Uy vũ bất năng khuất nghĩa là gì năm 2024

"Nhân vô tín bất lập'', người bất tín thì chắc chắn sẽ không tạo dựng được chỗ đứng cho mình. Những người mong thành nghiệp lớn từ xưa đến nay, không có ai là người không coi trọng chữ tín cả.

Thành tín không chỉ là không nói dối, mà còn phải đối đãi với mọi người thành thực, nói được làm được, còn phải có thể thành thực nhận thức bản thân, đối diện với bản thân, không tìm cớ cho bản thân mình.

Làm chủ bản thân

Vui mà không dâm, ngã mà không gục. Giận không phạt quá, vui không thưởng quá. Khả năng làm chủ bản thân là một năng lực phải có của đời người.

Cuộc sống này có nhiều loại dụ dỗ, năng lực kiểm soát bản thân chính là một lá chắn an toàn để đi qua bờ vực nguy hiểm.

Khoan dung

Việc qua rồi thì không nói, chuyện cũ thì nên bỏ qua, nếu như cứ nhất định ôm chặt quá khứ không bỏ thì chẳng có cách nào đón lấy tương lai cả. Thù hận cũng vậy, phẫn uất cũng vậy, nếu để các cảm xúc tiêu cực chiếm lĩnh tâm trí thì ánh mặt trời trong tâm tự nhiên sẽ không đến.

Uy vũ bất năng khuất nghĩa là gì năm 2024

Độc lập

''Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc'', 30 tuổi thì tự lập, 40 tuổi thì hiểu rõ sự đời. “Lập” là lập thân, là sự độc lập về tư tưởng, có thái độ của bản thân trong việc đối đãi với cuộc sống, xử thế với người. Tiêu chí thực sự để đánh giá một người trưởng thành là khi gặp phải việc gì họ cũng có chủ kiến của riêng mình, khi làm việc thì có nguyên tắc của bản thân mình.

Tự xét lại chính mình

Mỗi người hàng ngày đều phải ngồi xuống và xem xét lại việc của mình. Lo việc cho người đã làm hết tâm sức của mình chưa. Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín hay chưa. Người ta không thể không biết nhìn nhận và xem xét bản thân. Người không tự xét mình sẽ không thể tiến bộ. Nhìn vào nội tâm, xét mình mà tỉnh ngộ, là cách tốt để sống có ý nghĩa.

Nói cẩn thận làm nhanh nhẹn

Người quân tử nói cẩn thận mà làm việc nhanh nhẹn. Người xưa nói chuyện cẩn thận, chỉ sợ mình nói lời sai trái, đồng thời dồn sức cho hành động, không dám lơ là.Chỉ nói mà không làm thì cũng bằng không, con đường không phải do nói tạo thành mà phải đi mới thành. Thành công cũng không phải là nghĩ mà ra, phải thực sự làm một cách hết sức thiết thực mới được.

Uy vũ bất năng khuất nghĩa là gì năm 2024

Ôn cổ minh kim

Thời gian không dừng, học tập cũng không ngừng. Học tập chính là điều không thể khuyết thiếu của con người. Khi học thì phải đúc kết những gì mình trải qua thành kinh nghiệm. Có tìm đúng vị trí của bản thân mình, sau này khi gió nổi gặp thời mới có thể thuận gió mà đi.

Lạc quan vui vẻ

Vui vẻ hay không không phải do sự việc, mà do bản thân chúng ta nhìn nhận. Người xưa không chỉ không màng phú quý, mà dẫu họ sống bần hàn, nghèo khó thì vẫn khoái hoạt vui vẻ.

Nho nhã lịch sự

Nho nhã lịch sự chính là một sự thân thiện. Nó cũng như tia nắng giữa mùa đông ấm áp, có thể sưởi ấm lòng người.

Theo Mạnh Tử, chỉ dấu quan trọng nhất của một người quân tử là lòng can đảm vẫn duy trì được nguyên tắc sống cao cả của mình bất chấp những đe dọa của vũ lực bạo tàn. Chỉ dấu bất khả tư nghị của khí tiết ấy được từ vựng Hán-Việt mệnh danh là “uy vũ bất năng khuất” (威武不能屈). Thi nhân lỗi lạc Vũ Hoàng Chương (1915-1976) đã lộ rõ khí tiết này khi ông dám làm bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” để châm biếm “bên thắng cuộc” nhân dịp ông nghinh xuân Bính Thìn 1976 tại quê nhà. Và như đã tiên đoán, bài thơ miệt thị chế độ mới một cách công khai ấy đã khiến Vũ Hoàng Chương bị chúng bỏ tù cho đến lúc kiệt lực, cận kề cái chết. Năm ngày sau khi được thả, ông qua đời tại nhà vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.

Mời quý độc giả thưởng lãm bài thơ đường luật viết về tết cuối đời mang tên “Vịnh Tranh Gà Lợn” của Vũ Hoàng Chương – cùng với sự hiểu biết và suy luận hạn hẹp của tôi – dưới đây:

VỊNH TRANH GÀ LỢN

1. Sáng chưa sáng hẳn tối không đành

2.Gà lợn om xòm rối bức tranh

3. Rằng vách có tai thơ có họa

4.Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh

5.Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

6. Lòng lợn âm dương một tấc thành

7. Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn

8. Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

Thần bút họ Vũ đã giáng xuống bài thơ thất ngôn bát cú những ẩn dụ (metaphors) tuyệt diệu, những cụm từ có thể hiểu theo nghĩa đôi (double meaning) một cách tài tình, và những cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu (syntactical and semantic parallelism) thật ngoạn mục.

Tựa đề bài thơ hàm ý nó được viết vào dịp sắp tết ở quê nhà. Trong dịp này, những bức tranh dân gian – màu sắc sặc sỡ và nội dung cũng như hình thức sơ sài – được treo lên để trang trí, khuyên bảo, mua vui, hoặc chúc mừng năm mới cho khách đến thăm. Các bức để chúc tết thường vẽ những gà và lợn, tướng quân, ông nghè (tiến sĩ nho học). Các bức để mua vui thường có chủ đề hài hước, như cảnh chuột đỗ trạng nguyên sau khoa thi đình. Còn trong số các bức để đề cao và khuyến khích sự học thì nội dung quen thuộc nhất là hình vẽ một con cóc ngoan ngoãn cắp sách đi đến trường.

Câu 1 và 2 ám chỉ một thời buổi hỗn loạn chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà, khi quân đội miền bắc xâm chiếm miền nam vào mùa xuân 1975. “Gà và lợn” là ẩn dụ cho những kẻ thắng trận bất xứng đang thực sự “om xòm” và gây rối loạn trong xã hội miền nam một thời tự do hạnh phúc.

Câu 3 và 4 là một cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu ngoạn mục, sử dụng từ ngữ đắc địa nói lên cái tinh thần bất an của người dân miền nam cũ luôn bị công an mới vây bủa. Nhóm chữ “thơ có họa” có thể hiểu được hai cách: (1) “trong thơ có họa (vẽ)” và (2) “thơ có thể gây (tai) họa.” Hàm ý của câu 4 là “thật không thể phân biệt ai là bạn – tượng trưng bởi lòng đỏ, dịch từ hai chữ đan tâm (丹心) đồng nghĩa với trung trinh, và ai là thù – tượng trưng bởi mắt xanh).”

Câu 5 và 6 cũng là một cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu ngoạn mục, sử dụng hai nhóm chữ thường xuyên xuất hiện với nhau (collocations) là: (1) “mắt” với “gà” để nhắc đến một tình trạng rối loạn của thị giác gọi là “mắt quáng gà” (nyctalopia), và (2) “lòng” với “lợn” để gợi nhớ một món ăn khoái khẩu dịp hội hè. Và trong khi câu 5 hàm ý là dân chúng miền nam từng nhiều lần bị lường gạt bởi tuyên truyền từ miền bắc cộng sản, thì câu 6 ca ngợi lòng thành tín keo sơn của người miền nam vừa bị xâm chiếm.

Hai câu 7 và 8 kết thúc một tuyệt tác thi ca của Vũ Hoàng Chương với một lời khuyên bảo lũ “gà và lợn” đang đắc chí hãy ngừng “cục tác” và “ủn ỉn” để mà nghe “con rồng” (biểu tượng của tân niên Bính thìn) “ngâm vang” một khúc tân thanh. Thần kỳ thay, khúc ca mới ấy gợi nhớ đến danh tác “Đoạn Trường Tân Thanh” (“bài ca mới đứt ruột”) của thi hào Nguyễn Du – rõ là một điềm gở đáng sợ hãi