Thờ Phật có nên thờ Thần Tài không

Hiểu về quan niệm thờ Thần tài

Nhiều người làm ăn kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, và ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm thường đi mua vàng với ý niệm cầu tài, cầu lộc, mong năm mới làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt.

Sư thầy Thích Phước Thái đã giải thích vấn đề này rằng, ước nguyện "buôn may bán đắt" là nhu cầu đối với người kinh doanh từ xưa. Theo dân gian, Thổ Công là một vị thần quan trọng, trông coi bình an, tài lộc, ruộng vườn sung túc, dự định họa phúc... cho gia đình. Vì vậy các nhà buôn bán, kinh doanh thờ Thần tài, đặt bàn thờ Ngài trong nhà, trong shop... Vì Tài (Thần tài) và Lợi (Thổ công) đi đôi với nhau nên một số người thờ chung hai vị với ý nghĩa "Đất thường sinh ngọc tốt, vàng ròng cũng từ đất mà ra"(phatgiao.org.vn).

Có ý kiến cho rằng Thổ địa (là Đất – trong Đất có vàng), Thần tài (là Kim, là vàng, tiền của), tương sinh với nhau nên thờ bộ đôi. Còn thờ Thổ Địa hút thuốc (ý là Hỏa sinh Thổ thì lưỡng Thổ thành sơn, càng nhiều vàng bạc, tiền của).

Cũng có giải thích cho rằng, Thổ địa là tâm, Thần tài chính là mình. Trong tâm có tiền của (Kim) do mình tạo ra và giữ gìn. Nếu có vàng bạc, tiền của mà không biết giữ gìn, tiêu dùng đúng cách thì tiền bay, đất cũng bán. Nếu mình tạo ra tiền, biết tiêu tiền đúng cách thì đó là thần tài. Nếu không biết cách tiêu tiền đúng cách thì không phải thần tài.

Thờ Phật có nên thờ Thần Tài không

Nhiều gia đình thờ Thần tài nhưng không hiểu ý nghĩa của việc thờ cúng. Ảnh minh họa.

Rải rác trong các kinh điển Phật giáo cũng có đề cập đến các vị thần. Kinh Địa Tạng có rất nhiều vị thần, nhưng theo Phật giáo thì quỷ thần cũng là các loài chúng sinh, và đạo Phật dạy phật tử "quy y Phật rồi thì không quy y các vị quỷ thần", trong nhà chỉ nên có bàn thờ Phật, nếu có thờ thêm thì thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ chứ không nên thờ bất cứ vị thần nào khác.

Nhưng có lẽ do bận làm ăn nên nhiều phật tử quên lời phát nguyện, hoặc có nhớ mà không bỏ được tập tục thờ cúng đó vẫn thờ Thần tài, muốn ngài phụ lực với Phật phù hộ thêm cho mình và gia đình bình an, mua may bán đắt, tiền của vào nhà như nước… Đó là tâm lý chung của đa số phật tử vì lòng tin Tam bảo, nhân quả không được vững chắc.

Theo thuyết giảng của Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ), nếu thờ Thần tài mà được giàu có, tiền của về ào ào thì các nhà sản xuất ông Thần Tài phải giàu to trước. Nhưng đã có xưởng sản xuất thần tài bị phá sản, các chủ sản xuất kinh doanh cũng phải làm ăn cật lực mới có tiền.

Mục đích thờ cúng Thần tài chính là cầu tài, cầu lộc nên người ta cúng kiếng Thần tài hoa quả, thức ăn - đó là quan điểm dân gian không phù hợp với quan điểm Phật giáo, trái luật nhân quả. Đạo Phật không dạy cầu giàu sang bằng cách cung phụng cho một vị thần nào đó.

Thờ Phật có nên thờ Thần Tài không

Thần tài không có mặt trong Phật giáo, nhưng hạnh bố thí tương ứng với lời dạy của đức Phật. Ảnh minh họa.

Giúp người sẽ được tài lộc tương ứng

Thần tài không phải là nhân vật có mặt trong Phật giáo, nhưng hạnh bố thí tương ứng với lời dạy của đức Phật, hạnh bố thí với tâm từ bi không mong cầu và vì lợi lộc – điều đó mọi người cần học hỏi.

Hạnh bố thí ngày nay nhiều người thực hành mong cầu lợi lạc, hoặc để người khác nhớ ơn, báo đáp. Điều đó không sai, nhưng phước báu sẽ tạo ra không nhiều vì hành thiện có tính toán và bị giới hạn. Nhiều người còn bị vướng mắc "giúp họ mình sẽ được gì, họ có trả ơn không?" khi giang tay giúp người khác. Bố thí đừng nên như vậy, vì đạo Phật dạy "Thi ân không cần báo đáp".

Luật nhân quả luôn công bằng, khi tạo tác nhân thiện, chắc chắn quả thiện sẽ đến khi đủ duyên mà chẳng cần mong cầu. Nhiều nhà tỉ phú làm ăn phát đạt nhưng luôn bố thí bởi họ hiểu san sẻ, bố thí, giúp đỡ người thì việc làm ăn sẽ thuận lợi, tiền bạc không bị thiếu hụt.

Đặc biệt con người cần hiểu là ngay cả khi công việc làm ăn thuận lợi, tiền của dư giả thì vẫn cần siêng năng, chăm chỉ lao động. Cách mà nhiều nhà tỉ phú hưởng thụ thành quả của mình là bố thí phân phát tiền của cho người nghèo, rồi lại tiếp tục lao động để có tiền của đi bố thí.

Không ít người ỷ thế nhà khá giả, giàu có mà không chăm lo cho tương lai, còn biếng lười, ăn chơi… rồi giao phó vận mệnh tài lộc cho một vị thần để van vái, cầu mong mà không tự mình làm chủ lấy mình. Để rồi khi không được như ý thì quay sang trách Thần tài không linh thiêng – đó là mê tín.

Hoặc trước, hay trong khi đang buôn bán thắp hương cúng bái Thần tài, khi có các lợi tức - là kết quả tất yếu của quá trình kinh doanh – thì lại mê tín cho là do Thần tài phù hộ. Rất nhiều tiểu thương mê tín "giao khoán" niềm tin vào Thần tài, cho cúng kiếng hàng ngày là làm ăn phát đạt – đó niềm tin mê tín, sai lạc gây tổn thất về kinh tế cho họ trong nền kinh tế thị trường. Bởi lời cầu nguyện chỉ có tác dụng tâm lý, không thể thay thế cho hành động thực tiễn, phương pháp làm ăn và nỗ lực làm giàu.

Thầy Thích Nhật Từ cho rằng không cần thờ Thần tài, muốn có tài thì cần đầu tư. Như muốn có gà con thì tạo gà trống, để gà mẹ ấp, hay điện ấp sẽ ra gà con – đó là nhân quả. Muốn có Thần tài bao nhiêu thì phải nỗ lực nhón chân, ghé tay làm việc gấp 2, 3 lần.

Thờ Phật có nên thờ Thần Tài không

Tài lộc đạt được là nhân quả trong kinh doanh. Ảnh minh họa.

Tài lộc con người đạt được không có liên hệ gì đến niềm tin và sự thờ phụng Thần tài, mà là nhân quả trong kinh doanh. Bất kỳ ai, ở đâu đầu tư vào kinh doanh muốn tồn tại cần nắm vững và tuân thủ quy luật nhân quả, quy luật cung cầu của thị trường, thị hiếu khách hàng, giữ gìn đạo đức kinh doanh, chăm sóc, tiếp thị và truyền thông minh bạch, tôn trọng khách hàng… thì cơ hội thành công và lợi ích cao hơn so với người lười biếng, thiếu vốn liếng, thiếu đầu tư, thiếu kiến thức làm ăn, hợp tác… Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư có hệ thống, biết xây dựng thương hiệu, nắm vững nhân quả, thị trường... đều thành công và giàu có nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.

Cũng theo luật nhân quả, nếu có tầm nhìn, tư duy đúng, nỗ lực hợp pháp, có đạo đức trong kinh doanh sẽ dẫn đến các thành quả như ý, chắc chắn sẽ thành tựu, không cần cầu nguyện cũng đạt được. Ngược lại, nếu không nỗ lực đích đáng, đầu tư không đúng mức trong kinh doanh thì có cầu nguyện xin may mắn cũng chẳng thể thay đổi được gì bởi "âm thanh nào tiếng vang đó".

Các sư thầy dạy rằng, thành công hay thất bại trong kinh doanh không liên hệ gì đến việc thờ cúng, hay không thờ cúng Thần tài. Nếu về nhà mới chưa thờ Thần tài thì ngay từ đầu đừng lập bàn thờ Thần tài. Nếu đã thờ rồi thì giữ, nhưng cần tìm hiểu kỹ để hiểu ý nghĩa việc thờ Thần tài, có chánh kiến thì việc thờ đó không có gì trở ngại.

Đạo Phật đề cao hạnh bố thí, giúp người sẽ được tài lộc tương ứng. Bố thí, cúng dường là nhân lành để kết hoa trái ngọt lành, phước báo giàu sang phú quý cho hiện tại và mai sau.

Khi bố thí lưu ý:

Thứ nhất: Bố thí càng nhiều thì tài sản càng tăng. Người nghèo khó mà giúp kẻ cơ hàn thì sẽ được thoát nghèo. Người dư giả mà giúp kẻ khó khăn sẽ trở nên giàu có.

Thứ hai: Cách cho

- Cho mà không tôn trọng người nhận thì sau này được Phú mà không ai Quý, ít được thương yêu.

- Dâng cúng cho bậc chân tu mà lòng còn tiếc rẻ thì sau này sẽ Giàu mà không Sang, lúc nào cũng khắc khổ.

- Làm phước mà không tu thân thì giàu có nhưng tham vọng, tu thân mà không làm phước thì khổ cực suốt đời.

- Bố thí với tâm cầu phước báo thì giàu nhưng bản ngã lớn.

- Tích cực đắp đường, bắc cầu thì sung túc đủ đầy.

Thứ ba: Yêu thương vạn vật: Con người suy cho cùng thì cũng chỉ là một hành phần rất nhỏ trong vũ trụ. Chúng ta không có quyền dùng trí thông minh và sự hẹp hòi của mình để tàn phá xung quanh, nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình. Hãy yêu thương và tri ân vạn vật. Khỏe hay yếu, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại của con người đều nhờ sự cung cúc tận tình của vạn vật.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/o/khong-hieu-y-nghia-cung-than-tai-thi-ve-nha-moi-khong-nen-lap-...Nguồn: https://giadinh.net.vn/o/khong-hieu-y-nghia-cung-than-tai-thi-ve-nha-moi-khong-nen-lap-ban-tho-than-tai-20210221164702697.htm

Theo Uyển Hương (Gia đình & Xã hội)

Nhiều người thường hay thắc mắc có nên thờ 2 Ông Địa Thần Tài? Không thờ có sao không? vì thấy việc cúng kiếng khá rườm rà, phức tạp và mất nhiều thời gian nhưng chưa biết là có linh hay không.

Để giải đáp những câu hỏi xung quanh việc có nên thờ cúng Thần Tài – Ông Địa hay không thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để tìm kiếm lời giải đáp cho mình nhé:

Thờ Phật có nên thờ Thần Tài không
Sắp xếp bàn thờ ông địa thần tài (Mẫu sản phẩm BTOD-024 – Ảnh khách hàng cung cấp)

Tập tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa đã trở thành tính ngưỡng và văn hóa lâu đời cùa người dân Việt với mong muốn làm ăn phát đạt, mọi việt suôn sẻ và hanh thông. Nhất là những ngời làm ăn, kinh doanh buôn bán thì lại cần phải thường xuyên lễ bái 2 vị này.

Thần Tài – Ông Địa từ lâu vốn được biết đến là 2 vị thần được Ngọc Hoàng phong cho là địa tiên nhất đẳng chánh thần nhằm đại diện cho 10 vị thần trấn giữ ở gia đạo mỗi gia đình.

  • Trong đó Thần Tài đại diện cho 5 vị thần là Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Hắc Thần Tài và tối thượng là Hoàng Thần Tài.
  • Còn Ông Địa chuyên cai quản đất đai và gia đạo nên thường đại diện cho 5 vị thần cư ngụ bốn phương như Thanh Đế tọa lạc hướng Đông, Bạch Đế chiếm giữ hướng Tây, Xích Đế tọa trấn ở phí Nam, Hắc Đế đại diện cho phương Bắc và cùng hướng về Huỳnh Đế ở vị trí trung ương.

Ông Địa thường được thờ phượng là hình ảnh một người trung niên mập mạp, mặc áo hở ngực, lộ bụng to, miệng cười xởi lởi, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc… dáng người nhìn rất phương phi, hào sảng và có tính hài hước. Đi theo ông địa thường là Ông Cọp – chúa Sơn Lâm tác quái một vùng được Ông Địa hàn phục và cho đi theo bên mình. Ông Địa còn là đại diện cho tính cách đặc trưng của người Nam Bộ, thường gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng thổ công của cư dân ngành nông nghiệp.

Còn Thần Tài là vị thần được miêu tả là câm vàng, bạc trên tay, đầu đội mão, chân mang hia, trang phục nghiêm chỉnh. Ông thường được xem là vị thần phụ trách việc cai quản tiền bạc và tài lộc của Thiên Đình cũng như trần gian.

Như vậy, người ta thường thờ Ông Địa để mong thổ công phù hộ mùa màng bội thu, Thần Tài thì được những người buôn bán thờ cúng để cầu làm ăn phát đạt, suôn sẻ, phúc lộc viên mãn đầy nhà. Thường thường 2 vị thần này luôn đi kèm với nhau trong việc thờ cúng trong dân gian.

Do đó, Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình, do đó chúng ta nên thờ cúng để cầu phước lộc. Vì ông bà dân gian xưa chẳng thường nói “có thờ có thiêng” đấy là gì.

Theo quan niệm dân gian Thần Tài và Ông Đị thường trông giữ vật thực, tiền bạc, tài lộc cho cả gia đình. Do đó, khi muốn tài chính ổn định thì gia chủ cần biết lưu ý đến những điều cấm kỵ sau để không xúc phạm đến các ngài, khiến gia đạo và công việc buôn bán khốn đốn:

Nhiều người khi mua lư hương, ly tách nhằm thờ cúng Thần Tài – Ông Địa ở cửa hàng, lại thấy đồ cúng được bọc túi ni lông nên vô tư để lên bàn thờ. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng vì không “tẩy uế” đồ thờ trước khi cúng kiếng.

Khi mua đồ thờ cùng về, bạn cần chuẩn bị một thau nước sạch, xắt vài lát gừng cho vào thau nước. Sau đó mới tiến hành lau rửa đồ thờ cúng Thần Tài – Ông Địa và nhớ phải dùng khăn sạch để lau khô rồi mới được đặt lên bàn thờ để thờ cúng.

Gói thất bảo là gói vàng bạc “thỉnh” tại chùa. Khi đổ cát vào lư hương thì gia chủ phải cho gói thất bảo vào đáy lư hương rồi mới đổ cát lên trên. Việc cho gói thất bảo vào lư hương tượng trưng cho tiền bạc được Thần Tài gìn giữ giúp trong gia đạo mà không để cho thất thoát hoặc bị mất cắp.

Khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ nên đặt bàn thờ sát đất, có thể quan sát hết toàn bộ cửa cái để biết được người ra kẻ vào trong nhà. Nếu đặt sẽ gây ra hao tài tốn của, thậm chí tán gia bại sản.

Ngoài ra, trên bàn thờ ở phía sau Thần Tài – Ông Địa phải luôn có đặt một bài vị chữ nho bằng gương, để hai vị thần này được linh ứng.

Vị trí đặt bàn thờ ngoài việc hợp phong thủy thì khu vực xung quanh cần phải được quét dọn sạch sẽ trước khi thờ cúng.

Phía trên bàn thờ Thần Tài phải hoàn toàn để trống, thường xuyên lau dọn sạch sẽ, không được để đồ đạc linh tính khiến các ngài mất linh.

Ông Cóc ngậm đồng tiền vàng nên quay vào nhà để nhả tiền tài cho gia chủ, vì ban ngày Ông Cóc sẽ quay ra ngoài để thu hút vượng khí và tài lộc, nên nếu tối không quay ông Cóc vào thì rất dễ mất may mắn.

Khoảng trống ở giữa hai ông Thần Tài – Ông Địa luôn là 3 hũ gạo, muối, nước. Gia chủ chỉ thay 3 hũ này khi đến dịp cuối năm, chỉ khi hũ nước với thì châm vào thêm. Nếu trong năm mà thay hũ nước dễ xảy ra những biến động gây ảnh hưởng xấu cho kinh tế của gia đình.

Chân nhang ở bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chỉ được hóa vàng vào ngày 23 tháng chạp với giấy tiền vàng mã, cùng với dịp đưa ông Táo về trời. Sau khi hóa vàng, nên đổ một chút rượu trắng lên đám tro hóa vàng. Nếu trong năm mà hóa vàng thường xuyên khiến cho tài lộc dễ bị hao hụt và mất mát.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đọc đã có câu trả lời cho việc có nên thờ 2 ông địa thần tài? Từ đó càng thêm cung kính thờ phụng hai vị thần này, nhằm đem đến những tài lộc và phước báu cho gia chủ. Giúp gia đạo luôn bình an và gặp nhiều may mắn, công việc kinh doanh thuận lợi và phát đạt.

Chúc bạn và gia đình nhiều tài lộc!

Lê Lộc

Xem thêm: Mẫu Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa Đẹp được yêu thích

Ngày đăng: 16/05/2022 - Cập nhật lúc: 8:22 AM , 16/05/2022