Trò chơi cho trẻ mầm non tại nhà

Trong bài viết lần này KidsOnline sẽ giới thiệu tới các bậc phụ huynh một số trò chơi vận động tại nhà cho trẻ đơn giản để bố mẹ có thể áp dụng và chơi cùng với các con. Việc dành nhiều thời gian hơn cho con cũng như cùng nhau vui chơi là một cách tốt nhất trong việc tăng tình cảm cũng như sự gắn kết giữa bố mẹ và con. Bố mẹ của Kids hãy cùng tham khảo những trò chơi sau nha.

Trò chơi vận động tại nhà cho trẻ mà bố mẹ nên biết:

1. Vượt chướng ngại vật

Dụng cụ:

– Gối, hộp các-tông, các đồ đạc vật dụng trong nhà

Hướng dẫn:

Mẹ sẽ làm trọng tài. Bố và con sẽ cùng nhau vượt qua các chướng ngại vật đơn giản như bò qua những chiếc gối, bò vô trong và xung quanh hộp cạc-tông, bò dưới chân ghế và bàn  để về đích. Ai về đích trước tiên sẽ thắng cuộc. Tất nhiên trong trò chơi này bố phải “bò chậm” để nhường bé thắng đó nhé. Còn mẹ sẽ đứng ngoài vừa làm trọng tài vừa cổ vũ hai bố con. Chắc chắn bé sẽ thích lắm đó. Những động tác này rất tốt cho kỹ năng vận động đơn giản của bé.

2. Chơi đuổi bắt, trốn tìm

Hướng dẫn: Cả nhà sẽ phân ra bố hoặc mẹ – một người để đi bắt, người còn lại sẽ cùng bé chạy trốn nấp vào những chỗ kín trong nhà. Sau đó bố [mẹ] sẽ đi tìm. Càng gây bất ngờ và hài hước bao nhiêu thì càng thu hút bé. Chăc chắn bé nhà bạn sẽ không thể giấu được nụ cười “như nắc nẻ” khi được bố [mẹ] tìm thấy đâu.

3. Cáo và thỏ

Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt.

Cách chơi: Bố sẽ đóng vai cáo ngồi ở góc nhà, mẹ và bé sẽ cùng nhau chọn “chuồng thỏ” và làm thỏ. Nhớ là bé và mẹ cần nhớ “chuồng” của mình ở đâu. Khi chơi, mẹ và bé sẽ cùng nhau làm các con thỏ đang đi kiếm ăn vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:

Trên bãi cỏ

Các chú thỏ

Tìm rau ăn

Rất vui vẻ

Thỏ nhớ nhé

Có cáo gian

Đang rình đấy

Thỏ nhớ nhé

Chạy cho nhanh

Kẻo cáo gian

Tha đi mất.

Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình, ai không nhanh sẽ bị cáo bắt.

4. Thỏ nhảy

Cách chơi:

Mẹ nói : “Mẹ con mình cùng làm thỏ nhé”. Mẹ hướng dẫn bé chụm 2 tay ra trước ngực, 2 chân chụm và nhảy trong phòng giống thỏ.

Mẹ nói : “A ! Có củ cà rốt rồi”-  bé ngồi xuống đưa hai tay lên mồm giả vờ củ cà rốt.

Mẹ nói : “Nhảy tiếp” bé lại đứng lên. 2 tay chụm và nhảy như ỉần trước.

Trò chơi này cũng giúp bé vận động khá nhiều.

5. Tắt nhạc, bật nhạc

Trò chơi này vô cùng đơn giản, chỉ gồm hai khẩu lệnh: “Bật nhạc” và “Tắt nhạc”. Hãy giao kèo với bé khi nào mẹ nói “Bật nhạc” thì nhảy bằng hai chân bật thật nhanh, hoặc làm bất cứ động tác vận động nào mà bé thích. Khi khẩu lệnh: “Tắt nhạc” thì bé phải dừng lại và đứng im. Đầu tiên bạn có thể hô từ từ những khẩu lệnh này để bé chuyển từ từ khởi động nhưng về sau tốc độ hô càng nhanh hơn và dừng lại nếu thấy bé có dấu hiệu mệt.

Bố và mẹ có thể cùng tham gia trò chơi này với bé nhé.

Trên đây là một số trò chơi đơn giản tại nhà cho trẻ mầm non mà bố mẹ nên áp dụng để cùng con, giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, thư giãn sau những giờ học tập căng thằng, nhàm chán.

Theo Yeutretho

Trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non và tiểu học trên các tỉnh thành trong cả nước nghỉ học ở trường, tự học và vui chơi tại nhà đã hơn 1 tháng nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 lan rộng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Việc trẻ ở nhà thời gian quá dài không những bị thiếu hụt về kiến thức mà còn khiến các bậc cha mẹ đau đầu trong cách hướng dẫn vui chơi, phụ đạo học tập và chăm sóc cho bé.

Nhiều cha mẹ "than trời" vì con bị cuồng chân, không thể ra ngoài mùa dịch nhưng ngồi mãi trong nhà thì trở nên bức bách.

Tuy nhiên, đó là khi cha mẹ chưa hề biết đến những hoạt động vui chơi bổ ích mà lại vô cùng sáng tạo dành cho bé ngay trong nhà. Chúng không chỉ giúp trẻ được vui chơi, chạy nhảy mà trò chơi còn phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và tinh thần phấn đấu rất tốt.

Dưới đây là cách làm và cách chơi 5 trò chơi cực đơn giản trong nhà dành cho các bé lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. Cha mẹ có thể thực hiện làm cùng với bé.

1. Trò chơi cái cây toán học

Cách làm:

- Chuẩn bị: Giấy bìa cứng và bút màu.

- Thực hiện: Mẹ vẽ hình 1 cái cây to ra giấy bìa cứng [bao hồm cả tán lá cây và thân cây]. Sau đó tạo ra các vòng xoáy trên tán cây bằng bút màu. Với mỗi vòng xoáy, mẹ dán một phép tính cộng hoặc trừ khác nhau.

Lấy một tấm bìa màu đỏ khác cắt thành những hình tròn bằng nhau. Trên mỗi hình tròn là kết quả của các phép tính trên tán cây.

Hướng dẫn bé chơi: Trò chơi này phù hợp cho các bé đang ở độ tuổi học cộng trừ. Nhiệm vụ của bé là xếp kết quả [hình tròn giấy màu đỏ] vào đúng vị trí của phép tính trên tán cây. Mỗi phép tính chỉ có 1 kết quả duy nhất. Đừng quên thưởng quà cho bé khi bé làm đúng kết quả mẹ nhé!

Video: Cách chơi trò chơi cái cây toán học

2. Trò chơi đưa bóng vào lỗ tròn

Cách làm

- Chuẩn bị: 1 thùng bìa các tông và những quả bóng tròn nhỏ.

- Thực hiên: chiếc thùng bìa các tông to nguyên hộp, mẹ loại bỏ một mặt của chiếc thùng, để lại phần đáy và các thành xung quanh. Mẹ có thể dán giấy màu vào thùng và vẽ các hình thù ngộ nghĩnh khác nhau để tăng hứng thú cho bé.

Tại phần đáy thùng, mẹ khoét các lỗ tròn khác nhau ở các vị trí khác nhau sao cho kích thước vừa bằng quả bóng [3-5 lỗ tròn].

Hướng dẫn bé chơi: Hãy cho toàn bộ số bóng vào trong chiếc thùng đó. Nhiệm vụ của bé là cầm chiếc thùng và lắc nhẹ, uyển chuyển sao cho bóng rơi đúng vào các lỗ mà mẹ đã khoét trước đó. Bé sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu mẹ nói cần đưa bóng vào lỗ mũi, lỗ tai của hình nhân vật tại thùng bìa các tông.

Video: Cách chơi trò đưa bóng vào lỗ

3. Trò chơi nhận diện hình khối

Cách làm

- Chuẩn bị: 1 miếng thùng bìa các tông to và giấy màu [hoặc bìa các tông nhiều màu khác nhau].

- Thực hiện: Tại miếng thùng bìa các tông to, bé vẽ và cắt 5 hình khối khác nhau mà bé đang học: hình vuông, hình tròn, hình bầu dục, hình chữ nhật và hình tam giác. Tại các giấy màu, mẹ cũng cắt thành 5 loại hình này khác nhau với kích thước nhỏ vừa đủ.

Hướng dẫn bé chơi: Nhiệm vụ của bé là lựa chọn các hình giấy màu có hình khối tương thích, đặt vào đúng hình khối tại miếng bìa các tông to. Hoạt động này giống như việc phân loại hình khối cùng loại về chung với nhau [như nhặt những hạt đậu].

4. Trò chơi ghép đĩa - ghép chữ

Cách làm:

- Chuẩn bị: 10 chiếc đĩa giấy, bút màu khác nhau.

- Thực hiện: Mỗi chiếc đĩa giấy mẹ cắt làm 2 phần [có thể cắt hình zíc zắc để bé ghép sẽ thích thú hơn là cắt thẳng]. Sau đó, tại mỗi nửa của chiếc đĩa, 1 nửa viết chữ in hoa, 1 nửa viết chữ in thường. Lưu ý, 2 nửa của 1 chiếc đĩa phải là 2 chữ cái giống nhau, chỉ khác nhau giữa chữ in hoa và chữ thường.

Hướng dẫn bé chơi: Mẹ tung tất cả những nửa đĩa ra sàn, làm đảo lộn các nửa đĩa. Nhiệm vụ của bé là tìm các nửa đĩa có chữ giống nhau và ghép lại thành 1 chiếc đĩa hoàn chỉnh.

5. Trò chơi xúc xắc

Trò chơi này phù hợp với gia đình có nhiều trẻ nhỏ, các bé thích hoạt động.

Cách làm

- Chuẩn bị: 5 loại giấy màu khác nhau và dài như đỏ, vàng, xanh nước biển, tìm, xanh lá cây, 1 cuộn băng dính đen. Những chiếc hộp nhỏ hình vuông để làm quân xúc xắc.

- Thực hiện: Mẹ trải dọc 5 loại giấy màu ra sàn nhàu, sau đó phân ô [như hình] bằng băng dính đen. Với quân xúc xắc, mẹ lấy 5 giấy màu dán vào 5 hộp giấy, dùng bút dạ đen để chấm các nốt tròn đen tương ứng các mặt của hộp xúc xắc: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Hướng dẫn bé chơi: Mỗi bé lựa chọn cho mình 1 loại màu khác nhau và chơi theo lần lượt. Tới lượt bé nào thì tung quân xúc xắc của mình, nếu mặt ngửa của quân xúc xắc là 2 nốt chấm tròn, bé được đi 2 ô, nếu là 3 chấm tròn, bé được đi 3 ô... Ai đi hết được các ô trước là người thắng cuộc. Mẹ nhớ dành phần thưởng xứng đáng cho bé nhé!.

Nguồn: //phunuvietnam.vn/tu-che-5-tro-choi-thu-vi-cho-be-o-nha-cuc-don-gian-giup-phat-tr...Nguồn: //phunuvietnam.vn/tu-che-5-tro-choi-thu-vi-cho-be-o-nha-cuc-don-gian-giup-phat-trien-tri-thong-minh-51202025391744440.htm

Chi Chi [Phụ Nữ Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề