Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì

Trắc nghiệm Ánh trăng có đáp án - Ngữ văn lớp 9

 

 

Bài giảng: Ánh trăng - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên Tôi)

Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì

Câu 1: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn nào?

A. Thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ

C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ

D. Sau 1975

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 2: Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ nào sau đây?

A. Cảnh khuya

B. Đập đá ở Côn Lôn

C. Lượm

D. Đêm nay Bác kg ngủ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc

C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng giặc Mĩ

D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 4: Bài thơ đề cập tới hai khoảng thời gian: “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” và “hồi về thành phố”. Em có nhận xét gì, về những sự việc xảy ra trong hai khoảng thời gian đó?

A. Giống nhau

B. Trái ngược nhau

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 5: Nội dung của khổ thơ sau là gì?

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

A. Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ

B. Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ

C. Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng

D. Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 6: Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng

D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 7: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói

B. Bảo

C. Thấy

D. Nghĩ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Nói quá

D. Liệt kê

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 9: Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?

A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm

B. Không chủ ý, không cố ý

C. Không có tội tình gì

D. Cả A và B đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

B. Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 11: Nhận định không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng?

A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát

B. Biểu tượng trong quá khứ tình nghĩa

C. Biểu tượng vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống

D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 12: Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt

B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn

C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người

D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 13: Nhận định nói đúng nhất vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra?

A. Thái độ đối với quá khứ

B. Thái độ với con người đã khuất

C. Thái độ đối với chính mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 14: Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ?

A. Thái độ đối với quá khứ

B. Thái độ với những người đã khuất

C. Thái độ với chính mình

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

 

Bài giảng: Ánh trăng - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên Tôi)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Trang trước Trang sau
 

Lời nhắn nhủ của nguyễn duy qua bài thơ ánh trăng

Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.51 KB, 4 trang )

Lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
Nguyễn Đình Thi từng quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng
những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn
muốn nói một gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một tin nhắn nhủ, anh
muốn đem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”. (Trích Tiếng
nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12 -13).

Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình
Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà nhà
thơ Nguyễn Duy muốn góp vào đời sống.

Bài làm:

Mở bài:
Trong bài viết Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi từng cho rằng: “Tác
phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng
nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một gì mới mẻ. Anh gửi vào
tác phẩm một lá thư, một tin nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp
phần vào đời sống chung quanh”. Không có cái gì do con người sáng tạo ra mà
nằm ngoài cuộc sống của chúng ta. Nghệ thuật cũng thế. Bất kì một loại hình nghệ
thuật nào cũng đều bắt nguồn từ đời sống. Người nghệ sĩ chất chứa những ưu tư
trước cuộc đời và kết tinh nó thành tác phẩm nghệ thuật. Điều đó thể hiện sâu sắc
trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

Thân bài:
Giải thích khái niệm:
– Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo của người nghệ sĩ về hiện
thực đời sống.


– Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ sĩ

 


muốn gửi đến bạn đọc thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Thông điệp ấy gắn
với chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật.

Điều mới mẻ và lời nhắn nhẻ của Nguyễn Duy qua Ánh trăng
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Ông cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bĩ sau năm 1975.

+ Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang
đến điều mới mẻ, vừa là lời nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của
con người.

– Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng:

Trăng là đề tài quen thuộc của thơ cả xưa nay, nhưng Nguyễn Duy vẫn có những
cảm nhận và cách thể hiện riêng.

+ Bài thơ Ánh trăng mở mẻ ở nội dung:

Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hàng của thiên
nhiên, theo nhân vật trữ tình từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở
rừng. Vì thế, trăng còn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà tươi đẹp, của nghĩa
tình thắm thiết, đắm sâu với quê hương, đồng đội, bạn bè.


Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan hệ đa chiều với nhân vật trữ
tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình
huống Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẽ đẹp khác đáng trân
trọng của trăng: thủy chung, bao dung mà nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con

 


người.

Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà vẫn chứa
chất triết lí sâu xa; hình ảnh thơ đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất
tự sự với tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được tình huống bất
ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên cảu mỗi
khổ thơ…

– Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ:

+ Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi
những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ, cần phải sống tình nghĩa,
thủy chung. Đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín đáo và tinh tế.

+ Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút “giật mình”, nghĩa là trạng thái
thức tỉnh cảu lương tâm, soi lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hoàn
thiện. Nếu không có những phút giật mình như thế, con người ta rất dễ đánh mất
chính minh, phản bội lại quá khứ ân tình, ân nghĩa.

– Chính những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật, chính thông điệp giàu
tính nhân văn đã làm nên sức sống của bài thơ và phong cách nghệ thuật của nhà
thơ Nguyễn Duy. Đó đồng thời là bản chất của sáng tạo nghệ thuật, là yêu cầu đối
với mỗi người nghệ sĩ (bài học về sáng tạo).


Kết bài:
Bài thơ Ánh trăng không phải là một sản phẩm của triết lí khô khan, lời nhắn nhủ
phải được thể hiện với tính nghệ thuật mới có khả năng lay động. Điều đó cũng đòi
hỏi độc giả phải là người đồng sáng tạo để cảm nhận được những thông điệp mà
người nghệ sĩ muốn gửi tới (bài học về tiếp nhận)

 





 

 

Ý nghĩa biểu tượng “ánh trăng” và cái “giật mình” trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy - Bài mẫu 1

Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì

Bài thơ Ánh trăng là một trong những tác phẩm nổi bậc của Nguyễn Duy giai đoạn sau chiến tranh. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Cái “giật mình” ở cuối bài thơ là tiếng vọng của lương tâm, sự thức tỉnh linh hồn con người trước quá khứ nghĩa tình, thủy chung.

Trăng vốn gắn bó với con người từ lúc bé thơ ở đồng quê, cho đến khi lên rừng chiến đấu. Thế nhưng, “từ hồi lên thành phố”, con người đã vô tình lãng quên. Sự cố mất điện tạo ra duyên cớ để con người hội ngộ với người bạn năm xưa. Khi “vội bật tung của sổ”, con người bất ngờ đối mặt với vầng trăng, một cố nhân năm nào. Ngay lúc “ngửa mặt lên nhìn mặt”, sau chuỗi dài cảm xúc, bất giác nhà thơ nhận ra những đổi thay của mình, thảng thốt “giật mình” hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình” .

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung và nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức lương tâm con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Tác giả “giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Có thể thấy, cái “giật mình” trong đoạn thơ là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” ấy chính là của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” cũng là sự tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. “Giật mình” để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách.

Như vậy, con người “giật mình” trước ánh trăng chính là sự bừng tỉnh của nhân cách, sự thức tỉnh của lương tri, lương năng và lương tâm; là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp và thuần khiết nhất. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp tâm hồn và nhân cách con người.Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống.

Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, đồng thời củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

 

Phân tích lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ nghĩa tình qua bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy - Bài mẫu 1

Thái độ và bài học tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì

Người xưa có câu: “Thi ngôn chí”. Tức nghĩa: Thơ để nói lên cái chí ở đời. “Chí” ở đây không chỉ là chí hướng, nguyện vọng của con người khi đạt tới cái gì đó. Mà “chí” còn là những quan niệm , tư tưởng, nhân sinh quan và thế giới quan mà người nghệ sĩ mang trong lòng. Tác phẩm nghệ thuật bởi vậy không chỉ là tiếng thì thầm, lời nhắn nhủ mà còn là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm, quan niệm về cuộc sống và con người mà tác giả muốn truyền đạt tới bạn đọc. Và qua bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã để những tình cảm, cảm xúc và tư tưởng của mình kết tinh thành những giọt ngọc của thời đại thấm sâu vào hồn trí người đọc và gợi nhắc, củng cố họ thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung với quá khứ nghĩa tình.

Bài thơ được Nguyễn Duy – một nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước viết trong một hoàn cảnh khá đặc biệt: năm 1978, tức ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng mở đầu bài thơ là những kí ức ngày thơ ấu:

“Hồi nhỏ sông với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Bài thơ mở đầu bằng kí ức tuổi thơ và quá trình trưởng thành của con người bằng một từ “hồi” và ba lần từ “với”, không gian được mở rộng dần từ “đồng” đến “ sông” rồi đến “bể”. Tuổi thơ đi nhiều cũng có vầng trăng, ánh trăng soi rọi làm tăng thêm vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên và như nhân lên nhiều lần niềm hạnh phúc của trẻ thơ. Nhưng, phải đến thời chiến tranh, nơi chiến trường ác liệt, vầng trăng mới trở thành người bạn tri kỉ của con người. Người chiến sĩ đứng gác giữa “Rừng hoang sương muối” đã có “đầu súng trăng treo” (Chính Hữu), ngủ dưới ánh trăng đã có “gối khuya ngon giấc/ bên sông trăng nhòm” ( Hồ Chí Minh). Tình bạn tri kỉ giữa người và trăng là tình bạn hồn nhiên, chân thật như cỏ cây, bền vững như đất trời. Con người gắn bó với vầng trăng và đinh ninh một lời hứa không bao giờ bội bạc. Ấy thế mà, cứ ngỡ như tình bạn ấy không thể phai nhạt, nhưng hoàn cảnh sống thay đổi, thì lòng người cũng dễ đổi thay:

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Từ cuộc sống “hồn nhiên như cây cỏ” lúc thiếu thời hay cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi rừng núi, con người về sống nơi thành thị tiện nghi đầy đủ, lắm” ánh điện, cửa gương ”, vầng trăng đâu còn thân thiết với con người nữa! Vầng trăng tri kỉ, vầng trăng nghĩa tình đã bị con người lãng quên. Trăng được nhân hóa là người bạn nghĩa tình, từ rừng núi về thị thành thăm lại cố nhân. Nhưng bây giờ, ngừơi ấy lại xem trăng là “người dưng”. Phép so sánh “như người dưng qua đường” gợi trong lòng người đọc biết bao sự xót xa. Tôi bỗng nhói lòng nhớ về những câu thơ của Vũ Đình Liên trong bài thơ “Ông đồ”:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Có lẽ, chóng quên là căn bệnh khó chữa của người đời ! Giọng thơ thầm thì, giãi bày tâm sự, nhà thơ như đang tự nói với chính mình. Nhưng lại thấm thía người nghe về một biểu hiện của nhân tình thế thái chóng đổi thay ! Nhưng trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ bốn chính là bước ngoặt, mà từ đó, tác giả bộc lộ cảm xúc chủ đạo của tác phẩm:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

Nơi thành phố lắm “ánh điện, cửa gương”, người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến ánh trăng. Nhưng cuộc đời của con người đâu cứ mãi êm xuôi, đèn điện rồi cũng có lúc đột ngột tắt, cửa gương rồi cũng phải mở ra để đón lấy khí trời trong những đêm hè ngột ngạt. Lúc ấy, con người “đột ngột” gặp lại “vầng trăng tròn”. Bốn câu thơ với các từ : thình lình, vội, đột ngột đầy biểu cảm, thể hiện sự thay đổi bất ngờ, nhanh chóng của hoàn cảnh và sự ứng phó của con người với những hành động khẩn trương. Ấy nhưng, cái “đột ngột” không phải sự xuất hiện của vầng trăng mà là sự phát hiện của con người. Trăng vẫn thế, tròn đầy từ ngày chiến tranh, tròn đầy từ ngày người về thành thị và tròn đầy ngoài khung cửa sổ, chờ đợi con người. Lúc ấy, con người mới “giật mình” sám hối:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”

Đến cuối bài thơ, từ “giật mình” mới xuất hiện, nhưng nếu ngẫm kĩ, ta thấy lúc “đột ngột” nhìn thấy “vầng trăng tròn” ngoài cửa sổ, con người đã giật mình rồi. Từ “ngửa” được dùng thật hay, không phải là “ngẩng mặt” hay “ngước mặt”, mà là “ngửa mặt”, là phơi bày toàn bộ gương mặt mình hôm nay để đối diện với “mặt trăng” tri kỉ thuở xưa. Trăng chẳng hề nói năng, chẳng hề trách mắng nhưng cái tâm thế lặng im, ngửa mặt lên có phần thành kính của con người lại bộc lộ một cảm xúc tha thiến đến nao lòng. Cái giây phút ấy, cả quá khứ như chợt sống dậy, cả tuổi thơ rong chơi trên đồng, trên sông, trên bể với trăng, cả thời chiến tranh gian lao, vất vả ở rừng có trăng bầu bạn, tất cả như hiện về trong nỗi nhớ, trong nỗi xúc động xen lẫn xót xa và ân hận. Với biện pháp tu từ so sánh cùng với phép điệp từ và điệp cấu trúc tinh tế, khéo léo đã làm hai câu thơ cuối khổ song hành, làm bật lên cái cảm giác xốn xang, day dứt của con người đang sám hối để tự hoàn thiện, tự vươn lên và hướng tâm hồn mình ra thứ ánh sáng đẹp đẽ của trăng. Cảm xúc chân thành và giọng thơ đầy tâm sự đã giúp cho đoạn thơ vào lòng người một cách nhẹ nhàng và thấm thía:

“Trăng cứ trong vành vạch

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Bài thơ kết thúc bằng một khổ thơ mang hàm nghĩa sâu xa, độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, đẹp đẽ, hơn thế, còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Nó cứ “tròn vành vạnh” như quá khứ thủy chung, nguyên vẹn, đẹp đẽ chẳng phai mờ. Vầng trăng ấy không hề trách móc những kẻ vô tình. Là biểu tượng của tấm lòng bao dung, độ lượng, của quá khứ nghĩa tình không so đo tính toán thiệt hơn. Nhưng ánh nhìn “im phăng phắc” của vầng trăng hay chính là ánh nhìn nghiêm khắc của lương tâm, mà để cho người bạn ngày xưa “giật mình” xem lại thái độ sống cũng như tình cảm, thái độ của mình ? Dù không trách móc cũng đủ để nhà thơ và chúng ta giật mình, nhìn lại chính bản thân và đánh giá lại thái độ sống của mình! Và cái tinh tế của Nguyễn Duy là ở chỗ, nếu như ở những khổ thơ trên, chủ thể trữ tình ẩn nấp, giấu mình đi thì lúc này, cái “giật mình” này không còn của riêng ai nữa, mà là của “ta”, “ta” ở đây là nhà thơ và cũng là tôi, là bạn, là tất cả mọi người. Sự xuất hiện ấy không hề gượng gạo, giả dối mà lại vô cùng tự nhiên, đó như là một lời nhắn gửi, một lời khuyên nhỏ nhẹ, không hô hào, không khoa trương mà lại thấm sâu vào trong tình cảm, suy nghĩ của mỗi người !

Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại và xuyên suốt khoảng thời gian cũng như bài thơ là hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng, được xem như là niềm thôi thúc của tác giả nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thủy chung “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta hàng ngàn đời truyền lại. Và từ câu chuyện riêng của nhà thơ Nguyễn Duy, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, vất vả, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, nghĩa tình. Bài thơ không chỉ có ý nghĩa với riêng thế hệ từng trải qua trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên nay sống trong hòa bình dễ lãng quên quá khứ. Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề là thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình. “Ánh trăng” với thể thơ năm chữ kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, kết hợp với giọng điệu thơ tâm tình, khi ngân nga, thiết tha khi lại trầm buồn, sâu lắng đã góp phần lớn vào việc làm nổi bật ý nghĩa của cả bài thơ, khiến bài thơ khắc sâu và hồn trí người đọc.

Trở lại với cuộc sống ngày hôm nay, trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của cuộc sống mưu toan, của nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Con người cứ thờ ơ và vô cảm. Biết trách ai đây? Trách cuộc sống phát triển quá nhanh? Hay trách con người quá tiến bộ? Chẳng ai biết, cuộc sống quá mức bận rộn, con người chẳng lấy đâu ra thời gian mà “giật mình”, mà sống thủy chung được nữa! Nhưng xin đừng quên rằng: Những thứ chúng ta có được ngày hôm nay, đều là từ ngày hôm qua cả, nếu chúng ta không biết trân trọng và giữ gìn thì đừng hối hận hay luyến tiếc, nếu sau này ta mất đi những thứ đó! Có những điều vẫn ở đó, ngay cạnh ta, thuộc về ta. Nhưng đến một ngày, khi ta nhận ra sự hiện diện của nó quan trọng, mọi thứ đã thay đổi. Tại sao vầng trăng tròn, quá khứ nghĩa tình vẫn ở đó, sát bên, liền kề chúng ta đây, mà ta lại không trân trọng? Lẽ sống “Uống nước nhớ nguồn” nhân dân ta truyền lại từ bao đời, lẽ nào lại để mai một dần? Không, mỗi người chúng ta luôn phải có ý thức trước lẽ sống, đạo lí tốt đẹp, cao cả ấy. Ta là ai? Là người già? Là trẻ nhỏ? Là thanh niên? Chung lại, ta chính là con người Việt Nam, sống trên dải đất hình chữ S với truyền thống bốn ngàn năm lịch sử này, lẽ nào ta nhẫn tâm quay lưng lại với quá khứ? Với lịch sử? Vậy để luôn giữ gìn truyền thống tốt đẹp này, chúng ta cần phải làm gì? Đối với người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, ta luôn cần trân trọng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhận thức được những suy nghĩ, hành động của chính bản thân. Hãy luôn sống và luôn nhớ về cội nguồn của mình, đừng sống như những kẻ vô tình, bạc bẽo, quay lưng với quá khứ nghĩa tình.

Qua bài thơ “Ánh trăng” của mình, Nguyễn Duy đã giáng một hồi chuông cảnh tỉnh trước một biểu hiện của nhân tình thế thái nhanh chóng đổi thay, đồng thời làm người đọc rung động mạnh mẽ với giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại thấm sâu trong hồn trí ngừoi ta. Cảm ơn ông, Nguyễn Duy, đã mang “Ánh trăng” đến với người đọc, gợi nhắc về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Vậy gấp lại những vần thơ của “Ánh trăng”, bạn, tôi và mọi người đã, đang và sẽ làm gì?

 

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy hay nhất

  • Dàn ý phân tích bài thơ Ánh Trăng
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng ngắn gọn
  • Phân tích Ánh trăng - Mẫu 1
  • Phân tích bài Ánh trăng - Mẫu 2
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 3
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 4
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 5
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 6
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 7
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 8
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 9
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 10
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 11
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 12
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 13
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 14
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 15
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 16
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 17
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 18
  • Phân tích bài thơ Ánh trăng - Mẫu 19