Thuế suất MFN là gì

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc [tiếng Anh: Most Favoured Nation, viết tắt: MFN] được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.

Hình minh họa. Nguồn UKTradeForum

Định nghĩa

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong tiếng Anh là Most Favoured Nation, viết tắt là MFN. MFN là qui chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Mục đích

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc - MFN trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.

Nội dung

- Mỗi nước thành viên dành cho hàng hóa và những đối tượng khác như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ hay nhà đầu tư… [theo điều kiện cụ thể của các hiệp định] sự đãi ngộ cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên khác.

- Hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ từ các nước thành viên được đãi ngộ như nhau trên thị trường tất cả các nước thành viên khác. MFN chỉ áp dụng đối với hàng hóa "giống hệt nhau" hoặc "tương tự nhau". 

Hàng hóa "giống hệt nhau" nếu chúng giống nhau về mọi mặt, kể cả đặc tính vật lí, chất lượng và danh tiếng. 

Hàng hóa "tương tự nhau" nếu chúng gần giống với hàng hóa đang được xác định trị giá về thành phần, vật liệu và các đặc điểm; bên cạnh đó chúng có thể thực hiện những chức năng giống nhau và có thể thay thế nhau về mặt thương mại. Việc xác định hàng hóa "tương tự nhau" thường rất khó khăn và gây tranh cãi giữa các bên.

Các ngoại lệ

Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, khi gia nhập WTO [Tổ chức Thương mại Thế giới], thành viên mới ngay lập tức được đối xử như các thành viên khác và cũng phải dành cho các thành viên khác qui chế MFN một cách không điều kiện. Tuy nhiên, MFN vẫn có ngoại lệ, ngoại lệ cho phép một nước có thể dành ưu đãi nhiều hơn cho một số nước; nhưng cũng có ngoại lệ cho phép tăng hàng rào đối với sản phẩm của nước đã sử dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng với mình.

Ngoại lệ dành cho tất cả thành viên

- Các thành viên WTO nếu là thành viên của các khu vực thương mại tự do hoặc các liên minh hải quan, có ưu đãi, thì không bắt buộc phải dành các ưu đãi đó cho các nước thành viên khác không thuộc cùng một tổ chức.

- Các thành viên có thể áp dụng điều khoản "không áp dụng". Một thành viên có thể từ chối không cho thành viên mới được hưởng quyền lợi của hiệp định.

- Các thành viên có thể sử dụng điều khoản "miễn trừ". Điều khoản này là cơ sở pháp lí cho việc dành đối xử thuận lợi hơn đối với một số thành viên khác.

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế đang phát triển

- Ngoại lệ với điều khoản "loại trừ các yêu sách đặc quyền cho các nước đang phát triển" [Waiver of reciprocity for developing states]. Với ngoại lệ này, GATT không đòi hỏi các thành viên có nền kinh tế đang phát triển phải dành những đặc quyền thương mại cho các nước thành viên có nền kinh tế phát triển.

- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập [Generalized System of Preference - GSP]. Đây là biểu thuế quan ưu tiên [thuế suất bằng 0% hoặc thuế suất thấp] cho bên tham gia là các nước đang phát triển xuất khẩu các loại hàng hóa sang các thành viên có nền kinh tế phát triển mà không cần đáp ứng các yêu sách từ nước này.

- Những ưu quyền "Nam – Nam" [The south preferences]: Phần lớn các nước đang phát triển nằm ở Nam bán cầu. Ngoại lệ này cho phép các nước đang phát triển được phép trao đổi ưu đãi về thuế quan cho nhau mà không bị buộc phải dành cho các nước đang phát triển.

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế phát triển

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế phát triển là chính sách hạn chế nhập khẩu. Ngoại lệ này cho phép các thành viên phát triển có quyền từ chối nhập khẩu từ các thành viên đang phát triển nếu việc nhập khẩu gây nguy hại đến thị trường trong nước.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính]

Minh Lan

Your browser does not support the audio element.

Thông tin về cơ chế thuế tối huệ quốc [MFN] của Vương quốc Anh hậu BREXIT

     Tháng 05 năm 2020, Vương quốc Anh đã ban hành Biểu thuế riêng hậu Brexit với tên gọi Chính sách Thuế Toàn cầu của Vương quốc Anh [UK Global Tariff - UKGT]. Đây là chế độ thuế tối huệ quốc [Most Favoured Nation - MFN] mới của Vương quốc Anh có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Chế độ này sẽ thay thế Biểu thuế quan ngoại khối chung của Liên minh châu Âu [EU’s Common External Tariff - EU CET] hiện đang được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào Vương quốc Anh.

     Biểu UKGT được xây dựng theo cách tiếp cận giữ nguyên cam kết về mức thuế theo biểu EU CET trước Brexit. Biểu UKGT đơn giản hóa thủ tục đối với khoảng 6.000 dòng thuế, bỏ thuế quan đối với khoảng 47% số dòng thuế. Biểu UKGT cũng áp dụng ưu đãi GSP tương tự với các chính sách của EU trước đây [Việt Nam thuộc nhóm nước được hưởng mức ưu đãi GSP thông thường].

     Ngoài ra, UKGT có một số điểm nổi bật như:

     - Có sự đơn giản hóa và tự do hóa đối với một lượng lớn các hàng hóa nhập khẩu. Trong đó, nhiều mặt hàng hóa có thuế quan đã được giảm xuống bằng 0.

     - Giảm thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa được sử dụng để phòng chống điều trị coronavirus [COVID-19].

     - UKGT là một Chế độ thuế quan đơn giản, dễ sử dụng hơn và thấp hơn so với Biểu thuế nhập khẩu chung của EU [CET] và sẽ được tính bằng bảng Anh [GBP], không phải euro. Đối với bất kỳ tỷ giá ưu đãi nào có thành phần tiền tệ được biểu thị bằng Euro, Vương quốc Anh sẽ áp dụng quy đổi tiền tệ thành GBP.

     - Bên cạnh đó, UKGT chấm dứt sử dụng Bảng đo lường phức tạp của EU giúp loại bỏ hàng ngàn biến thể thuế quan không cần thiết đối với nhiều sản phẩm - bao gồm hơn 13.000 biến thể thuế đối với các sản phẩm như bánh quy, bánh quế, pizza, bánh quế, mứt quả và các loại phết.

     Thông tin chi tiết cơ chế thuế tối huệ quốc của Vương Quốc Anh xem tại đây./.

Minh Sang - P.QLTM

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? | Hiện nay, kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp liên kết, nhập khẩu hàng nước ngoài ngày càng nhiều.Khi hàng hóa nhập khẩu mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì sẽ bị áp 01 trong 03 mức thuế suất gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường. Bài viết ngày hôm nay kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại thuế suất này.

1. Thuế suất ưu đãi

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc [MFN] trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

– Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt

– Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

– Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: ACFTA [ASEAN – TRUNG QUỐC]; ATIGA [ASEAN – VIỆT NAM]; AANZFTA [ASEAN – ÚC – NIUDILÂN]; AIFTA [ASEAN – ẤN ĐỘ]; VJEPA [VIỆT NAM – NHẬT BẢN]; AJCEP [ASEAN – NHẬT BẢN]; AKFTA [ASEAN – HÀN QUỐC]; VKFTA [VIỆT NAM – HÀN QUỐC]; VCFTA [VIỆT NAM – CHI LÊ].

– Thuế suất ưu đãi được áp dụng khi hàng hóa khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

3. Thuế suất thông thường

– Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên.

– Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.

– Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

– Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

–  Danh mục [mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số] của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Lưu ý:

– Sẽ có những mặt hàng nhập khẩu vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, để được hưởng mức thuế suất nào thấp hơn là còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn C/O nào cho phù hợp [ví dụ: nên chọn C/O Form AJ hay VJ, C/O Form AK hay AJ …].

Trên đây là bài viết về chủ đề thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi?.Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề