Top tiêm phế cầu giá bao nhiêu năm 2022

Theo kế hoạch do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ngày 4/4, Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sống trên địa bàn thành phố được tiêm chủng đủ mũi vaccine COVID-19 theo từng đợt phân bổ; Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vaccine.

Hà Nội dự kiến quý II/2022 sẽ triển khai tiêm đồng loạt, tuy nhiên thời gian cụ thể phụ thuộc theo các đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế. Trẻ được tiêm là nhóm từ 5 đến dưới 12 tuổi [bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học] có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế. 

Thủ đô sẽ tổ chức triển khai lộ trình theo lứa tuổi từ cao đến thấp [tiêm trước cho lứa tuổi từ dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi] theo tiến độ cung ứng vaccine. Tổ chức theo hình thức tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.

Địa điểm triển khai chính tại các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học; trạm Y tế hoặc cơ sở y tế cho các đối tượng trẻ không đi học, đối tượng thận trọng, trì hoãn tiêm. Tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên.   

Trong một diễn biến liên quan tới nhóm học sinh độ tuổi này, Hà Nội hôm nay cũng quyết định cho phép học sinh cấp 1 và lớp 6 tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã được đi học trực tiếp trở lại từ 6/4 [thứ 4]. 

Đến nay, Hà Nội là một trong các địa phương bao phủ gần 100% dân số từ 12 tuổi trở lên đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Ngoài ra, khoảng 90% người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 3 nhắc lại vaccine COVID-19. Gần 100% đối tượng cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm. 

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết lô vaccine COVID-19 đầu tiên để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến về Việt Nam trong tháng 5 nếu hoàn thiện thủ tục. Lô vaccine này nằm trong số vaccine mà Australia viện trợ Việt Nam. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng thông tin, chiều qua 3/4, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Tổng giám đốc Pfizer tại Việt Nam, 2 đơn vị đều đã thống nhất sẽ đưa vaccine về đến Việt Nam sớm nhất để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. 


Vaccine phòng COVID-19 do hãng dược Pfizer [Mỹ] và BioNTech [Đức] phối hợp phát triển. [Ảnh: THX/TTXVN]

Ngày 12/1, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer cho biết có thể tiêm kết hợp mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng này với vaccine phòng bệnh viêm phổi, từ đó tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Trong nghiên cứu giai đoạn cuối, được bắt đầu tiến hành vào tháng 5/2021, Pfizer đã thử nghiệm cùng lúc tiêm cả vaccine phế cầu khuẩn liên hợp thế hệ tiếp theo của công ty có tên PREVNAR 20 và mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech trên 570 tình nguyện viên.

Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra tính an toàn của sự kết hợp này và tính sinh miễn dịch sau khi bổ sung vaccine ngừa bệnh viêm phổi vào vaccine ngừa COVID-19 hiện có.

Công ty cho biết các phản ứng miễn dịch do PREVNAR 20 và mũi tăng cường vaccine của Pfizer/BioNTech tạo ra tương tự khi được tiêm chung hoặc tiêm với giả dược. 

[Mũi tăng cường vaccine công nghệ mRNA cải thiện kháng thể ở người già]

Pfizer cho biết dữ liệu trên cung cấp bằng chứng cho khả năng tiêm cùng lúc vaccine PREVNAR 20 và vaccine ngừa COVID-19, giảm số lần mọi người phải đến bác sỹ khám hay ra hiệu thuốc. 

PREVNAR 20 đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt vào tháng 6 năm ngoái để giúp bảo vệ người trưởng thành chống lại hầu hết các bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập và bệnh viêm phổi.

Những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được tuyển chọn từ các cuộc nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 giai đoạn cuối và những người đã được tiêm mũi vaccine thứ 2 của Pfizer ít nhất 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu về việc tiêm chung với PREVNAR 20./.

[TTXVN/Vietnam+]

Tại tọa đàm Nhìn lại năm 2021 những chuyển hướng chiến lược do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới và nhận định của các nhà khoa học thì dịch COVID-19 chưa được kiểm soát trong năm 2021-2022 và có thể xuất hiện biến thể mới. Thực tế đã xuất hiện biến thể  Omicron. Nhưng Việt Nam đã đảm bảo đạt miễn dịch cộng đồng.

Trên 90% người trưởng thành tiêm 2 mũi vaccine  

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam đã bao phủ vaccine COVID-19 đạt tỉ lệ mũi 1 cho người trưởng thành trên 99%, mũi 2 cho người trưởng thành trên 90%. Như vậy độ bao phủ vaccine của chúng ta đảm bảo đạt miễn dịch cộng đồng.

Đến hết ngày 2/1, đã có 7,7 triệu trẻ từ 12-17 tuổi tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó có hơn 5,2 triệu trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Ảnh minh hoạ

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng số hơn 195 triệu liều vaccine [tới hết ngày 2/1], đã tiêm được hơn 154 triệu liều. Tổng dân số bao phủ tiêm mũi 1 vaccine gần 74%. Các tổ chức, nhà sản xuất và cả nguồn tài trợ cam kết cung ứng cho Việt Nam trên 227 triệu liều.

Về kế hoạch tiêm vaccine năm 2022, Thứ trưởng cho biết Bộ Y tế đã triển khai tiêm bổ sung cho những đối tượng có nguy cơ như bị nhiễm HIV, suy thận, viêm gan B, xơ gan... mũi 3 sau khi đạt thời gian cần thiết [sau mũi 2]. 

"Bộ Y tế cũng xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, báo cáo Chính phủ. Khi được Chính phủ cho phép, Bộ Y tế sẽ làm việc với nhà cung ứng để làm sao chúng ta có đủ vaccine sớm nhất tiêm cho trẻ em" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: VGP

Về khả năng cung ứng vaccine, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, nhu cầu tiêm trong năm 2022 chủ yếu tiêm mũi bổ sung, mũi 3 nhắc lại và tiêm cho trẻ em cùng nguồn vaccine mà cơ chế COVAX phân phối thêm cho Việt Nam trong quý I/2022 thì lượng vaccine tiêm cho người trưởng thành Việt Nam đã đủ. "Chúng ta đang tiếp cận nguồn vaccine tiêm cho trẻ em" - Thứ trưởng chia sẻ.

Nói thêm về chiến lược ngoại giao vaccine, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho hay, đây là một trong những điểm sáng thời gian qua. Trước đó, Chính phủ đã lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine và chỉ đạo quyết liệt hoạt động triển khai ngoại giao vaccine.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp cận được khoảng 190 triệu liều vaccine, trong số đó có khoảng 68 triệu liều vaccine là các đối tác tài trợ. Ngoài ra, Việt Nam còn mua thương mại rất nhiều. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine rất khó khăn và cạnh tranh trong tiếp cận vaccine diễn ra rất gay gắt, nhất là trong lúc dịch bùng phát như vậy, kết quả đó có ý nghĩa rất thiết thực để Việt Nam có độ phủ vaccine.

Để thực hiện tiêm cho các đối tượng nêu trên, Bộ Y tế cho rằng cần có sự phối hợp của người dân, đặc biệt là các phụ huynh sẵn sàng đưa trẻ em đi tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước khi tiêm, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cặn kẽ làm sao tiêm hiệu quả nhất.

"Tôi cho rằng, với tốc độ tiêm chủng như hiện nay và việc tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại, chắc chắn chiến lược mà Chính phủ đưa ra "thích ứng an toàn, hiệu quả", tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, chúng ta sẽ thành công trong công tác chống dịch và phát triển kinh tế trong thời gian tới" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Những điều chỉnh linh hoạt trong điều trị, cách ly

Với mục tiêu thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia đã có những giải pháp, đặc biệt là điều chỉnh về điều trị F0. 

Cụ thể, trước đây, tất cả F0 đưa đi điều trị ở cơ sở y tế, hiện nay F0 thể nhẹ không triệu chúng được hướng dẫn điều trị ở nhà nếu đủ điều kiện, có sự theo dõi chặt chẽ của y tế cơ sở, khi có diễn biến nặng bất thường báo ngay y tế cơ sở. Ngành Y tế sẵn sàng có lực lượng đến thăm khám, đưa đến cơ sở điều trị. 

Ngoài ra, trước đây, F1 đưa đi cách ly tập trung, nay F1 theo dõi tại nhà [nếu đủ điều kiện] có giám sát chặt chẽ của y tế cơ sở. 

Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trước đây được hướng dẫn đưa đi cách ly tập trung 14 ngày, thực hiện xét nghiệm. Hiện nay theo hướng dẫn mới, tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine, trước khi lên máy bay vào Việt Nam và xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72h thì theo dõi tại nhà trong vòng 3 ngày, không được tiếp xúc với xung quanh. Xét nghiệm 1 lần PCR nếu tiếp tục âm tính thì theo dõi sức khỏe cho đến hết 14 ngày. Trong 14 ngày có diễn biến bất thường thì sẽ báo y tế cơ sở và chính quyền địa phương.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn rất cụ thể phòng, chống dịch đối với chuyên gia nhập cảnh làm việc ở nước ta dưới 14 ngày.

"Tôi cho rằng Bộ Y tế, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, đã đưa ra những hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đây là chúng ta cụ thể hóa từng bước" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định.

Nguồn Báo SKĐS

Admin

Video liên quan

Chủ Đề