Vấn đề đạo đức đối với nhà quản trị

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội Giảng viên: TS. Trần Đăng Khoa
  2. Nội dung 1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm? 2. Đạo đức quản trị là gì? 3. Quản trị có tính đạo đức ngày nay 4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức: Bạn sẽ làm gì? 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? 8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty 9. Quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty
  3. 1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm? Hầu như Hầu như Các phát biểu đúng không đúng 1. Tôi chấp nhận những tổn thất cá nhân để đạt được tầm nhìn đã đặt ra. 2. Tôi chấp nhận các rủi ro cá nhân để bảo vệ niềm tin của mình. 3. Tôi luôn trả lời “không” đối với những điều không đúng thậm chí tôi phải chịu mất mát lớn. 4. Các hành động quan trọng của tôi đều gắn với những giá trị cao hơn. 5. Tôi dễ dàng hành động ngược lại với những ý kiến và sự đồng ý của những người khác. 6. Tôi luôn nhanh chóng nói với mọi người những sự thật mà tôi nhìn thấy, thậm chí điều này gây ra những tác động tiêu cực. 7. Tôi luôn phản đối những sự không công bằng trong nhóm và trong tổ chức. 8. Tôi hành động theo lương tâm của mình, thậm chí điều này có thể làm tôi không thể phát triển.
  4. 2. Đạo đức quản trị là gì? Đạo đức là một bộ quy tắc về nhân cách hay phẩm hạnh và những giá trị điều khiển hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai. Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong quản trị và ra quyết định. Tuy nhiên vấn đề đạo đức đôi khi quá phức tạp để xác định.
  5. 2. Đạo đức quản trị là gì? Đạo đức có thể được thấu hiểu rõ ràng hơn khi so sánh giữa hành vi bị kiểm soát bởi luật pháp và bởi sự tự nguyện.
  6. 3. Quản trị có đạo đức ngày nay Rất nhiều bê bối về đạo đức thời gian gần đây Niềm tin của công chúng với giới lãnh đạo kinh doanh giảm sút nghiêm trọng [chỉ có 15% đối tượng điều tra đánh giá mức độ trung thực của lãnh đạo là “cao” hoặc “rất cao” – Gallup, 2010]. Các nhà quản trị chịu trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành môi trường đạo đức trong mỗi tổ chức và họ cần đóng vai trò như là hình mẫu cho người khác.
  7. Ví dụ về vi phạm pháp luật và đạo đức
  8. 4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức Vấn đề lưỡng nan về đạo đức nổi lên trong một tình huống liên quan đến vấn đề đúng hoặc sai khi các giá trị mâu thuẫn với nhau. Một số tình huống ví dụ  Lấy văn phòng phẩm  Bán dược phẩm mới  Chuyển hàng không bị camera giám sát  Cuộc điện đàm bàn về kiện công ty của bạn  Đoàn tàu điện
  9. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 1] Quan điểm vị lợi 2] Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ 3] Quan điểm quyền đạo đức 4] Quan điểm công bằng 5] Quan điểm thực dụng
  10. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 1/ Quan điểm vị lợi: Quan điểm vị lợi xem hành vi đạo đức đem lại điều tốt nhất cho một số người lớn nhất. Quan điểm này đánh giá đạo đức về phương diện kết quả hoạt động.
  11. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 2/Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ: dựa trên niềm tin con người hành động do sự thúc đẩy của lợi ích bản thân. Theo cách tiếp cận này, xã hội sẽ tốt hơn nếu mọi người đều hành động theo cách được tối đa hóa lợi ích hay hạnh phúc bản thân. Cần phải có sự liêm khiết và trung thực cá nhân. Có thể dẫn đến hành vi tham lam, vô đạo đức.
  12. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 3/ Quan điểm quyền đạo đức: Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của con như: quyền riêng tư, quyền được đối xử công bằng, tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận, sức khỏe và an toàn, và tự do ngôn luận... 4/ Quan điểm công bằng: Cho rằng các quyết định đạo đức đối xử với con người phải vô tư và công bằng theo các quy định và tiêu chuẩn pháp lý.
  13. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 4/ Quan điểm công bằng: bao gồm: Công bằng phân phối [distributive justice] đòi hỏi các cách đối xử khác nhau với con người không nên dựa vào những đặc trưng được đánh giá một cách tùy tiện và chủ quan của nhà quản trị. Ví dụ: Nam và nữ không nên nhận các mức lương khác nhau nếu họ có cùng một năng lực và làm cùng một loại công việc.
  14. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 4/ Quan điểm công bằng: bao gồm: Công bằng thủ tục [procedural justice] đòi hỏi các quy định phải được áp dụng như nhau cho tất cả mọi người. Các quy định phải được công bố rõ ràng, có hiệu lực nhất quán và không phân biệt. Công bằng trong đền bù [compensation justice] cho rằng các cá nhân phải được được đền bù các chi phí điều trị những chấn thương của họ bởi những người/bộ phận có trách nhiệm.
  15. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 5/ Cách tiếp cận thực dụng tránh xa những cuộc tranh luận về những gì được xem là đúng, là tốt, hay chỉ đặt nền tảng cho các quyết định dựa vào những chuẩn mực thịnh hành của tổ chức nghề nghiệp hay toàn xã hội, và chú ý đến lợi ích của tất cả các đối tượng hữu quan => Với cách tiếp cận thực dụng, một quyết định được xem là có đạo đức khi nó được xem là có thể chấp nhận được bởi cộng đồng nghề nghiệp.
  16. 6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức Các yếu tố tác động đến việc ra các quyết định đạo đức của nhà quản trị: Phẩm chất và đặc trưng về hành vi của cá nhân. Các nhu cầu cá nhân, sự ảnh hưởng từ gia đình, và nền tảng tôn giáo. Văn hóa công ty và những áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp. Các áp lực của tổ chức có thể làm cho người nhân viên hành xử một cách phi đạo đức.
  17. Hệ quả của hành vi phi đạo đức Áp lực từ tổ chức => hành động ngược lại với những gì được xem là đạo đức => thường trở nên thất vọng và suy kiệt về cảm xúc. Các hành vi phi đạo đức => ngăn cản khả năng một con người làm hết sức mình cho công ty + gây trở ngại cho tình trạng hoàn hảo về cá nhân và nghề nghiệp của con người đó.
  18. Ba cấp độ phát triển đạo đức cá nhân Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Tiền quy ước Quy ước Hậu quy ước Tuân thủ các quy định để tránh bị Sống theo kỳ vọng của người Tuân thủ những nguyên tắc trừng phạt. Hành động dựa khác. Hoàn thành các nghĩa vụ về công bằng và những điều tốt trên lợi ích của riêng mình. Sự và trách nhiệm của hệ thống xã đẹp mà bản thân đã chọn. Nhận tuân thủ chỉ vì lợi ích của riêng hội. Tán thành luật pháp thức được con người có những mình giá trị khác nhau và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề lưỡng nan về đạo đức. Cân bằng mối quan tâm cá nhân với mối quan tâm về những điều tốt đẹp phổ biến Lợi ích bản thân Kỳ vọng của xã hội Các giá trị bên trong
  19. 7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? Là trách nhiệm quản trị trong việc tiến hành các lựa chọn và thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi ích của xã hội, chứ không nên chỉ chú ý vào lợi ích của riêng công ty.
  20. Các đối tượng hữu quan của tổ chức

Page 2

YOMEDIA

Nội dung bài giảng gồm: bạn là nhà quản trị dũng cảm, đạo đức quản trị là gì, quản trị có tính đạo đức ngày nay, vấn đề lưỡng nan đạo đức, các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức, nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức, trách nhiệm xã hội của công ty là gì, đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty, quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung.

09-08-2019 321 28

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Khi nhắc đến mục đích và mục tiêu của tổ chức, mọi người thường hay nghĩ đến vấn đề kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Song song đó, một số người tin rằng các công ty nên hoạt động, kiếm được lợi nhuận một cách có đạo đức. Các hoạt động kinh doanh có đạo đức tác động sâu rộng đến mọi thứ, từ nhân viên, khách hàng, công chúng nhìn nhận về công ty, về tính hợp pháp của doanh nghiệp. Để hoạt động có đạo đức, tổ chức đôi khi có thể phải đưa ra những quyết định khó khăn, thông thường sẽ liên quan đến các chủ đề gây tranh cãi.

Đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức là những nguyên tắc điều chỉnh hành vi của chúng ta, đảm bảo mọi người thực hiện những điều đúng đắn. Do đó, đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là chúng quan tâm đến các khía cạnh nhân viên, khách hàng, các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh

Có thể nói đạo đức trong kinh doanh có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong dài hạn. Ví dụ như, nhân viên tại các công ty có đạo đức kinh doanh tốt có xu hướng được thúc đẩy nhiều hơn, họ sẵn sàng cống hiến cho tổ chức, dẫn đến năng suất cao hơn. Từ đó, việc thu hút nguồn nhân lực cũng sẽ dễ dàng hơn cho tổ chức. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ sẵn sàng mua hàng từ các công ty có đao đức kinh doanh tốt, dẫn đến lòng trung thành thương hiệu, doanh số bán hàng cao hơn và đạt được lợi nhuận lớn hơn. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một vài những lợi ích của đạo đức trong kinh doanh.

Giữ chân khách hàng

Khách hàng ngày nay càng ngày càng ưa chuộng những nhà cung cấp và doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng, có đạo đức kinh doanh tốt. Điều này có nghĩa, những công ty không tập trung vào vấn đề đạo đức sẽ dễ dàng đánh mất thị phần và danh tiếng cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm.

Trong cuộc khảo sát của Unilever cho thấy, 1/3 người dùng [33%] chọn mua hàng từ các thương hiệu đang tạo ra tác động tích cực đến xã hội hoặc môi trường. Họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi quyết định chi tiêu nếu họ biết được sản phẩm được sản xuất một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Như vậy, đối với khách hàng, những doanh nghiệp có những hoạt động đạo đức trong kinh doanh tốt sẽ gia tăng lòng trung thành của khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu, khiến cho các quyết định mua hàng của họ dễ dàng thực hiện hơn. Có thể thấy các doanh nghiệp này càng hoạt động có đạo đức bao nhiêu, sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể bấy nhiêu, đặc biệt là cải thiện được các lợi thế cạnh tranh, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Giữ chân nhân viên

Nhân viên giỏi nhất luôn muốn làm việc cho những doanh nghiệp thật sự có trách nhiệm, có đạo đức. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ít có những hoạt động mang tính đạo đức, những nhân viên giỏi sẽ rời bỏ tổ chức, đồng thời làm giảm khả năng thu hút những nhân tài mới. Khi đó, chi phí tuyển dụng sẽ được đẩy lên cao, dẫn tới hiệu quả, hiệu suất và lợi nhuận bị sụt giảm. Đồng thời, những tổ chức như vậy không thể nào hoạt động tốt khi thiếu đi những nhân sự giỏi. Chúng ta có thể thấy ngày nay, mức độ tin tưởng vào đạo đức của tổ chức và lãnh đạo ngày càng suy giảm, dẫn đến việc mức độ trung thành của nhân viên thấp [trên toàn thế giới].

Có 3 yếu tố chính khiến cho nhân viên quan tâm, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yếu tố này để xây dựng văn hoá tổ chức bền chặt, trung thành hơn:

  • Sự công bằng trong công việc
  • Sự quan tâm và lo lắng cho nhân viên
  • Tin tưởng vào nhân viên

Để đạt được những mục tiêu này, các vấn đề đạo đức nên được các tổ chức xem xét kỹ khi đưa ra các quyết định của mình.

Năng suất của nhân viên

Trong cuộc khảo sát 2.000 người Anh trong năm 2015 cho thấy, 36% nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu họ biết công ty của mình có những cống hiến, giúp ích cho xã hội. Song song đó, có 62% những người thế hệ trẻ [sinh năm 1981 đến năm 1996] muốn làm việc trong những công ty có đạo đức kinh doanh tốt.

Như vậy có thể thấy, chúng ta đều mong muốn làm việc trong một tổ chức có tính toàn vẹn cao, có trách nhiệm với xã hội. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức ấy. Ngược lại, khi chúng ta bị căng thẳng sẽ dẫn đến năng suất kém hơn, mất nhiều thời gian cho công việc hơn, cần quản lý nhiều hơn, …

Ngoài ra, trong một môi trường làm việc có yếu tố đạo đức kinh doanh cao, chúng ta sẽ tập trung vào công việc, ít dành thời gian hơn cho các cuộc chiến nội bộ. Vì vậy, các nhân viên sẽ có nhiều thời gian và sức lực hơn để phục vụ khách hàng, từ đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

Danh tiếng của tổ chức

Có thể nói danh tiếng của một tổ chức cần được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài, có thể vài năm, vài thập kỷ, tuy vậy chỉ cần một vấn đề bê bối có thể phá huỷ tất cả. Tuy vậy, các tổ chức có trách nhiệm, đạo đức kinh doanh thường ít xảy ra các tình trạng bê bối và thảm hoạ như thế này. Nếu điều đó có xảy ra đi chăng nữa, một tổ chức có trách nhiệm đạo đức sẽ tự động biết cách giải quyết một cách nhanh chóng, công khai và trung thực. Con người chúng ta có xu hướng tha thứ cho những người, những doanh nghiệp thật sự cố gắng làm những điều đúng đắn, cống hiến cho xã hội.

Ngày trước, các tổ chức, nhà quản trị, nhà lãnh đạo có thể giấu công chúng những việc họ đang làm. Tuy vậy trong thời đại mạng xã hội rộng khắp như hiện này, chỉ một vấn đề nhỏ thôi cũng có thể khiến cho doanh nghiệp gặp rắc rối ngay lập tức. Như vậy các tổ chức chỉ có 2 cách để giải quyết vấn đề này, một là không nên làm những điều không đúng, hai là đề cao vai trò của đạo đức kinh doanh.

Thu hút các nhà đầu tư tiềm năng

Rất ít nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào những tổ chức thiếu tính chính trực và trách nhiệm, bởi vì họ biết rằng hiệu quả cuối cùng rồi cũng sẽ giảm đi nếu thiếu đạo đức kinh doanh. Như vậy, ai mà muốn đầu tư vào những thất bại có thể thấy được trước mắt chứ?

Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào những doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh tốt, họ biết rằng đồng tiền của họ đang được sử dụng một cách có trách nhiệm, họ khong gián tiếp góp phần vào các hoạt động phi đạo đức. Như vậy, đây rõ ràng là một lợi thế, các nhà đầu tư nhiều khả năng hơn sẽ tiếp tục tài trợ cho các công ty như thế này.

Xã hội tốt hơn

Đạo đức kinh doanh có lợi cho công ty bằng cách thu hút khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, … Tuy vậy đây chưa phải là tất cả. Khi một doanh nghiệp quan tâm đến đạo đức, toàn thể xã hội sẽ trở nên tốt hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng, khách hàng, người tiêu dùng sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, họ bắt đầu nhận thức rõ hơn về đạo đức kinh doanh, tiếp tục lựa chọn các công ty đề cao đạo đức mạnh mẽ. Tương tự như vậy, nhà đầu tư, nhân viên của tổ chức cũng sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác và làm việc trong những môi trường như thế này. Các lợi ích sẽ tiếp tục được thúc đẩy thêm theo thời gian.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề