Trách nhiệm của sinh viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm

Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. Đối với sinh viên đang được học tập, rèn luyện trong nhà trường trước hết phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam trong đó lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt. Công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh - trật tự là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp cần phải huy động sức mạnh của tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, là thanh niên Việt Nam nói chung và là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói riêng lại càng gương mẫu và tích cực tham gia vào các công tác giữ gìn an ninh Tổ quốc, cụ thể là các phong trào giữ gìn an ninh - trật tự của địa phương.

Để quán triệt được quan điểm trên: Mỗi sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường phải say mê học tập, chăm rèn luyện, có nhận thức đúng những điều hay, lẽ phải, biết các việc nên làm và không được làm; nắm vững và chấp hành đầy đủ các nội quy quy định của nhà trường, các quy định của địa phương và pháp luật của Nhà nước; phát hiện và mạnh dạn đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương hoặc ở trong nhà trường. Nhằm phát huy được những mặt tích cực, hạn chế những tồn tại nhược điểm của sinh viên, đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ an ninh trật tự của địa phương và các phong trào khác của nhà trường, mỗi cá nhân phải học tập, rèn luyện tốt, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người sinh viên, kính trọng thầy, cô giáo, tôn trọng các cơ quan chính quyền, tích cực tham gia các phong trào của địa phương.

 

Để đảm bảo an ninh trật tự, mọi công dân phải tự giác chấp hành các quy định của nhà nước và của địa phương về giữ gìn an ninh trật tự như: bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ việc thực hiện các chính sách của nhà nước, bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự vững mạnh của các tổ chức đoàn thể xã hội; chống kẻ địch phá hoại về chính trị tư tưởng, về kinh tế văn hoá xã hội; xây dựng khối thống nhất toàn dân... + Mỗi sinh viên đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của đoàn thanh niên hoặc của địa phương tổ chức. + Không xem, đọc, lưu truyền các văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy, không nghe, không bình luận các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, không truy cập vào các Website có nội dung thiếu lành mạnh. + Không tự ý thành lập, tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị và các tổ chức có tính chất chính trị trái pháp luật Việt Nam. + Phát hiện và đề nghị với thầy, cô giáo và các cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú, học tập để có biện pháp ngăn chặn các hành vị hoạt động tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm), các hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. + Tích cực và gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, các thể lệ hành chính quy định về lĩnh vực an ninh trật tự; luật lệ an toàn giao thông; an toàn phòng cháy, chữa cháy; vệ sinh môi trường và các quy định khác.

Đối với sinh viên lưu trú trong kí túc xá:

+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, không được sử dụng một cách bừa bãi, làm hư hỏng mất mát tài sản và trang thiết bị trong kí túc xá. + Chấp hành tốt nội quy của kí túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết được ghi trong hợp đồng với Ban quản lí kí túc xá. + Không tàng trữ vũ khí, chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, hoá chất độc hoặc hàng cấm khác trong kí túc xá.

Đối với sinh viên tạm trú trong các khu vực dân cư:

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về khai báo tạm trú tại khu vực dân cư theo quy định của pháp luật. + Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú như; vệ sinh mĩ quan, trật tự đô thị, bảo vệ môi trường.

+ Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn như: phòng chống các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lôi kéo sinh viên vào các hoạt động chống đối Nhà nước; phòng ngừa các hoạt động của bọn tội phạm hình sự xâm phạm đến tính mạng và tài sản của sinh viên; ngăn ngừa, đấu tranh với các trường hợp sử dụng các chất ma tuý trong sinh viên.

 

Phong trào toàn dân ở từng cụm dân cư, từng phường, xã có mạnh hay không là do sự đóng góp chung của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng khu vực, từ trẻ đến già; từ cán bộ, công nhân, viên chức đến sinh viên. Hoạt động này phải trở thành ý thức tự giác và tự quản của từng người dân, trong đó có sự đóng góp tích cực và quan trọng của sinh viên.

Với trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, nhưng mỗi sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước, nhà trường và của toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành đúng và đủ các quy định của Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phương, như: “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; phong trào “Toàn dân phòng chống ma tuý”, “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”; phong trào “Toàn dân tham gia cảm hoá giáo dục người lầm lỗi” cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác: phong trào xây dựng cụm dân cư an toàn, số nhà an toàn; tham gia vào các tổ chức quần chúng “Đội thanh niên xung kích an ninh”, “Đội thanh niên tự quản”... tích cực tham gia tuần tra canh gác, phòng ngừa các hoạt động tội phạm.

Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

 

Tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết ! Để góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự, tạo thành phong trào toàn dân phòng chống tội phạm, sinh viên cần tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự của, địa phương theo khả năng của mình như: Phát hiện các hành vi tuyên truyền, phát tán các văn hoá phẩm đồi trụy, các tài liệu phản động, báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trường, với thầy, cô giáo chủ nhiệm hoặc cơ quan công an để thu giữ kịp thời. Phát hiện và ngăn chặn các vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng báo cáo với nhà trường, ban bảo vệ dân phố, cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, tham gia phát hiện truy bắt các đối tượng phạm phấp bỏ trốn. Phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội như mang chất cháy, chất nổ, chất độc, vũ khí thô sơ đến trường. Phát hiện và báo cáo kịp thời với nhà trường về những người hoặc các hiện tượng sinh viên có biểu hiện sử dụng các chất ma tuý, đua đòi ăn chơi tụ tập đua xe, đánh bạc ăn tiền...

Thường xuyên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn về điều kiện học tập, động viên các bạn vượt khó để học tập tốt.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

 

 

 

Mục lục bài viết

  • 1. Nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • 1.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm
  • 1.2. Tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường
  • 1.3. Nguyên nhân tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường
  • 2. Pháp luật đốinhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • 3. Thực tiễn

 

1. Nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

1.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

1.2. Tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các clip học sinh các trường THCS, THPT ở một số tỉnh, thành như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Phòng, Cà Mau, TP Hà Nội…đánh nhau ở ngay trong lớp học hoặc bên ngoài khuôn viên nhà trường, trong các clip này, không chỉ hai học sinh đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn, mà cả một nhóm học sinh xông vào đánh, đấm, giẫm đạp lên người, lên đầu, thậm chí dùng cả gậy, mũ bảo hiểm đánh bạn một cách tàn bạo, nạn nhân chỉ biết van xin, không thể phản kháng, trong khi đó rất nhiều bạn bè đứng xung quanh nhưng không có hành động gì để can ngăn, thậm chí còn cổ vũ, đáng lưu ý hiện tượng bạo lực hiện nay không chỉ diễn ra trong nam sinh mà còn lan sang cả nữ sinh và ngày càng gia tăng. Những clip này là cú sốc lớn đối với phụ huynh và toàn xã hội khi tất cả mọi người đều nghĩ rằng các em đến trường đều chuyên tâm học hành, được đùm bọc trong sự thương yêu của thầy cô, bạn bè.

1.3. Nguyên nhân tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường

- Yếu tố sinh học:

  • Mắc chứng tăng động
  • Khó kiểm soát bản thân, hấp tấp, bốc đồng
  • Có khiếm khuyết về mặt tâm lý ( như Chứng thiếu chú ý, Rối loạn tăng động giảm chú ý, Rối loạn thách thức đối lập, Rối loạn ứng xử

- Yếu tố tâm lý

  • Sớm bộc lộ thái độ chống đối xã hội
  • Kết quả học tập không tốt, các kỹ năng nhận biết kém phát triển, có vấn đề trong việc lĩnh hội kiến thức, ít hứng thú với trường lớp và việc học, tỷ lệ vắng mặt trên lớp cao và thường xuyên bị nhà trường đuổi học dẫn đến tâm lý càng ngày càng chán nản chỉ thích chơi không thích học
  • Thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng đọc hiểu và tư duy; không có khả năng nhận biết và lường trước được hậu quả từ một hành động của ai đó; thể hiện sự liều lĩnh thái quá, thất bại trong việc tìm kiếm các giải pháp tích cực cho một vấn đề
  • Ít xuất hiện thái độ đồng cảm

- Yếu tố xã hội

  • Cấu trúc xã hội: Sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự tiếp cận nhanh chóng của các học sinh đối với những văn hóa phẩm độc hại thông qua mạng xã hội.
  • Quá trình xã hội:

Gia đình: Bố mẹ chỉ mải mưu cầu về kinh tế, chính trị, quyền lực mà buông lỏng việc giáo dục, quản lý con cái. Đau lòng hơn nữa có những trường hợp có nhiều bậc cha mẹ sử dụng, lợi dụng con cái tham gia thực hiện tội phạm như trộm cắp, buôn người, buôn bán ma túy, cướp tài sản...

 

Nhà trường: Hiện nay các cơ sở giáo dục quá chú trọng vào việc dạy chữ, chứ chưa chú trọng dạy các em vềkỹ năng sống, kỹ nănglàm người. Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai rộng khắp nhưng phần lớn mang tính hình thức, nên hiệu quả mang lại không cao, các em học sinh không nhận thức được nhiều về pháp luật. Việc kết hợp trong giáo dục giữa nhà trường và gia đình để quản lý học sinh đã được thiết lập, nhưng hiệu quả chưa cao.

Xã hội: Chính quyền các cấp, các đoàn thể, cơ quan pháp luật chưa thực sự chú ý tới công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, mới chỉ tập trung khi có vi phạm pháp luật xảy ra đối với lứa tuổi này thì chống (trừng phạt) là chính nên tính chủ động cũng như hiệu quả không cao.

- Vai trò nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

  • Cung cấp thông tin về tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • Tuyên truyền về tác hại, hệ lụy của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với học sinh, sinh viên, học viên
  • Tuyên truyền về các thủ đoạn hoạt động của tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
  • Tuyên truyền chính sách, quy định của nhà nước về công tác phòng, chống các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • Tuyên truyền, giáo dục phòng chống các tội phạm xâm phạm tính mạng, súc khỏe, danh dự, nhân phẩm trong trường học
  • Phổ biến cho học sinh, sinh viên, học viên trong các nhà trường và các cơ sở giáo dục trên địa bàn về các biện pháp phòng, chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
  • Phối hợp với gia đình, các ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn để ngăn chặn, xây dựng kế hoạch phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Giải pháp để nâng cao vai trò của nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

  • Nhà trường cần có biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực. Với những học sinh cá biệt, có biểu hiện “đầu gấu” thì phải khoanh vùng, phối hợp cùng gia đình uốn nắn, giúp đỡ các em, lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi lành mạnh làm cho các em đỡ nhàm chán.
  • Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Cần chú trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị cho học sinh nhận thức đúng đắn để các em có hành động đẹp, biết yêu thương, tôn trọng bạn bè.
  • Trong đó ngoài việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vào nội dung, chương trình môn học thì nhà trường tăng cường tư vấn tâm lý, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cho học sinh, nhất là giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội và cách ứng xử trên mạng xã hội. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh…

2. Pháp luật đốinhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

-Căn cứ pháp lý

  • Theo Hiến pháp 2013: Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
  • Theo BLHS 2015: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được quy định tại chương XIV BLHS 2015
  • Theo Điều 10 Luật Phòng chống ma túy 2000 sửa đổi, bổ sung 2008 và Điều 8 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
  • Chính phủ đã ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo điểm c khoản 1 Điều 1: “ … coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm…”
  • Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
  • Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021.
  • Chỉ thị 993/CT-BGDĐT 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục

- Hạn chế:

Bên cạnh những mặt đạt được thì pháp luật còn bộc lộ những bất cập trong áp dụng pháp luật đối với người phạm tội đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi: Cùng một hành vi phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng do cố ý (hình phạt tù trên 02 năm), những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (là trẻ em) có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; còn người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lại không bị áp dụng. Điều bất cập trên nằm ở khoản 2, 3, 4 Điều 419 của BLTTHS 2015. Do đó, theo quy định tại Điều 419 của BLTTHS 2015, đã bỏ lọt toàn bộ trường hợp, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý mà hình phạt tùtrên 02 nămthì sẽ không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, kể cả khi có căn cứ xác định người đó tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

- Kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật:

  • Hoàn thiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quy định đối với người dưới 18 tuổi.
  • Tích cực phối hợp hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giữa nhà trường với gia đình và các cơ quan chức năng.

3. Thực tiễn

Trong quá trình học cấp 3 trường e có xảy ra vụ đánh nhau hội đồng ngay trước cổng trường ngay sau khi tan học. Nguyên nhân là do “nhìn đểu” nhau. Bạn bị đánh bị thương ở đầu, gãy tay cùng rất nhiều vết thương trên cơ thể. Sau khi vụ việc này xảy ra, công an huyện cùng với nhà trường đã tiến hành làm việc với học sinh bị đánh và các học sinh tham gia đánh nhau, yêu cầu tường thuật, viết thường trình lại. Đồng thời nhà trường cùng với đại diện công an huyện đã tổ chức làm việc, đối thoại với phụ huynh, học sinh và những người liên quan, xác định rõ mức độ vi phạm xử lý theo quy định. Theo quyết định thì những bạn tham gia đánh nhau sẽ bị cho vào trại giáo dưỡng những nhà trường đã có buổi trao đổi riêng với phụ huynh nạn nhân cũng như gia đình của các bạn tham gia đánh nhau quyết định cho các bạn tham gia đánh nhau nghỉ học ở nhà 1 tuần để suy nghĩ về những hành vi của mình. Sau khi trở lại trường các bạn không bị nêu trước toàn trường, các thầy cô cũng không nhắc lại chuyện cũ. Những bạn tham gia đánh nhau không còn có thái độ hung hăng, kết quả thi hết năm các bạn tham gia đánh nhau có kết quả học tập tốt hơn so với trước. Mọi người ai cũng bảo là xử phạt quá nhẹ nhưng khi thấy sự thay đổi của các bạn thì ai cũng có cái nhìn khác về các xử lý của nhà trường cũng như sự khoan dung của phụ huynh nạn nhân đối với các bạn có hành vi vi phạm.

Thông qua, trường hợp trên có thể thấy rằng không phải lúc nào xử phạt nặng cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn vì nó có thể dẫn dẫn đến sự tự ti, ý thức chống đối xã hội đặc biệt trong giáo dục nhà trường. Sự trao đổi phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã giúp các bạn học sinh trở lại với cuộc sống đi đúng đường bên cạnh đó cũng góp phần hạn chế tội phạm phát triển đẩy lùi tội phạm ẩn trong trường học.