Theo quy định của nhà trường, hình thức kỷ luật khi đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ:

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự năm 2015

Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT

2. Luật sư tư vấn:

Ở đây phải xác định rõ em bạn có hành vi gì để xử lý theo hành vi đó:

Thứ nhất cần phân biệt,làm giả và sửa chữa để xác định đúng hành vi vi phạm pháp luật. Làm giả là hành vi của người không có chức năng, quyền hạn đã sử dụng các thủ đoạn, phương pháp để tạo ra các giấy tờ, tài liệu giống như thật. Các giấy tờ, tài liệu có thể bị giả một phần hoặc toàn bộ. Sửa chữa là hành vi tẩy xóa các nội dung của giấy tờ, tài liệu thật và thay thế các nội dung khác vào đó. Thứ hai, chúng ta phải xác định hành vi học hộ, thi thuê là hành vi trái pháp luật giáo dục, mà cụ thể là các hành vi học sinh, sinh viên [HSSV] không được làm theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Quy chế học sinh, sinh viên được ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/08/2007 của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo: Điều 6: Các hành vi HSSV không được làm. 2. Gian lận trong thi cử: ...học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, trực hộ;...; Tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác”.

Đối với hành vi làm thẻ SV giả hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung thẻ SV: theo điểm a, khoản 2, Điều 7 Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được ban hành kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT, ngày 15/05/2014 của bộ Giáo dục & Đào tạo thì thẻ SV được cấp cho những người đã có quyết định công nhận là sinh viên.

Theo đóthẻ SV chưa được xác định là giấy chứng nhận hoặc tài liệu do tổ chức giáo dục phát hành mà chỉ được xem như là loại giấy tờ quản lý nội bộ do mỗi tổ chức giáo dục sử dụng để quản lý sinh viên theo học. Vì vậy, nếu chỉ giả mạo giấy tờ này để nhờ người thi hộ, học thuê thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 29 của Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉquy định: SV đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

Đối với hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND giả để thi thuê, thi hộ người khác:

Tại điểm b, khoản 3, Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã xác định: Điều 9: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng CMND. 3. Phạt tiền từ hai triệu đồng đến bốn triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b] Làm giả CMND; c] Sử dụng CMND giả.

Đối với trường hợp có dấu hiệu tội phạm [làm giả CMND hoặc sử dụng CMND giả để thi hộ] thì người có hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND giả để thi hộđều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015tại Điều 341, tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: a] Có tổ chức; b] Phạm tội nhiều lần; c] Gây hậu quả nghiêm trọng; d] Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, việc một số SV đã làm CMND giả hoặc nhận CMND giả từ người khác để thi hộ đều có đầy đủ dấu hiệu của tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong trường hợp, người đi thi hộ không phải là người trực tiếp làm giả CMND thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả mà chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng CMND giả để thi hộ.

Vậy bạn phải xét xem em trai bạn đã có hành vi nào để xác định hình thức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật- Công ty luật Minh Khuê

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:29/04/2019

 Đi thi hộ  Bị buộc thôi học  Buộc thôi học

Chào anh chị, em là sinh viên năm 3 của trường thủy lợi. Do em vừa học vừa làm thêm nên em rất ít đi học. Vừa qua, có một môn khó qua e học lại 2 lần rồi mà không qua nên em nhờ bạn thi dùm và bị nhà trường phát hiện. Em rất lo lắng là nhà trường sẽ đuổi học em. Anh chị cho em hỏi trường hợp này e có bị đuổi học không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • [ảnh minh họa]

  • Theo Khoản 4 Điều 6 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT năm 2016 thì:

    "4. Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

    a] Có điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 3,50;

    b] Có điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học trở lên;

    c] Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế này;

    d] Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này;

    Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học,trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình ở các trình độ thấp hơn hoặc có các chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng thì những sinh viên thuộc các diện quy định tại các điểm a, b và c khoản này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho từng trường hợp cụ thể."

    Như vậy, đối với trường hợp sinh viên bị xử ý lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ sẽ bị nhà trường buộc thôi học. Ở trường hợp này bạn chỉ mới vi phạm lần đầu thì bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định nhà trường, chưa đến mức phải buộc thôi học.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

    Trân trọng!


Bị buộc thôi học

Buộc thôi học

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Tại thông tư quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quy định:

Người thi hộ, nhờ người thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập 1 năm đối với vi phạm lần thứ nhất và bị buộc thôi học đối với vi phạm lần thứ 2; trường hợp tổ chức thi, kiểm tra hộ sẽ bị buộc thôi học đối với vi phạm lần thứ nhất.

Trừ trường hợp quy định như trên, việc xử lý người học vi phạm trong khi dự kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp được thực hiện như sau:

Khiển trách và trừ 25% điểm bài kiểm tra hoặc bài thi: áp dụng đối với người học phạm lỗi một lần nhìn bài, thảo luận bài với người học khác trong giờ kiểm tra, thi.

Xử lý người học trung cấp, cao đẳng vi phạm về thi, kiểm tra [Ảnh minh họa: Báo Chính phủ]

Cảnh cáo và trừ 50% điểm bài kiểm tra hoặc bài thi: áp dụng đối với người học vi phạm một trong các lỗi sau: Đã khiển trách 1 lần trong giờ kiểm tra, thi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm quy định tại giờ kiểm tra, thi đó;

Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho người khác;

Chép bài kiểm tra, bài thi của người khác, những bài kiểm tra, bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau.

Nếu người học bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị sao chép trước khi nộp bài thì được hiệu trưởng xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách, nếu bị sao chép sau khi nộp bài thì không bị xử lý. Đình chỉ làm bài và nhận điểm 0 cho bài kiểm tra, bài thi: áp dụng đối với người học vi phạm một trong các lỗi sau: Đã bị cảnh cáo 1 lần nhưng trong giờ kiểm ta, thi vẫn tiếp tục vi phạm quy định trong giờ kiểm tra, thi đó; Mang theo tài liệu hoặc các vật dụng không được phép đem vào phòng thi; Đưa đề kiểm tra, thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; Có hành động gây gổ, đe dọa người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa người học khác; Viết, vẽ bậy lên bài kiểm tra, bài thi; Viết bài kiểm tra, bài thi trên giấy không đúng quy định của trường; Dùng bài kiểm tra, bài thi của người khác để nộp; Có các hành vi nhằm mục đích xin điểm, nâng điểm hoặc làm sai lệch kết quả kiểm tra, thi;

Người học sau khi đã dự kiểm tra, thi nếu có kết luận vi phạm thì bị xử lý kỷ luật như trong khi làm bài kiểm tra, bài thi.

Linh Hương

Video liên quan

Chủ Đề