Các phản ứng hóa học của muối sunfua năm 2024

Bài 1: Oxit axit làA. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.C. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.Bài 2: Chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làA. CaO.B. NaO.C. SO3.D. CO.Bài 3: Dãy các oxit bazơ tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazơ...

Đọc tiếp

Bài 1: Oxit axit là

  1. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  1. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
  1. những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Bài 2: Chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là

  1. CaO.
  1. NaO.
  1. SO3.
  1. CO.

Bài 3: Dãy các oxit bazơ tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazơ tương ứng là

  1. Na2O, K2O, CaO, BaO.
  1. CuO, FeO, ZnO, MgO.
  1. Na2O, K2O, CuO, BaO.
  1. Al2O3, FeO, CuO, MgO.

Bài 4: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

  1. 1M.
  1. 0,5M.
  1. 0,25M.
  1. 2M.

Bài 5: Phản ứng vừa đủ giữa axit và bazơ gọi là phản ứng

  1. trung hòa.
  1. oxi hóa khử.
  1. hóa hợp.
  1. thế.

Bài 6: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  1. Cu, Ba(OH)2, FeO, BaCl2.
  1. Fe, NaOH, CO2, AgNO3.
  1. Mg, KOH, FeO, Ba(NO3)2.
  1. Cu, NaOH, SO2, BaCl2

Bài 7: Chỉ cần dùng một thuốc thử nào để có thể nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl.

  1. Quỳ tím.
  1. Cu.
  1. Dung dịch AgNO3.
  1. Dung dịch Ba(OH)2

Bài 8: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

  1. CaCO3
  1. CaCO3 và Ca(HCO3)2
  1. Ca(HCO3)2
  1. CaCO3 và Ca(OH)2 dư

Bài 9: Cho 9,6 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí SO2 ở đktc. Giá trị của V là

  1. 3,36 lít.
  1. 2,24 lít.
  1. 4,48 lít.
  1. 5,6 lít.

Bài 10: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là

Ví dụ 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A ; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là :

  1. H2, H2S, S.
  1. H2S, SO2, S.
  1. H2, SO2, S.
  1. O2, SO2, SO3.

Hướng dẫn giải chi tiết:

FeS + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2S

\=> A là khí H2S

FeS + H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

\=> B là khí SO2

2H2S + SO2 → 2S + 2H2O

\=> C là S

Đáp án B.

Dạng 2: H2S, SO2, tác dụng với dung dịch kiềm

* Một số lưu ý cần nhớ:

Khi cho H2S vào dung dịch kiềm thì các phản ứng hóa học diễn ra là:

H2S + OH- → HS- + H2O (1)

H2S + 2OH- → S2- + H2O (2)

SO2 + OH- → HSO3- + H2O (1)

SO2 + 2OH- → SO32- + H2O (2)

Đặt T = n OH-/n H2S

Nếu T ≤ 1 => Chỉ xảy ra phản ứng (1) => H2S có thể dư (nếu T < 1) , sinh ra muối axit

Nếu 1 Xảy ra phản ứng (1), (2) => Sinh ra 2 muối axit và muối trung hòa

Nếu 2 ≤ T => Chỉ xảy ra phản ứng (2) => Sinh ra muối trung hòa, có thể dư kiềm (nếu T > 2)

* Đối với trường hợp của SO2 hoàn toàn tương tự như H2S.

* Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít H2S vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch.

* Hướng dẫn giải chi tiết:

n H2S = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol

n NaOH = 0,8 * 0,5 = 0,4 mol

Ta có : n OH/ n H2S = 0,4 : 0,25 =1,6

\=> Sau phản ứng sinh ra 2 muối NaHS và Na2S

Ta có phương trình:

H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)

x x

H2S + 2NaOH → Na2S + H2O (2)

y 2y

Ta có hệ phương trình:

x + y = 0,25

x + 2y = 0,4

\=> x = 0,1 ; y = 0,15

\=> n NaHS = 0,1 mol; n Na2S = 0,15 mol

m Muối = m NaHS + m Na2S = 0,1 * 56 + 0,15 * 78 = 17,3 gam.

Ví dụ 2: Sục 2,24 lít H2S vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?

Hướng dẫn giải chi tiết:

n H2S = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

n Ca(OH)2 = 0,15 * 1 = 0,15 mol

n OH- = 0,15 * 2 = 0,3 mol

Ta có : T = : n OH/ n H2S = 0,3 : 0,1 = 3 > 2

Sau phản ứng chỉ sinh ra muối trung hòa

Ta có phương trình:

H2S + Ca(OH)2 → CaS + 2H2O

Sau phản ứng H2S hết => Tính theo H2S

n CaS = n H2S = 0,1 mol

\=> m CaS = 0,1 * 72 = 72 gam

Dạng 3: Bài tập về muối sunfua

* Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là :

  1. 40%. B. 50%.
  1. 38,89%. D. 61,11%.

Hướng dẫn giải chi tiết

Khối lượng mol trung bình của H2S, H2 là: 9 * 2 =18

Gọi phần trăm số mol của H2S là x => phần trăm số mol của H2 là 100 –x

\=> Ta có phương trình:

\(\frac{{34x + 2(100 - x)}}{{100}} = 18\)

\=> x = 50%

Gỉa sử số mol H2S và số mol H2 là 1 mol

\=> Ta có phương trình:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

1 1

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

1 1

\=> Nếu số mol của H2, H2S la 1 mol thì số mol của Fe, FeS cũng là 1 mol

\=> %m Fe = 56 : (56 * 1 + 88 * 1) * 100% = 38,89%

%m FeS = 100% - 38,89% = 61,11%

Ví dụ 2: Cho m gam FeS, CuS tác dụng với HCl dư thu được 2,24 lít khí H2S và 5 gam chất rắn. Tìm m.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ta có phương trình hóa học:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (1)

CuS + HCl → Không phản ứng

Sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn là 5g chính là khối lượng CuS

n H2S = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

(1) => n FeS = n H2S = 0,1 mol

\=> m FeS = 0,1 * 88 = 8,8 gam.

m = m FeS + m CuS = 8,8 + 5 = 13,8 gam.

Dạng 4: Bài toán oleum

* Một số lưu ý cần nhớ:

Ta có phương trình:

H2SO4 + n SO3 → H2SO4 . n SO3

SO3 có thể tan vô hạn trong H2SO4 đặc để tạo thành oleum.

Khi hòa tan oleum vào nước, ta được dung dịch H2SO4

H2SO4 . n SO3 + n H2O → (n+1) H2SO4.

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử của oleum X là :