Tìm m để bất phương trình có nghiệm thuộc khoảng lớp 10

Hướng dẫn Cách giải bất phương trình bậc 2 chứa tham số hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Toán lớp 10, giúp các em ôn tập tốt hơn.

1. Bất phương trình bậc hai

- Bất phương trình bậc hai ẩnxlà bất phương trình dạng ax2 + bx + c < 0

(hoặc ax2 + bx + c≤ 0, ax2 + bx + c > 0, ax2 + bx + c≥ 0), trong đóa,b,clà những số thực đã cho,a≠0.

* Ví dụ:x2– 2 >0; 2x2+3x – 5 <0;

- Giải bất phương trình bậc haiax2 + bx + c < 0 thực chất là tìm các khoảng mà trong đó f(x) = ax2 + bx + c cùng dấu với hệ số a (trường hợpa<0) hay trái dấu với hệ sốa(trường hợpa>0).

2. Dấu của tam thức bậc hai

Nhận xét:

* Định lý:Chof(x) = ax2+ bx + c,Δ = b2– 4ac.

– NếuΔ<0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x∈ R.

– NếuΔ=0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a trừ khi x =-b/2a.

–NếuΔ>0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số akhi x x2; trái dấu với hệ số a khi x1< x < x2trong đó x1, x2(với x1 < x2)là hai nghiệm của f(x).

3.Cách xét dấu của tam thức bậc 2

– Tìm nghiệm của tam thức

– Lập bảng xét dấu dựa vào dấu của hệ số a

– Dựa vào bảng xét dấu và kết luận

4. Giải bất phương trình bậc 2

– Giải bất phương trình bậc hai ax2+ bx + c < 0 thực chất là tìm các khoảng mà trong đó f(x) = ax2+ bx + c cùng dấu với hệ số a (trường hợp a<0) hoặc trái dấu với hệ số a (trường hợp a>0).

Để giải BPT bậc hai ta áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai.

5. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1:Giảibấtphương trình bậc hai.

Phương pháp:

- Bước 1:Biến đổi bất phương trình về dạng một vế là tam thức bậc hai, một vế bằng0.

- Bước 2:Xét dấu vế trái của tam thức bậc hai và kết luận nghiệm.

Dạng 2: Giải bất phương trình tích.

Phương pháp:

- Bước 1:Biến đổi bất phương trình về dạng tích các nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai.

- Bước 2:Xét dấu các nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai ở trên và kết luận nghiệm.

Dạng 3: Giải bất phương trình chứa ẩn ở mẫu

Phương pháp:

- Bước 1:Biến đổi bất phương trình đã cho về dạng tích, thương các nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai.

- Bước 2:Xét dấu các nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai ở trên và kết luận nghiệm.

Chú ý:Cần chú ý điều kiện xác định của bất phương trình.

Dạng 4: Tìm điều kiện của tham số để bất phương trình vô nghiệm – có nghiệm – nghiệm đúng

Phương pháp:

Sử dụng một số tính chất:

- NếuΔ<0thì tam thức bậc hai cùng dấu vớiaa.

- Bình phương, căn bậc hai, giá trị tuyệt đối của một biểu thức luôn không âm.

Dạng 5: Giải hệ bất phương trình bậc hai

Phương pháp:

- Bước 1:Giải từng bất phương trình có trong hệ.

- Bước 2:Kết hợp nghiệm và kết luận.

6. Bài tập tham khảo có hướng dẫn

Bài 1:Tìm m để bất phương trìnhx2- 2(m + 1) + m2+ 2m ≤ 0 có nghiệm với mọi x∈ [0; 1]

Hướng dẫn giải:

Đặt x2- 2(m + 1) + m2+ 2m ≤ 0

Vậy bất phương trình có nghiệm đúng với∀x∈ [0; 1]

Phương trình f(x) = 0 có hai nghiệm thỏa mãn

Vậy với -1 ≤ m ≤ 0 thỏa mãn điều kiện đề bài cho.

Bài 2:Tìm m để bất phương trình sau(m + 2)x2- 2mx + m2+ 2m ≤ 0 có nghiệm.

Hướng dẫn giải

Xét 3 trường hợp:

- Trường hợp 1: Với m + 2 = 0⇒ m = -2 ta được:

(1)⇔ 4x + 4 <0⇔ x < -1

Bất phương trình vô nghiệm

- Trường hợp 2: Với m < -2

Bất phương trình đã cho cũng có nghiệm

- Trường hợp 3: m + 2 > 0⇒ m > -2. Khi đó bất phương trình đã cho có nghiệm thì vế trái phải có 2 nghiệm phân biệt :

m > √2 và -2 < m < -√2

Vậy với |m| <√2thì bất phương trình có nghiệm.

Bài 3:Tìm m để bất phương trình sau có nghiệm: m2x + 3 < mx + 4

Hướng dẫn giải:

Bất phương trình tương đương với: m2x - mx < 4⇔ (m2- m)x < 1; m2- m = 0⇔m = {0;1}thì bất phương trình trở thành 0 < 1đúng với mọi x .

Nên bất phương trình có vô số nghiệm.

Vậy bất phương trình có nghiệm với mọi giá trị thực của m.

Bài 4:Tìm tham số m để bất phương trình: f(x) = (m2+ 1)x2+ (2m - 1)x - 5 < 0

Nghiệm đúng với mọi x thuộc khoảng ( -1; 1)

Hướng dẫn giải:

Ta có:

Vậy để bất phương trình có nghiệm đúng với mọi x thuộc khoảng ( -1, 1) thì m∈ (-1;√6- 1)

Tìm m để bất phương trình có nghiệm – Toán lớp 10

Về dạng tìm điều kiện để bất phương trình có nghiệm

Dạng toán biện luận cho số nghiệm của hệ phương trình, phương trình và bất phương trình có lẽ không còn xa lạ gì với học sinh lớp 10. Bởi các bạn đã được làm quen ở Toán 9, thậm chí có cả trong đề thi vào 10 môn Toán. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ nhắc dạng tìm điều kiện để bất phương trình có nghiệm lại để các bạn ôn tập lại.

Đây là dạng toán cho một bất phương trình sẵn. Điểm đặc biệt là bất phương trình này có chứa tham số m và ẩn số x. Tùy vào từng bài mà sẽ yêu cầu số nghiệm của bất phương trình. Ví dụ chỉ đơn giản là bất phương trình có nghiệm. Hoặc chi tiết hơn có thể là có 1 nghiệm, 2 nghiêm, vô nghiệm,… Với mỗi dạng bài thì lại có những cách giải khác nhau.

Xem thêm dạng toán thường xuất hiện trong đề thi: tìm m để bất phương trình vô nghiệm.

Nếu như các bạn chăm chỉ luyện tập thì đây lại không phải dạng toán quá khó. Vì vậy hãy cố lên nhé.

Phương pháp giải chung cho bài toán tìm m để có nghiệm

Với bài toán tìm m để bất phương trình có nghiệm, có rất nhiều dạng bài khác nhau. Tuy nhiên, trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra một phương pháp giải chung như sau:

  • Bước 1: Tìm tập xác định của bất phương trình
  • Bước 2: Biến đổi bất phương trình về dạng một bên là biểu thức và một bên là số 0. Bước này thường sử dụng phương pháp quy đồng. Ngoài ra có thể sử dụng phuong pháp đánh giá, hoặc bất đẳng thức,..
  • Bước 3: Phân tích bất đẳng thức thành nhân tử hoặc tính delta nếu là bất phương trình bậc hai
  • Bước 4: Sử dụng bảng xét dấu và chọn ra khoảng giá trị phù hợp với từng dạng toán

Có thể bạn quan tâm: Các tập hợp số trong toán học - Trắc nghiệm các tập hợp số

Bốn bước cơ bản nhưng cũng là bốn bước nền tảng để hoàn thiện bài toán tìm m. Các bạn nên cố gắng biến đổi một cách khéo léo. Có như vậy thì bài làm sẽ sáng sủa và thời gian làm cũng được rút ngắn.

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Đánh giá post này