Trời đánh tránh bữa ăn là gì năm 2024

“Ngày xưa trên mặt trận, vị tướng chỉ huy quân bằng cách cưỡi ngựa, dùng thanh gươm hay ngọn cờ chỉ về mục tiêu, rồi hô quân “Đánh!”. Còn quân thì phải tuân lệnh: tướng chỉ đâu, quân đánh đúng chỗ đấy, không cần suy xét, không được phép cãi lệnh. Ý nói: Chỉ biết thừa hành mệnh lệnh một cách máy móc, thụ động, thiếu sáng tạo”.

Cách giải thích này thoạt nghe cũng có lý. Tuy nhiên, Quân lệnh như sơn! Trên chiến trường mà quân không theo lệnh tướng, tự tiện “sáng tạo”, thì chỉ có họa “quân hồi vô phèng”. Bởi vậy, lính tráng y lệnh chỉ huy không thể hiểu thành “chỉ biết thừa hành mệnh lệnh một cách máy móc, thụ động, thiếu sáng tạo”.

Thực ra, Chỉ đâu đánh đấy là dị bản rút gọn của Thiên Lôi chỉ đâu đánh đấy.

Theo truyền thuyết dân gian, Thiên Lôi là vị thần nhà Trời, làm ra sấm sét và vâng lệnh trừng trị kẻ gian ác, bất hiếu. Ông Trời sai Thiên Lôi trừng trị kẻ nào, Thiên Lôi cứ thế y lệnh vung lưỡi tầm sét trừng trị kẻ ấy. Bởi thế, Thiên Lôi còn được ví với kẻ tay sai trung tín, nhất nhất làm theo lệnh chủ.

Tuy nhiên, máy móc như Thiên Lôi, mà cũng có trường hợp ngoại lệ. Tục ngữ Việt có câu Trời đánh tránh miếng ăn (dị bản Trời đánh còn tránh miếng ăn). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân - NXB Văn học, 2018) giải thích, đây là “Câu nói đùa khi có người quấy rầy trong lúc đương ăn”. Tuy nhiên, không hề có chuyện đùa cợt gì ở đây, mà là lời dạy nghiêm túc của dân gian.

Thông thường, người ta ngồi vào bữa cơm sau một buổi, một ngày làm việc, lao động vất vả. Dù già hay trẻ, bữa ăn cũng chính là lúc bù đắp, tái tạo năng lượng, duy trì sự sống; cũng là thời gian tận hưởng thành quả lao động. Thế nên ý tục ngữ, dù bất cứ lý do gì cũng không nên chỉ trích, mắng mỏ, làm phiền người khác vào đúng bữa ăn, khiến người ta sinh ức chế, ăn mất ngon, hoặc bỏ dở bữa ăn...

Tại sao lại đem “trời đánh” ra để ví dụ? Bởi Trời đây chính là ông Thiên Lôi.

Nếu tục ngữ Việt có câu Trời đánh còn tránh miếng ăn, thì tục ngữ Hán cũng có câu đồng nghĩa Lôi Công bất đả ngật phạn nhân nghĩa là Thiên Lôi không đánh kẻ đang ăn cơm, hàm ý, đến kẻ thừa hành mệnh lệnh một cách máy móc, “chỉ đâu đánh đấy” như Thiên Lôi, còn biết “tránh miếng ăn”, hoãn lệnh thi hành nếu thấy kẻ tội đồ đang dùng bữa!

Tục ngữ Hán còn một dị bản đồng nghĩa khác, là Diêm Vương thôi mệnh, bất thôi thực Diêm Vương đi lấy mạng, cũng không giục người ta ăn nhanh lên, nghĩa là ngay cả Diêm Vương đến lấy mạng, mà gặp lúc người ta đang ăn, thì cũng không bao giờ Ngài giục phải ăn nhanh lên.

Thiên Lôi luôn làm theo lệnh Trời một cách máy móc, cứng nhắc, “chỉ đâu đánh đấy”, còn Diêm Vương thì là kẻ nổi tiếng lạnh lùng, vậy mà cũng biết “tùy cơ ứng biến”, tạm hoãn “thi hành án”, khi thấy con người đang dùng bữa, mới biết bữa ăn quan trọng nhường nào!

Trong dân gian có lưu truyền câu nói rằng: “Trời đánh tránh bữa ăn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằng câu nói này có nguồn gốc từ đâu, hàm ý của nó là gì và dành cho những đối tượng nào?

Câu chuyện thần thoại về Thần cai quản Sấm và Sét

Lôi Công, hay còn gọi là Lô Thần và Lôi sư vốn được biết đến là một nhân vật trong câu chuyện thần thoại. Ông là một vị Thần sấm chuyên về cai quản việc nổ sấm xuống dưới trần. Lôi Công được biết đến sở hữu thân hình vạm vỡ không khác gì lực sĩ, ngực và lưng để trần, trên lưng còn có một cánh tay dài, tay chân lại có móng vuốt giống như chim đại bàng. Vị Thần này thường đeo bên người rất nhiều trống, chỉ cần trống đánh là cả bầu trời sẽ dậy vang lên tiếng sấm.

Trời đánh tránh bữa ăn là gì năm 2024

Con người ngày nay thường dùng câu “Trời đánh tránh bữa ăn” như một lời nhắc nhở người lớn “không nên la mắng và đánh trẻ trong bữa ăn”. Ảnh minh họa

Điện Mẫu là thê tử của Lôi Công. Bà là một vị tiên nữ chuyên về trông coi việc đánh sét. Được biết, Điện Mẫu còn có tên gọi khác là Kim Quang Thánh Mẫu hay Thiểm Điện nương nương. Hình tượng của bà là một người phụ nữ đoan trang thanh nhã, người đời vì thế còn gọi bà là Điện Mẫu Tú Thiên Quân. Bên ngoài công việc đánh sét, nhiều người còn tương truyền khi Điện Mẫu và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện tiếng sấm sét vô cùng vang dội.

Trước kia, công việc của Lôi Công cùng với Điện Mẫu là tạo ra sấm sét. Tuy nhiên, kể từ thời tiên Tần lưỡng Hán, nhiệm vụ của cặp vợ chồng này đã có nhiều thay đổi. Họ còn được giao cho một công việc mới, đó là trừng trị cái ác và tuyên dương điều thiện. Cũng từ đây, sấm sét có thêm một ý nghĩa khác là thay trời hành đạo và trừng trị kẻ ác.

Dù như thế, trong Đạo giáo cũng coi Điện Mẫu và Lôi Công là Thần linh. Vì thế, nhiều miếu thờ và đạo quán có tượng Lôi Công và Điện Mẫu. Người của Đạo gia mỗi khi cầu mưa cũng thỉnh nhờ đến sự trợ giúp của 2 vị thần này.

Khởi nguồn câu “Trời đánh tránh bữa ăn” từ một câu chuyện xưa

Thực tế, câu “Trời đánh tránh bữa ăn” là biến thể của câu nói “Lôi công không đánh người đang ăn cơm”. Nó bắt nguồn từ một câu chuyện xưa như sau:

Trong một gia đình có 3 người là cha mẹ và con gái. Một ngày nọ, khi hai vợ chồng ra đồng làm ruộng, con gái ở nhà nấu cơm. Cô bé nghĩ cha mẹ làm lụng vất vả nên khi vo gạo, cô chỉ gạn nước cơm để uống, cơm trắng để nhường cho cha mẹ khi đi làm về ăn. Thế nhưng, khi cô bé vừa uống xong ngụm nước cơm, trời bỗng nhiên xuất hiện một tia chớp, lôi cô bé ra quỳ ở ngoài sân.

Khi cha mẹ trở về thấy con gái đang quỳ trên đất, cả hai chưa hiểu chuyện gì, đột nhiên từ trên trời bay xuống một tờ giấy. Trên tờ giấy này có ghi, cô bé không có lương tâm nên đã uống hết nước cơm; trên trời mới truyền thư xuống rằng, đợi đến buổi trưa sẽ tiến hành xử phạt. Cô bé liền kể sự tình cho cha mẹ nghe, cha mẹ biết con gái mình hiếu thảo, nhưng vì thiên mệnh không thể nào làm trái nên chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi.

Trời đánh tránh bữa ăn là gì năm 2024

Thực tế, câu “Trời đánh tránh bữa ăn” là biến thể của câu nói “Lôi công không đánh người đang ăn cơm”. Ảnh minh họa

Vì thế, ba người họ cùng nhau ăn cơm. Người cha vì thương con gái nên nhường cơm cho con ăn. Đến buổi trưa, bầu trời bỗng nhiên tối sầm lại, người cha cho rằng thời khắc đã tới nhưng họ vẫn còn đang ăn cơm. Bỗng nhiên, một trận gió thổi bay tới một tờ giấy, ở bên trên có nói rằng: “Bởi vì giờ ăn cơm trùng với thời gian xử phạt, nên hiện tại đã qua giờ xử phạt; Lôi Công không đánh người đang ăn cơm, thế nên sẽ không trừng phạt cô con gái nữa và cho cô được sống”.

Cũng từ đó trở đi, mọi người bắt đầu truyền nhau câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Dân gian vì thế cũng tin rằng, Lôi Công thay trời hành đạo, do đó họ cũng nói thành câu “Trời không đánh người đang ăn cơm”. Về sau, câu nói này được người ta rút gọn thành câu: “Trời đánh tránh bữa ăn”.

Điều đáng suy ngẫm

Thực tế, ông trời vốn rất công bằng, một niệm của con người xuất ra là thiện hoặc ác niệm, ông trời đều thấy rõ hết. Vì thế, tình cảm gia đình 3 người ông trời thấu rõ hết. Cha mẹ trong câu chuyện khi nhận được văn tự rơi xuống, không vội vã quát mắng con mà nhẹ nhàng hỏi con đầu đuôi cho cặn kẽ; khi biết con gái bị oan lại càng thương con mình hơn.

Vì thế, người hiểu lý lẽ, có thiện tâm sẽ theo đạo Trời và không bị xử phạt. Cô con gái hiếu thảo cũng do đó mà không bị chết oan dưới tia sét của Lôi Công. Đây là câu chuyện bắt nguồn của câu nói “Trời không đánh người đang ăn cơm”; xét về hàm ý, nó vẫn là cái cớ để người ta hiểu ý nghĩa bề mặt như thế.

Trời đánh tránh bữa ăn là gì năm 2024

Ông trời đã mượn câu chuyện này để có thể truyền đến mọi người một thông điệp nhân văn, đó là: “Thần Phật uy nghiêm nhưng cũng rất từ bi”. Ảnh minh họa

Ông trời đã mượn câu chuyện này để có thể truyền đến mọi người một thông điệp nhân văn, đó là: “Thần Phật uy nghiêm nhưng cũng rất từ bi”. Thiện có thiện báo, ác có ác báo; đây chính là quy luật trong cuộc sống con người. Quả báo dù xảy ra trước hay sau đều đã được sắp đặt vô cùng kỹ lưỡng. Làm người, chỉ cần dùng thiện tâm mà đối đãi với nhau, ông trời sẽ không phụ bạc người tốt bao giờ.

Câu nói này không chỉ thể hiện sự từ bi của Thần mà còn nhắc nhở các bậc cha mẹ khi giáo dục con cái của mình. Trong văn hóa của người Việt, các thành viên trong gia đình thường cùng nhau ăn cơm, đây cũng chính là khoảng thời gian họ cùng ngồi quây quần, nói chuyện và thể hiện tình cảm. Thế nhưng ngày nay, có nhiều cha mẹ thường xuyên la mắng và phê bình con cái vào bữa cơm. Cách giáo dục này vô tình đã phá hỏng văn hóa bữa cơm gia đình Việt, mất đi không khí ấm cúng cũng như vui vẻ của bữa ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ.

Thế nên con người ngày nay thường dùng câu “Trời đánh tránh bữa ăn” như một lời nhắc nhở người lớn “không nên la mắng và đánh trẻ trong bữa ăn”; thay vào đó, hãy giáo dục con cái một cách có lý trí, có thiện tâm mới mang lại hiệu quả tốt.

Trời đánh tránh miếng ăn có nghĩa là gì?

Dân gian đã có câu: “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”, hay còn được biết đến nhiều với biến thể: “Trời không đánh người đang ăn cơm”, "Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu này ngụ ý rằng bậc làm cha mẹ đừng la mắng con cái trong những bữa ăn.

Trời đánh còn tránh bữa ăn tiếng Anh là gì?

Trời đánh tránh miếng ăn! Let me eat in peace!