Thương nhà mỏi miệng cái gia gia là gì

Đó là hai câu thơ trong bài "Qua đèo Ngang" nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia?"

* Cháu là giáo viên, khi giảng bài "Qua đèo Ngang tức cảnh" của Bà Huyện Thanh Quan có hai câu mà học sinh không hiểu quốc quốc hay cuốc cuốc và gia gia hay đa đa: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia?

Bạn Nguyễn Thuỳ Chi [quận Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh]

Theo bài văn mẫu trong trang mạng van.edu.vn thì “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bình luận về hai câu luận [trước hai câu cuối] bài bài văn mẫu này ghi: Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả...

Đã có nhiều người tranh luận về hai nhóm từ quốc quốc, gia gia. Tất cả đều cho rằng quốc quốc là con chim cuốc. Còn chữ gia gia thì nhiều ý kiến khác nhau. Qua bài văn mẫu trên thì lại hiểu gia là nhà, chỉ tiếng kêu tha thiết gợi nỗi nhớ nhà.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Chân Quỳnh cho rằng Bà Huyện Thanh Quan thành thạo làm thơ thất ngôn bát cú có đối chọi nên có thể đã “chơi chữ” với cách phát âm tên hai loài chim, “quốc” hay “cuốc”, “da” hay “gia”. Ông Nguyễn Quảng Tuân dẫn ý kiến của học giả Nguyễn Văn Ngọc và dịch giả Lý Văn Hùng để giữ hai từ gia gia. Tuy nhiên tôi tán thành với nhận định của học giả An Chi: đây là chỉ hai loài chim, chim cuốc và chim đa đa. Trong tiếng Việt không có loài chim nào có tên gia gia hay da da. Phần giải thích dựa trên ngữ âm học lịch sử được trình bày trên trang 14-15 của cuốn “An Chi, rong chơi miền chữ nghĩa”, Tập I, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

Chúng ta biết rằng chim cuốc, theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia còn gọi là cuốc ngực trắng [tên khoa học Amaurornis phoenicurus] là một loài chim nước trong họ Gà nước [Rallidae]. Môi trường sinh sống của chúng là các đầm lầy trong khu vực miền nam châu Á. Chúng làm tổ trong các chỗ khô trên mặt thảm thực vật đầm lầy, đẻ 6-7 trứng. Loài chim nước lớn, dài tới 32 cm này là những cư dân sống cố định trong khu vực phân bố của chúng.

Chúng là loài chim khá ồn ào, đặc biệt là lúc bình minh và chạng vạng tối, với tiếng kêu khá to cuốc cuốc.

Còn chim đa đa, cũng theo Wikipedia [tên khoa học là Francolinus pintadeanus], còn gọi là gà gô, là loài chim thuộc họ Trĩ. Loài chim đa đa phân bố ở Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chim đa đa là các khu rừng khô cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm thấp. Chiều dài chim trung bình là 30-34 cm và cân nặng 280-400 g. Con mái nhỏ hơn con trống một chút.

Như vậy chúng ta nên hiểu bài thơ này như sau: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/Lom khom dưới núi, tiều vài chú/Lác đác bên sông, chợ mấy nhà/Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc/Thương nhà mỏi miệng, cái đa đa/Dừng chân đứng lại trời, non, nước/Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Bà Huyện sống trong khung cảnh thanh bình. Tại sao lại "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ", "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia "? Qua hai câu này, chắc không phải bà Huyện đang diễn tả tâm trạng đất nước của mình mà có lẽ lúc đi qua Đèo Ngang, bà Huyện nghe được tiếng kêu của con chim cuốc và con chim đa đa nên nhớ lại tích xưa. Chữ "quốc' dùng trong câu thơ thứ năm là để đối với chữ "nước" . Chữ "gia dùng trong câu thơ thứ sáu là để đối với chữ "nhà". Lới đối này hiển nhiên không phải luật đối của thơ thời nhà Đường.

Bây giờ chúng ta đi vào điển tích chim cuốc và chim đa đa.

Chim cuốc, hay chim quốc quốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy, Thục Vũ hay Đỗ Vũ. Chim có mỏ dài và cong. Lưng chim màu xám, bụng trắng có một vệt đen. Thường sống trong bụi rậm. Mùa hè chim kêu rỉ rả ngày đêm. Có người cho rằng chim cuốc kêu nguyên đêm, sáng ra khan cổ, máu chảy ra khỏi miệng rồi chết.

Chuyện kể vua Đỗ Vũ nước Thục, yêu bà Biết Linh, vợ của một ông tướng dưới quyền. Vì thế bị ông tướng cướp mất ngôi vua. Đỗ Vũ phải trốn vào rừng, thương tiếc một sự nghiệp của thời vàng son, chết hoá thành con chim Đỗ Quyên. Bởi thế mới "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ". Trong truyện Kiều, Nguyễn Du hỏi "Ấy hồn Thục đế hay là Đỗ Quyên" là tích này đây. Vì chim cuốc kêu vào mùa hè nên có thể bà Huyện viết bài thơ này vào mùa hè ở Đèo Ngang.

Cuối đời nhà Thương, vua Trụ tàn ác, hoang dâm vô độ, giết người không gớm tay. Khi Văn Vương là chư hầu vua Trụ mới từ trần, con lên nối ngôi là Vũ Vương. Vừa lên ngôi, thấy lòng người lầm than cực khổ than oán vua Trụ, Vũ Vương dấy binh đi dẹp Trụ. Nhiều người bỏ vua Trụ theo Vũ Vương, chẳng hạn Khương Tử Nha. Vua Trụ thua phải tự thiêu mà chết. Khi Vũ Vương dấy binh thì có hai người là Bá Di, Thúc Tề cản Vũ Vương viện cớ cha mới mất mà can qua là bất hiếu, làm bầy tôi vua Trụ mà phản chúa là bất trung.

Vũ Vương trả lời rằng vua là bạo quân trừ đi sao gọi bất trung, cứu trăm họ khỏi lầm than để tiếng thơm cho cha ta sao gọi bất hiếu ? Nói rồi cất quân diệt nhà Trụ mà lập nên nhà Chu. Sau này ở ngoài Huế có từ "phản chủ đầu trâu" là lấy từ tích "phản Trụ đầu Châu" mà ra.

Khi Vũ Vương thay thế nhà Trụ thì Bá Di, Thúc Tề bỏ lên núi sống. Không ăn cơm, chỉ ăn rau và hoa quả vì nghĩ cơm gạo là của nhà Chu, mình đã không theo nên không ăn. Nhưng có người bảo với hai ông rằng đất này giờ của nhà Chu thì một cộng cỏ cũng của nhà Chu huống gì cây rau, hoa trái trên rừng trên núi. Hai ông cho là có lý nên nhịn ăn mà chết. Chết đi hoá thành hai con chim suốt ngày kêu " Bất thực túc Chu gia" , " Bất thực túc Chu gia", nghĩa là "Không ăn lúa nhà Chu". Kêu mãi sau líu lưỡi chỉ còn hai chữ "gia gia". Người đời đặt tên cho là chim đa đa. "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Truyện Tam Quốc Chí kể lại chuyện Ngô vương là Tôn Quyền sai anh ruột của Khổng Minh là Gia Cát Cẩn sang Tây Thục dụ Khổng Minh về với Đông Ngô. Gia Cát Cẩn hỏi Khổng Minh: "Em còn nhớ chuyện Bá Di, Thúc Tề không ? ". Khổng Minh trả lời :" Bá Di, Thúc Tề sống chết không rời nhau, anh với em đều là tôi nhà Hán, chi bằng rước anh về với Hoàng Thúc cho em được đêm ngày hầu hạ".

Nhân bà Huyện nhắc đến chim. Ở ngoài trung, hình như ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi, có con chim Điều, sống ở trên cây, núi đá cao. Săn bắt rất cực khổ. Nhiều người bỏ mạng. Nhưng chim Điều có trong các vị thuốc loại Nhất Dạ Ngũ Giao của vua Minh Mạng nên hàng năm có lệ tiến cống chim Điều. Khi biết chuyện săn bắn lầm than, bà Huyện có lần xin vua Minh Mạng cho bỏ lệ cống chim Điều và nhà vua đã nhậm lời tâu cho bỏ lệ này.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

5. Hai câu thơ " Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, / Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia." trong bài "Qua Đèo Ngang" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 

A. So sánh   B. Phép đối   C. Ẩn dụ    D. Đảo ngữ

6. Cụm từ " ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang" thể hiện ý nghĩa gì?

A. Nỗi nhớ nhà của tác giả lúc chiều tà.     B. Nỗi cô đơn của tác giả.

C. Nỗi ngậm ngùi trước khung cảnh hoang sơ.   D. Nỗi buồn trước thiên nhiên vắng lặng.

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

[Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD]

Câu 1 [1 điểm]: Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 [1 điểm]: Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản?

Câu 3 [0,5 điểm]: Cho biết sự cảm nhận của em về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta” – Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?

Câu 4 [0,5 điểm]: Tìm từ láy trong bài thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này ?

            Trong hai câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa, nhân hóa đôi và đảo ngữ.

            Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xưa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.

            Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hoang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.

            Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đối. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng [kêu]. Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.

___

Xem thêm:

Trình bày hai chi tiết có sử dụng nghệ thuật tăng cấp trong văn bản “Sống chết mặc bay” tại đây.

Related

Tags:Giáo án Văn 7 · Văn 7

Video liên quan

Chủ Đề