Trẻ bị khò khè phải làm thế nào năm 2024

kịp thời. Ở một số trẻ, bệnh có thể diễn tiến nặng khiến trẻ thiếu oxy, tím tái, bỏ bú, chán ăn và tăng

nguy cơ gặp phải các biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi và suy hô hấp.

2. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng mô kẽ và phế nang ở phổi bị viêm do nhiễm trùng. Bệnh thường xảy ra ở người

có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nhân cao tuổi và trẻ nhỏ.

Virus, vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào phế nang, gây tiết dịch hoặc mủ và làm phát sinh triệu

chứng sốt, ho kèm đờm hoặc mủ, khó thở, đau ngực, nôn mửa, tiêu chảy và ớn lạnh. Viêm phổi làm

một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như tràn dịch

màng phổi, áp xe phổi và nhiễm trùng máu.

3. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản trong phổi bị viêm cấp hoặc mãn tính. Thông thường,

trẻ nhỏ thường bị viêm phế quản cấp do nhiễm virus hoặc một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu

khuẩn và H. influenzae.

Tương tự viêm tiểu phế quản, viêm phế quản ở trẻ có thể gây ho khan, ho có đờm, thở khó khè, khó

thở, sốt nhẹ và mệt mỏi. Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp và có thể thuyên giảm nhanh

sau khi điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp chậm trễ trong việc chẩn đoán và khắc phục, trẻ có

thể bị viêm phế quản mãn tính và tăng nguy cơ bị viêm phổi.

4. Hen suyễn [hen phế quản]

Hen suyễn [hen phế quản] là tình trạng phế quản bị viêm và co thắt bất thường do một số yếu tố như

dị ứng, nhiễm khuẩn, chấn động tinh thần mạnh, tập thể dục quá sức,… Bệnh đặc trưng bởi triệu

chứng ho kèm đờm, thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, đau tức ngực và khó thở.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen suyễn vẫn chưa được xác định. Chính vì vậy hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh lý này dứt điểm. Để đảm bảo chức năng hô hấp ở trẻ bị hen suyễn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm và thuốc ức chế chất trung gian gây dị ứng.

5. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho kèm đờm, thở khò khè và khó

thở. Tuy nhiên so với những bệnh lý trên, viêm mũi dị ứng có mức độ nhẹ hơn và dễ dàng thuyên giảm

sau khi chăm sóc tại nhà.

Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên khiến histamine được phóng thích vào niêm mạc hô hấp,

gây sưng nề, tiết dịch và ngứa. Vì vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy

nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi nhiều,… Bệnh kéo dài có thể khiến trẻ thở khò khè và khó

thở do dịch tiết hô hấp ứ đọng ở lỗ mũi.

6. Viêm VA

VA là cơ quan miễn dịch nằm ở vòm mũi họng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy

nhiên nếu virus và vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, VA có thể bị sưng viêm.

Do nằm ở vị trí nối liền giữa vòm họng và mũi nên khi VA bị viêm, trẻ có thể bị sốt, chảy nước mũi, ho

có đờm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè và thường xuyên thở bằng miệng.

7. Các bệnh lý khác

Bên cạnh đó, trẻ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở có thể do một số bệnh lý khác như:

  • Phù phổi
  • Dị vật trong đường thở
  • Phế quản bị chèn ép
  • Bệnh lao
  • Dị tật bẩm sinh ở phế quản

Cần làm gì khi trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở?

Như đã đề cập, trẻ bị ho có đờm kèm theo chứng khó thở và thở khò khè thường có mức độ nghiêm

trọng. Chính vì vậy khi nhận thấy con trẻ có những dấu hiệu này, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến

bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1. Tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất

Ho có đờm, khó thở và thở khò khè có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tiểu

phế quản, hen suyễn, viêm phổi,… Các bệnh lý này kéo dài có thể làm suy giảm chức năng hô hấp và

tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định

phương pháp điều trị. Với những trẻ có tình trạng sức khỏe nặng, bác sĩ sẽ đề nghị trẻ điều trị nội trú

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp một số vấn đề về hệ hô hấp, thậm chí đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy thực chất, hiện tượng này là gì? Có gây biến chứng không? Cần làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh thở khò khè?

Trẻ sơ sinh thở khò khè là bị gì?

Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khác lạ khi thở, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ hoặc đang bú. Phần lớn các trường hợp là do sự tấn công của vi khuẩn khiến phế quản co thắt, sưng và phù nề. Từ đó, cơ thể tiết nhiều dịch tiết gây ứ đọng và tắc nghẽn cuống phổi hoặc phế quản, trẻ hô hấp khó khăn, thở khò khè.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị khò khè

Bố mẹ có thể kiểm tra xem trẻ sơ sinh có thở khò khè không bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ngủ, bố mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở lạ rõ hơn. Tiếng thở này có thể sẽ không đều và khá giống với tiếng ngáy nhẹ. Một số trường hợp trẻ thở mạnh, bố mẹ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè ở khoảng cách xa hơn. Một số khác, trẻ thở nhẹ và cần có sự hỗ trợ của ống nghe mới có thể phát hiện trẻ sơ sinh bị khò khè. [1]

Âm thanh khò khè của trẻ sơ sinh có thể được nghe rõ hơn khi trẻ ngủ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè, thường gặp như: [2]

  • Trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản: Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chủ yếu do virus gây ra, thường xảy ra khi giao mùa hoặc khi trời chuyển lạnh. Bệnh khiến cơ thể tiết nhiều đờm và dịch nhầy, có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ thường xuyên thở khò khè, ho.
  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều đờm và dịch nhầy hơn. Ở trẻ sơ sinh chưa thể tự làm sạch cổ họng như người lớn nên đờm và dịch nhầy tích tụ lại gây tắc nghẽn đường thở, trẻ thở khò khè. Tuy nhiên, thở khò khè do tiếp xúc với chất dị ứng thường không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Một số trường hợp, một lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến trẻ hít phải một lượng nhỏ chất lỏng này vào phổi. Lượng axit dạ dày này gây kích ứng, sưng phù đường hô hấp, khiến trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Mềm sụn thanh quản: Đây là một bất thường bẩm sinh khiến cấu trúc thượng thanh môn mềm, làm thanh quản bị xẹp vào trong, từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ thở khò khè. Mềm sụn thanh quản chiếm 60% tổng số ca có bất thường bẩm sinh về thanh quản với tỷ lệ bé trai cao gấp đôi so với bé gái. Có 80 – 100% ca bệnh đi kèm với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác như: Do có dị vật trong đường hô hấp, viêm thanh phế quản cấp tính, viêm amidan cấp tính, các bệnh lý tim mạch, dị tật hộp sọ, có khối u ở phổi,…

Biến chứng bé sơ sinh bị khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này kéo dài khiến trẻ thở không đều, lúc nhanh, lúc chậm, thậm chí nhiều lúc có hiện tượng ngừng thở nguy hiểm. Do vậy, khi phát hiện trẻ thở khò khè, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, bố mẹ cũng nên lưu ý đến âm thanh phát ra khi trẻ thở khò khè để xác định sớm tình trạng sức khỏe và mức độ nguy hiểm của nó:

1. Trẻ sơ sinh thở tiếng khàn khàn

Trẻ thở có tiếng khàn khàn thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản, có dịch nhầy trong đường hô hấp. Thanh quản, khí quản phù nề, khiến đường dẫn khí dây thanh âm bị thu hẹp, trẻ thở khò khè và nặng nề hơn.

2. Âm thanh tiếng thở của trẻ như tiếng huýt sáo

Bên trong mũi của trẻ sẽ có một lỗ thông khí nhỏ. Khi bị nhiễm bệnh, đường hô hấp tiết dịch nhầy khiến lỗ thông khí bị thu hẹp lại, thậm chí là tắc nghẽn. Điều này cũng có thể xảy ra khi trẻ hít phải nhiều bụi bẩn, sữa bột hay có dị vật trong đường thở. Sự cản trở này khiến trẻ sơ sinh hít thở phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo.

3. Trẻ sơ sinh bị khò khè thở rít

Trẻ sơ sinh thở rít có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc do mềm sụn thanh quản. Bố mẹ có thể nghe thấy tiếng rít rõ hơn khi trẻ hít vào, nhất là khi trẻ nằm ngửa.

4. Thở dốc bất thường

Trẻ sơ sinh thở dốc kèm theo các bất thường như da xanh tím, ho dai dẳng, trẻ có thể đang bị viêm phổi. Đây là một bệnh lý nguy hiểm do virus, vi khuẩn gây ra, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở các phế nang. Về lâu, bệnh gây nên nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ thở khò khè ở mức độ nhẹ có thể cần sự hỗ trợ của ống nghe mới có thể nghe thấy.

Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh khi ngủ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các triệu chứng đi kèm khi trẻ sơ sinh thở khò khè, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà với các phương pháp như:

  • Bù nước cho trẻ: Mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa và tăng cữ bú hàng ngày để trẻ sơ sinh được bổ sung được nước. Đối với bú sữa công thức, mẹ nên pha và cho trẻ bú đúng theo liều lượng được hướng dẫn. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số dung dịch bù nước, bù điện giải có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Tạo độ ẩm không khí: Không khí có độ ẩm phù hợp, không quá ẩm hay quá khô hanh sẽ giúp dễ chịu hơn, giảm tắc nghẽn đường hô hấp, trẻ dễ thở, cải thiện tình trạng thở khò khè.
  • Hút mũi cho trẻ: Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Lưu ý, bố mẹ nên thực hiện đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ. Các cơ quan trong đường mũi, đường dẫn khí của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên mọi thao tác, bố mẹ cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương trẻ. Đồng thời, các dụng cụ cần được khử trùng sạch sẽ trước và sau mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng thuốc: Tất các các loại thuốc được sử dụng cho trẻ sơ sinh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc bởi điều này có thể khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như thuốc giãn phế quản [albuterol], thuốc corticosteroid [prednisone, beclomethasone], thuốc chống viêm, thuốc điều chỉnh leukotriene [montelukast, zafirlukast].

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối không điều trị tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh bằng mật ong bởi mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

Chăm sóc bé sơ sinh bị khò khè

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, bố mẹ nên lưu ý:

  • Cần phải giữ ấm cho trẻ cẩn thận vào mùa lạnh, nhất là vùng cổ, ngực và mũi.
  • Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn chuyên dụng trước khi tiếp xúc, chơi đùa và chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Tránh cho trẻ sơ sinh đến những nơi công cộng, đông người. Trường hợp trẻ sơ sinh cần ra ngoài, bố mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ nhằm hạn chế bệnh.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ẩm mốc, đặc biệt là khói thuốc lá.
  • Không để máy lạnh, quạt hướng thẳng vào người trẻ.
  • Người mắc các bệnh có thể lây lan trực tiếp từ người qua người, bệnh qua đường hô hấp nên hạn chế tiếp xúc với trẻ.
    \>>>Có thể bạn chưa biết: 14 cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè trời nắng nóng

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh thở khò khè, tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị phù hợp. Khi chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ có các biểu hiện nặng hơn hay tình trạng thở khò khè kéo dài dai dẳng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện tái khám sớm. Đặc biệt, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:

  • Thở khò khè kéo dài 3 – 4 tuần
  • Trẻ nôn ói, sốt cao.
  • Khó thở, có hiện tượng co rút lồng ngực khi hít thở.
  • Da tím tái.
  • Nhịp thở không đều, trẻ phải gắng sức để hít vào.
  • Trẻ bị hen suyễn.
  • Trẻ có hiện tượng ngưng thở đột ngột.
  • Trẻ thở dốc.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ sơ sinh thở khò khè tuy không phải là một dấu hiệu của các bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng việc kéo dài, không điều trị đúng cách có thể khiến trẻ đối mặt với biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Do đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cẩn thận và quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm và đưa đến bác sĩ thăm khám, hướng dẫn điều trị kịp thời.

Chủ Đề