Tố cáo nạc danh có bị xử lý

Trả lời:

Cảm ơn Quý Khách gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

1. Quy định của pháp luật về đơn tố cáo

Theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 thì việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 23 Luật này cũng nêu rõ nguyên tắc tố cáo bằng đơn:

 “Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.”

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Như vậy, theo quy định trên, nếu tố cáo bằng đơn thì người viết đơn tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

2. Đơn tố cáo nặc danh có được xử lý?

Khi xử lý giải quyết đơn tố cáo nặc danh, tùy từng trường hợp, cơ quan tiếp nhận sẽ xử lý trong hai trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018 sau đây:

+  Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý.

+  Trường hợp thông tin có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân trong đơn tố cáo thì nội dung đơn tố cái của bạn phải rõ ràng, có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở để điều tra xác minh, giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý Khách.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Cho tôi hỏi có được xử lý đơn tố cáo nặc danh khi không có thông tin người gửi không? Tôi hay bị đơn tố cáo nặc danh không để lại thông tin gì của người gửi, cấp trên của tôi dựa vào đơn đó bắt tôi giải trình. Tôi thường xuyên bị áp lực mệt mỏi. Như vậy mấy đơn tố cáo này có được xử lý không? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Giải quyết khi nộp đơn tố cáo được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Tố cáo 2018 quy định nguyên tắc giải quyết tố cáo như sau:

"Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo."

Như vậy, giải quyết tố cáo được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Tố cáo nạc danh có bị xử lý

Tố cáo nặc danh (Hình từ Internet)

Có được xử lý đơn tố cáo nặc danh khi không có thông tin người gửi không?

Căn cứ tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018 quy định tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:

“Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.”

Đồng thời tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 như sau:

“Điều 29. Thụ lý tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.”

Ngoài ra được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Đối chiếu quy định, theo thông tin bạn cung cấp nếu người gửi không để lại thông tin cá nhân trong đơn tố cáo thì nội dung đơn tố cáo của bạn phải rõ ràng, có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì vẫn được tiến hành xử lý.

Người tố cáo có cần phải ký tên và điểm chỉ trong đơn tố cáo không?

Căn cứ Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định tiếp nhận tố cáo như sau:

"Điều 23. Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố."

Như vậy, người tố cáo phải ký tên và điểm chỉ trong đơn tố cáo.