Tổ chức apec có tên gọi là gì

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được viết tắt là APEC được xem là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC được thành lập vào năm 1989 nhằm đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. APEC ra đời nhằm thiết lập nên một thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như nguyên liệu ngoài Châu Á. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu kỹ hơn về diễn đàn Chấu Á – Thái Bình Dương và tìm hiểu thêm về APEC là tên viết tắt của tổ chức nào qua bài viết dưới đây.

APEC là tên viết tắt của tổ chức nào? [Chi tiết 2022]

1. Giới thiệu về APEC

APEC được gọi là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và là một diễn đàn không chính thức nhằm thúc đẩy sự tự do thương mại và đầu tư tổ chức mà không phải một tổ chức về kinh tế, thương mại. Hợp tác giữa các thành viên là hợp tác giữa các nền kinh tế chứ không phải với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.

Vì vậy, khi đề cập đến các thành viên APEC ta gọi là “các nền kinh tế thành viên”, hoặc “các thành viên”, hoặc “các nền kinh tế”, chứ không gọi là “đất nước” hay “quốc gia”, hay “dân tộc”. Không sử dụng chức danh “Tổng thống”, “Thủ tướng”, “Nguyên thủ quốc gia” hoặc “Người đứng đầu chính phủ” đối với các Nhà Lãnh đạo, mà gọi là các Nhà Lãnh đạo Kinh tế. Do vậy, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương không gọi là “Hội nghị thượng đỉnh” hay “Hội nghị cấp cao”, mà gọi là “Hội nghị không chính thức các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC”.

APEC là tên viết tắt của tổ chức nào? Với câu hỏi này thì APEC có tên tiếng Anh là Asia – Pacific Economic Cooperation và APEC là tên viết tắt của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2. Mục tiêu chính của APEC

– Tuyên bố Seoul 1991 đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm:

Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.

Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.

Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của Châu Á -Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO, và không có hại đối với các nền kinh tế khác.

– Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á- Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là 2020.

3. Nguyên tắc hoạt động của APEC

– Cùng có lợi. Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC về chính trị, văn hoá, kinh tế nên quá trình hợp tác phải bảo đảm được tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể sự chênh lệch mức độ phát triển, đều có lợi.

– Nguyên tắc đồng thuận [consensus]. Tất cả các cam kết của APEC phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên. Đây là nguyên tắc đã được các thành viên ASEAN áp dụng và thu được nhiều kết quả.

– Nguyên tắc tự nguyện. Tất cả các cam kết của các thành viên APEC đều dựa trên cơ sở tự nguyện [Ví dụ như IAP]. Cùng với nguyên tắc đồng thuận, đây là nguyên tắc khiến cho APEC trở nên khác với GATT/WTO. Tất cả chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC không diễn ra trên bàn đàm phán mà do các nước tự nguyện đưa ra.

– Phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT. APEC cam kết thực hiện chế độ thương mại đa phương của WTO và không phải là một liên minh thuế quan, một Khu vực Tự do thương mại như NAFTA, AFTA.

4. Triển vọng hợp tác APEC:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và Kinh tế mới cùng với sự  phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay, các Nhà Lãnh đạo APEC nhận thức rõ sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm giảm khoảng cách về phát triển trong APEC, giúp các thành viên đang phát triển theo kịp xu thế phát triển của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Thông qua các Hội nghị cấp Bộ trưởng về vấn đề Phát triển nguồn nhân lực, nhiều dự án được thực hiện hướng vào mục tiêu thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số, giúp các thành viên đang phát triển thực hiện các Hiệp định của WTO.

Trong những năm tới, chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật cũng sẽ được đẩy mạnh hơn trong các hoạt động của APEC.

Với sự ra đời của Hội nghị Cấp cao Đông Á, các thành viên phát triển mạnh như Mỹ, Úc, Nhật ngày càng quan tâm tới APEC, để nâng cao cam kết với Diễn đàn này để làm đối trọng với Hội nghị Cấp cao Đông Á. Cải cách APEC sẽ là một quá trình lâu dài và khá phức tạp do một số thành viên phát triển muốn đẩy mạnh cải cách APEC theo hướng thể chế hóa trong khi những các thành viên đang phát triển khác vẫn mong muôn duy trì cơ chế hợp tác Diễn đàn của APEC.

5. Các nước tham gia tổ chức APEC hiện nay

Các nước hiện đang tham gia tổ chức APEC bao gồm:

  1. Úc
  2. Brunei
  3. Canada
  4. Indonesia
  5. Nhật Bản
  6. Hàn Quốc
  7. Malaysia
  8. New Zealand
  9. Philippines
  10. Singapore
  11. Thái Lan
  12. Hoa Kỳ
  13. Ttung Hoa Dân Quốc
  14. Hồng Kông
  15. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  16. Mexico
  17. Papua New Guinea
  18. Chile
  19. Peru
  20. Nga
  21. Việt Nam

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương [tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC] là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

6.2. Vì sao thành viên APEC được gọi là “nền kinh tế thành viên” thay vì “nước thành viên”?

Hợp tác APEC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và thương mại. Các thành viên APEC tương tác với nhau với tư cách là những thực thể kinh tế. Do đó, hợp tác trong khuôn khổ APEC là hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên, thay vì giữa các quốc gia có chủ quyền.

Như vậy, Luật ACC vừa cung cấp đến bạn những thông tin giải đáp các thắc mắc về  vấn đề APEC là tên viết tắt của tổ chức nào? cũng như khái niệm Diễn đàn APEC, nguyên tắc hoạt động và mục tiêu của APEC. Nếu còn thắc mắc hay được cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến Diễn đàn APEC hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Hotline: 1900.3330

Gmail:

Website: accgroup.vn

Chủ Đề