác ngộ [Tâm Tâm xã là một tổ chức của những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc được thành lập ở Trung Quốc vào năm 1923]. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc trở thành người lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bao gồm các thành viên lớp đầu tiên: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ.

  Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành 2 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản đảng [tháng 6-1929]. Đây là tổ chức của những đảng viên tiên tiến ở Bắc Kỳ. An Nam Cộng sản đảng [8-1929], tổ chức của các đảng viên còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Kỳ. Cũng trong thời gian ấy, một bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên] đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn [9-1929].

Yêu cầu ấy đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết là phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Theo Chỉ thị của Đông Phương Bộ [là một bộ phận của Quốc tế III] đã yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam để thành lập một chính đảng thống nhất. Từ ngày 3 đến 7-2-1930, tại Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc], dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham dự hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh; 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liên; 3 đại biểu ở nước ngoài đại diện cho Quốc tế Cộng sản là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không có đại biểu tại hội nghị vì không kịp có mặt. Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắtSách lược vắn tắtChương trình tóm tắtĐiều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản Liên chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, về mặt danh nghĩa và chính thức thì Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ của Đảng, là người sáng lập Đảng Cộng sản      Việt Nam.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo Nhân dân đấu tranh giành độc lập giai đoạn 1930-1945

Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú bầu vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công cùng Ban Thường vụ Trung ương chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 1 và dự thảo cương lĩnh chính trị. Hội nghị lần thứ 1 tháng 10-1930 quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị. Ngày 19-4-1931, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Trần Phú bị thực dân Pháp bắt tại nhà số 66 đường Champagne [đường Lý Chính Thắng hiện nay]. Ngày 6-9-1931, Tổng Bí thư Trần Phú qua đời tại nhà thương Chợ Quán - sau khi chịu cực hình tra tấn của thực dân Pháp với lời nhắn nhủ các đồng chí trong Đảng: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Sau khi đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư của Đảng bị bắt, tra tấn và hy sinh, từ năm 1930 đến 1935, chức vụ Tổng Bí thư của Đảng bị khuyết. Sau phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930, thực dân Pháp tăng cường đàn áp khốc liệt các phong trào yêu nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong giai đoạn 1930–1931, hầu hết các tổ chức cộng sản tại Đông Dương lần lượt bị khủng bố. Trước tình hình nguy ngập ấy, Năm 1932, Quốc tế cộng sản ra chỉ thị phải xây dựng lại tổ chức cộng sản ở Đông Dương. Tháng 6-1934, tại Ma Cao [Trung Quốc], dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Hồng Phong, Hội nghị Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức. Hội nghị đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương.

Từ ngày 28 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Ma Cao [Trung Quốc]. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, nên không tham dự được. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 ủy viên [9 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết], đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

Tại Hội nghị Trung ương năm 1936, đồng chí Hà Huy Tập đã được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng thay cho đồng chí Lê Hồng Phong. Tại Hội nghị Trung ương tháng 3-1938 tại Bà Điểm, Hóc Môn, đồng chí Hà Huy Tập thôi chức vụ Tổng Bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng [khi ấy đồng chí Nguyễn Văn Cừ 26 tuổi]. Tháng 1-1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt và ngày đồng chí Nguyễn Văn Cừ cùng các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu…bị thực dân Pháp xử bắn tại trường bắn Hóc Môn.

Như vậy, chỉ trong 4 năm từ năm 1936 đến năm 1940 đã có 3 đồng chí lần lượt thay nhau giữ chức vụ Tổng Bí thư của Đảng. Điều đặc biệt là cả 4 đồng chí khi giữ các trọng trách này đều còn rất trẻ tuổi [Tổng Bí thư Trần Phú trước đó 26 tuổi]: Đồng chí Lê Hồng Phong 33 tuổi, đồng chí Hà Huy Tập 30 tuổi, đồng chí Lê Hồng Phong 33 tuổi và đồng chí Nguyễn Văn Cừ 26 tuổi]. Cả bốn Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đều bị thực dân Pháp bắt giam và hy sinh trong quá trình hoạt động cách mạng, hai đồng chí hy sinh trong thời gian bị giam giữ, tù đày; hai đồng chí bị thực dân Pháp xử tử hình.

Tháng 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam lãnh đạo cách mạng trong nước. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng [họp tại Bắc Ninh]. Hội nghị đã cụ thể hóa chủ trương chuyển hướng trong chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc thành nhiệm vụ trung tâm và cao hơn hết thảy. Hội nghị đã khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Đây chính là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện thời. Dự kiến hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, sự tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi hỏi độc lập tự do cho toàn dân tộc, thì không những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến hàng vạn năm cũng không đòi lại được”. Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm liên hiệp đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, kể cả xu hướng chính trị, cùng nhau giải phóng và sinh tồn. Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 8-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương với gần 5 nghìn đảng viên - trong đó có một số đồng chí đang bị thực dân Pháp giam giữ tại các nhà tù - đã lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền trong cuộc cách mạng tháng 8-1945, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa kể từ ngày 2-9-1945. Đảng Cộng sản Việt Nam, từ một chính đảng bị thực dân Pháp xếp ngoài vòng pháp luật đã chính thức trở thành đảng cầm quyền kể từ ngày 2-9-1945.

3. Những dấu mốc quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Để đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp, để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế [chủ yếu là Trung Hoa dân quốc và một số lực lượng trong chính giới của Pháp, Mỹ…], ngày 11-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Thông cáo "Tự ý giải tán". Đây là sách lược để Đảng rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Để công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng lập ra Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. 

Mười sáu năm sau Đại hội lần thứ nhất của Đảng năm 1935, từ ngày 11 đến 19-2-1951, tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đảng Cộng sản Việt Nam [lúc này với tên gọi Đảng Cộng sản Đông Dương] tổ chức Đại hội lần thứ II. Đây là lần đâu tiên tính Đảng tổ chức đại hội trong nước. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung: Báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội [Chính cương Đảng Lao động Việt Nam]. Từ Chính cương vắt tắt, Sách lược vắt tắt đến Cương lĩnh tháng 10-1930 thì đây là bản Cương lĩnh thứ 3 của Đảng. Tại Đại hội này, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.

Kể từ năm 1951 đến khi qua đời năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng - Chủ tịch Đảng 18 năm và 24 năm là người đứng đầu Nhà nước. Đồng chí Trường Chinh được bầu là Tổng Bí thư của Đảng. Đại hội cũng quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác-Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội đưa Đảng ra hoạt động công khai tên tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 5-1954, Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Tháng 9-1960, Đảng Cộng sản Việt Nam [lúc này với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam] tổ chức Đại hội lần thứ III. Đại hội đề ra nhiệm vụ chính yếu của cách mạng hai miền Nam Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp túc được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu là Bí thư thứ nhất [cho tới Đại hội IV, năm 1976 lại gọi là Tổng Bí thư]. 30-4-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước thống nhất.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam - những dấu mốc quan trọng của thời kỳ đổi mới đất nước

Từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại Hà Nội, Đảng Cộng sản Việt Nam [lúc này với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam] tổ chức Đại hội lần thứ IV. Đây là Đại hội sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất. Đại hội đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam [như tên gọi của buổi đầu thành lập]. Đại hội còn bổ sung Điều lệ Đảng, thay chức danh Bí thư thứ nhất là Tổng Bí thư, bỏ chức danh Chủ tịch Đảng [như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người duy nhất giữ chức vụ Chủ tịch Đảng]. Đồng chí Lê Duẩn được bầu là người đứng đầu Đảng với chức danh là Tổng Bí thư. Từ ngày 27 đến 31-3-1982, tại Hà Nội, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ V. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại giữ chức vụ Tổng Bí thư.

Từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, tại Hà Nội diễn ra Đại hội lần thứ VI của Đảng. Thời điểm này, tháng 7-1986 đến khi Đại hội, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng sau khi đồng chí Lê Duẩn từ trần]. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Tổng Bí thư của Đảng. Đây là đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước. Từ ngày 24 đến 27-12-1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ VII. Tổng Bí thư được bầu là đồng chí Đỗ Mười. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh đã xác định 5 đặc trưng của CNXH ở Việt Nam.

Từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996 tại Hà Nội diễn ra Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư [sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VIII - tháng 12/1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư]. Đại hội lần thứ IX của Đảng diễn ra từ ngày 19 đến 22-4-2001 tại Hà Nội. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội lần thứ X của Đảng diễn ra từ ngày 18 đến 25-4-2006. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 12 đến 19-01-2011 tại Hà Nội. Đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [bổ sung, phát triển]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII diễn ra từ 20 đến 28-01-2016, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

Ngày 23-10-2018, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người thứ 2 vừa đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Đảng, vừa đảm nhiệm cương vị là nguyên thủ quốc gia.

Ngày 25-01-2021, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễ ra sau 35 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước với rất nhiều thành tựu lớn. Kinh tế Việt Nam đã tăng 12 lần, GDP đầu người tăng 8.3 lần, dự trữ hối đoái so với năm 1997 tăng 47,6 lần lên gần 100 tỷ USD. Tỷ lệ người nghèo từ trên 80% dân số thì nay chỉ còn dưới 3% và Việt Nam được nhiều tổ chức uy tín của quốc tế đánh giá là hình mẫu trong xóa đói giảm nghèo. Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 36 trên thế giới và được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trên thế giới v.v…Đặc biệt, trong khi cả thế giới chao đảo với dịch Covid-19 thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia chống dịch thành công và hiệu quả nhất với đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF]: “Thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII hội tụ ý chí và khát vọng toàn dân tộc, đã xác lập hành trình cho chặng đường mới tới năm 2030 - 100 năm lập Đảng, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tới năm 2045 - 100 năm lập quốc trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

 Đây là thời khắc lịch sử đặc biệt quan trọng đánh dấu sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt 91 năm qua. Đại hội sẽ vạch ra đường lối để đưa Việt Nam phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

                                                        Hồng Phúc

Chủ Đề