Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào

Soạn văn 10: Lập luận trong văn nghị luận. 1. Xác định luận điểm:. Lập luận trong văn nghị luận

I. KHÁI NIỆM LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Đoạn văn Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi.

a. Kết luận [mục đích] của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá [kẻ thất phu hèn kém] thì không thể cùng nói việc bình được.

b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:

    + Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

    + Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.

    + Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

Kết luận: bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém“, cầm chắc sẽ phải nhận thất bại về sau.

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe [đọc] đến một kết luận nào đó mà người nói [viết] muốn đạt tới.

II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN

1. Xác định luận điểm:

Đọc bài Chữ ta của Hữu Thọ

a. Bài văn nghị luận của Hữu Thọ bàn về vấn đề: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa. Viết bài này tác giả có ý phê phán hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài khá bừa bãi và không hợp lí ở nước ta [trong các biển hiệu quảng cáo và trên khá nhiều mặt báo].

b. Các luận điểm:

    + Tiếng nước ngoài [tiếng Anh] đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

    + Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

2. Tìm luận cứ:

– Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

Các luận cứ:

    + Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.

    + Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.

    + Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

– Luận điểm 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

Các luận cứ:

    + Ở Triều Tiên:

      ● Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.

      ● Nhưng các tờ báo phát hành trong nước … cần đọc.

    + Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo … thông tin.

Quảng cáo

3. Lựa chọn phương pháp lập luận:

a. Phương pháp lập luận được vận dụng:

– Ngữ liệu 1: phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân quả.

– Ngữ liệu 2 [bài “Chữ Ta“]: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Một số phương pháp khác: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng, …

III. LUYỆN TẬP

Câu 1:

– Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

– Luận cứ:

    + Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức; đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

    + Dẫn chứng: Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nahan đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm văn học thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX.

– Phương pháp lập luận là phương pháp quy nạp.

Câu 2: Có thể nêu luận cứ cho 3 luận điểm đã cho là:

a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích:

– Giúp ta tích lũy và mở rộng tri thức về tự nhiên và xã hội.

– Giúp ta khám phá ra bản thân mình.

– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.

– Giúp rèn khả năng diễn đạt.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.

– Ko khí ô nhiễm.

– Nước bị nhiễm bẩn ko thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.

– Môi sinh đang bị tàn phá, bị hủy diệt.

c. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

– Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ.

– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

Câu 3: Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.

Tham khảo đoạn văn sau:

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng.

[Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000]

Đọc đoạn trích: Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân. Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thể thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thể, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chi ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn u? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành đồng bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: "Bụng dạ kė khác ta lường đoán được", nghĩa là thể đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tỉnh sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phia bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác u? Các ông không hiểu sự thể, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi? [Trích Thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi, SGK lớp 10, Nâng cao, NXB Giáo dục, tr.] Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào? Câu 3. Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng? Câu 4. Ý Câu 5. Anh/Chị hãy chi ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đợn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân. Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư?Sao đủ để cùng nói việc binh được? Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành đồng bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: "Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được", nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngômạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tảkhông tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi? [TríchThư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi, SGK lớp 10, Nâng cao, NXB Giáo dục, Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào? Câu 3.Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng? Câu 4.Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh? Câu 5. Anh/Chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Câu 6. Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Dù cùng nói một nội dung, nếu không có phản ứng từ người nghe, người nói sẽ cảmthấy mất sức hơn bình thường gấp hai, ba lần. Nhờ có những người chăm chú lắng nghe ta nóinhư nghe tiếng nước bình đạm chảy mà câu chuyện của ta sẽ trở nên thông suốt và bầu khôngkhí cũng vui vẻ hơn. Ngược lại, nếu đối phương chỉ như một bức tường im lìm không phảnứng gì, lời ra nói sẽ trở nên vô nghĩa, và chính bản thân ta cũng bắt đầu thu mình lại. Bởi vậy,chân thành lắng nghe người khác chính là cách bộc lộ sự quan tâm, nhường nhịn và tình yêuthương cụ thể, năng động nhất.Đã từng có lúc tôi thắc mắc không hiểu tại sao người ta sử dụng các mạng xã hội nhưTwitter, Facebook, Kakao Story,... bất kể ngày đêm như thế. Tôi đã không thể hiểu được lýdo tại sao dù không ai bắt ép nhưng mọi người vẫn chia sẻ hình ảnh, suy nghĩ, những việc mìnhlàm trong ngày với cả thế gian. Có lẽ vì chúng ta vẫn hằng mong sẽ có ai đó trên mạng lắngnghe câu chuyện của mình. Phải như vậy ta mới cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa vàsự tồn tại của mình có giá trị. Cảm giác mệt mỏi vì phải sống từng ngày không chút ý nghĩa,như phải đứng trên một sân khấu không khán giả, không ai quan tâm cũng sẽ được xoá nhoà.Hãy nhìn xung quanh xem có người thân hay bạn bè nào của bạn đang gặp khó khănhay không. Cho dù bạn không biết cách giải quyết những vấn đề của họ đi chăng nữa, họ cũng

sẽ rất biết ơn nếu bạn thật lòng lắng nghe câu chuyện của họ đấy.

[Trích Yêu những điều không hoàn hảo – Haemin, NXB Thế Giới, 2016]

Câu 1 [1 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 2 [1 điểm] Theo tác giả, vì sao mọi người thường chia sẻ những câu chuyện của mình lêncác trang mạng xã hội?Câu 3 [1,5 điểm] Nội dung chính của văn bản trên là gì?Câu 4 [1,5 điểm] Anh chị có đồng tình với quan điểm “chân thành lắng nghe người khác chínhlà cách bộc lộ sự quan tâm, nhường nhịn và tình yêu thương cụ thể, năng động nhất” không?

Vì sao?

“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.”

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai?

Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào?

Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào?

Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.”

Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[1] “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

[2] Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn: “Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể.

[4] Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lưởi thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách u hat hat e o dot a i , họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.

Câu 4. Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với anh / chị từ văn bản trên và giải thích vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân? [trả lời 3-5 dòng]

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

[1] Trên đời này có rất nhiều điều đáng quý như tài sản, công việc. Nhưng còn có một thứ quý giá hơn mọi thứ mà chúng ta đều biết. Đó là thời gian. Thời gian giống như mũi tên đã rời khỏi dây cung, một đi không trở lại. Thời gian làm thay đổi mọi thứ, nhưng chúng ta không thể nắm giữ được thời gian và càng không thể khiến thời gian quay ngược trở lại. Không ai địch được sức mạnh của thời gian. Ở điểm này, thời gian mới là người chiến thắng cuối cùng.

[2] Khoảnh khắc mà chúng ta có thể nói là "bây giờ" chỉ có một lần duy nhất. Nếu chúng ta để lỡ khoảnh khắc đó thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được nữa. Tại chính phút giây chúng ta nói là "bây giờ" thì "bây giờ" đã biến mất. Đó là bản chất của thời gian. Chính vì thế, chúng ta phải coi trọng thời gian. Thời gian quan trọng hơn tài sản và công việc […].

[3] Những người trẻ tuổi thường quên đi tầm quan trọng của thời gian. Có lẽ các bạn trẻ thường nghĩ đơn giản rằng thời gian sống còn nhiều tới mức không thể kiểm soát được và cho rằng lãng phí một chút cũng chẳng can hệ gì. Nhưng đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm.

[Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Choong,

NXB Lao động, 2016, tr.85-86]

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Tại chính phút giây chúng ta nói là "bây giờ" thì "bây giờ" đã biến mất?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn [1].

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Thời gian quan trọng hơn tài sản và công việc? Vì sao?

Video liên quan

Chủ Đề