Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

You're Reading a Free Preview
Pages 9 to 17 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 24 to 25 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 29 to 30 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 34 to 37 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 41 to 57 are not shown in this preview.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.82 KB, 273 trang )

Bạn đang xem: Trình tự logic của nghiên cứu khoa học

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG3.1.1. Trình tự lôgicNghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa họctự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đềutuân theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bướcsau đây:Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài.Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu.Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu.Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu.Đưa các luận cứ (evidence) để chứng minh giả thuyết.Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giảthuyết. 3.1.2. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀIĐề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người(nhóm nghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứucó thể là một hoặc nhiều hơn một người.Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học. 3.1.3. Xác định mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiêncứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ?Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt,mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêucụ thể’. 3.1.4. Xác định nội dung nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặtra. 3.1. 5.Giới hạn phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhấtđịnh. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìnchung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm :• Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.• Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.• Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện.Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lýphạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lựcphải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành chonghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vinghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫntrong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầucủa nghiên cứu khoa học. 3.2. Chứng minh luận điểm khoa học•Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải cóđầy đủ luận cứ khoa học.•Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phụcngười nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phươngpháp ở đây bao gồm hai lọai : phương pháp tìm kiếm và chứng minhluận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luậnđiểm khoa học. 3.2.1. Luận cứĐể chứng minh luận điểm khoa học người nghiên cứu cần có các luận cứ. Luận cứlà bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng. Về mặt lôgichọc, là phán đóan đã được chứng minh trước khi được sử dụng để làm bằngchứng chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có hai lọai luận cứ : luận cứ lýthuyết và luận cứ thực tế. Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, bao gồm cáckhái niệm, các tiền đề, định lý, định luật hoặc các quy luật xã hội, tức là cácmối liên hệ đã được khoa học chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết đượckhai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước. Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian,không tốn kém thời gian để tìm các sự kiện thực tế, chứng minh lại những gìmà các đồng nghiệp đã chứng minh. •Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quansát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về cáccông trình nghiên cứu của các đồng nghiệp.•Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặcthực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìmkiếm và chứng minh luận cứ. 3.2.2. Phương pháp tìm kiếm, chứng minh và sử dụng luận cứNhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm ba việc : tìm kiếm luận cứ, chứng minhtính đúng đắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng minh giảthuyết. Để là ba việc đó phải có phương pháp. Phương pháp trả lời câuhỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’


Tài liệu liên quan


Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2011 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành 23 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Thông tư 25/2010/TT-BKHCN hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, hợp chất ô xít hữu cơ và chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 6 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Quyết định 30/2011/QĐ-UBND sửa đổi chính sách, chế độ chi tiêu đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành 3 0 0

Xem thêm: Thiết Kế Website Diễn Đàn Thiết Kế Website Forum, Diễn Đàn Đẹp Và Độc Đáo 2020

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Quyết định 3785/QĐ-UBND năm 2011 Phê duyệt Danh mục dự án, công trình cấp bách cần triển khai trong thời gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020 thành phố Hà Nội chưa được xét duyệt do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành 23 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Kế hoạch 698/KH-BNN-PC về khảo sát và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 3 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Quyết định 46/2011/QĐ-UBND về thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành 75 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Thông tư 42/2010/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 14 0 0

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Thông tư 55/2011/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành 29 0 0

Xem thêm: Bộ Sưu Tập Búp Bê Barbie Thời Trang Thế Giới Thần Tiên, Thế Giới Búp Bê

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Thông tư 12/2012/TT-BGTVT quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng An ninh hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành 7 0 0

Góc NCKH

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học bước nào quan trọng nhất

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Nghiên cứu Khoa học. Nhắc đến từ đấy bạn thường nghĩ đến điều gì? Một quá trình khô khan và rối rắm? Hay là một công việc thú vị, năng động và sáng tạo? Thực tế đã cho thấy vế thứ hai là một sự ngụy biện. Quả thật nghiên cứu khoa học nhìn chung đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và tỉ mẩn, nên thường gây chán nản đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, cũng giống như cơm trắng dù nhạt nhưng chứa nhiều tinh bột, nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích cao cả cho người nghiên cứu. Nếu hiện tại bạn đang muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nghiên cứu khoa học, bài viết này sẽ miêu tả sơ qua các bước cơ bản để bạn định hình được kết cấu quá trình nghiên cứu. Tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước sau:

· Chuẩn bị cho nghiên cứu.

· Triển khai nghiên cứu.

· Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, trong từng bước cơ bản này còn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.

I. Chuẩn bị cho nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:

1. Chọn đề tài.

Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:

– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…

– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.

– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.

Đương nhiên, một yếu tố quyết định khác trong việc chọn lựa đề tài chính là mối quan tâm của người nghiên cứu đối với các vấn đề cụ thể. Nếu sinh viên nghiên cứu vẫn chưa xác định được đề tài phù hợp với mình, có thể hỏi thầy cô hướng dẫn để nhận được lời khuyên.

2. Thu thập tài liệu.

Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu, ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.

Để thu thập tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:

– Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữu ích cho công trình.

– Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.

– Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu khoa học nhưwww.ssrn.com/,scholar.google.com.vn/,www.sciencedirect.com/.

3. Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài.

Muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấn đề đó là:

– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.

– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.

– Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính của người nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Trong quá trình trả lời các câu hỏi về vấn đề nghiên cứu kể trên, bạn nên ghi chép và hệ thống lại cẩn thận để bổ sung vào đề cương nghiên cứu, sẽ được nói đến ở ngay dưới đây.

4. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương.

Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.

Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.

Chỉ cần hoàn tất các bước phía trên là bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi. Sau đây là chi tiết bước tiếp theo – triển khai nghiên cứu.

II. Triển khai nghiên cứu.

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, bao gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:

1. Lập giả thiết.

Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.

Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:

– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.

2. Thu thập và xử lý dữ liệu.

2.1.Thu thập dữ liệu.

Một đề tài nghiên cứu mà không có dữ liệu cũng không khác gì một cái ví không có lấy 1 tờ 500. Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.

Sinh viên nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).

Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…

Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.

2.2.Xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.

Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.

Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.

Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.

3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.

Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:

– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.

Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

III. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Báo cáo công trình nghiên cứu chính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.

Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu của mình trước Hội đồng.

Mong rằng bài viết này hữu ích cho những bạn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học nói chung cũng như cuộc thi SVNCKH năm sau.

Trích nguồn:

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 22/11/2017.Quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Available at:http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/quy-trinh-thuc-hien-nghien-cuu-khoa-hoc/

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM, n.d.Các giai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Available at:http://spkt.tnut.edu.vn/Article/Download/97