Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng

11Nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng mở rộng là những công ty cungcấp dịch vụ cho các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối,nhà bán lẻ và khách hàng. Họ có thể là nhà cung cấp dịch vụ logistics, nhà cung cấpdịch vụ tài chính, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin… Họ phát triển chuyênmôn và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà chuỗicung ứng cần. Nhờ đó mà họ có thể cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn ở một mứcgiá tốt hơn các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ hay khách hàng nếu tự thực hiện.Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ của mình chính lànguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh như vật liệu thô,linh kiện, bán thành phẩm cho nhà sản xuất. Còn các công ty cung cấp dịch vụ chosản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.Nhà sản xuất hay nhà chế biến là các công ty làm ra sản phẩm, hàng hóa vàdịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Nhà sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, dịch vụđầu vào và áp dụng các quy trình sản xuất nhất định để tạo ra sản phẩm cuối cùng.Mặc dù sản phẩm này để đến được tay người tiêu dùng hay khách hàng cuối cùngthì còn rất nhiều giai đoạn, tuy nhiên việc nhà sản xuất có thể quản lí tất cả cácthành phần của chuỗi cung ứng hiệu quả và tối ưu hay không là yếu tố then chốt. Từđó họ có thể tăng được hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất và giảm chiphí hoạt động để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.Nhà phân phối là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuấtvà chịu trách nhiệm đưa các sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng. Các nhàphân phối còn được gọi là các nhà bán sỉ. Thông thường họ sẽ bán cho các công tykhác một lượng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với lượng mua của người tiêu dùngthông thường. Họ điều phối các dao động về nhu cầu sản phẩm cho các nhà sảnxuất bằng cách tích trữ hàng tồn kho và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh đểtìm kiếm và phục vụ khách hàng.Nhà bán lẻ là người tiếp nhận lượng tồn kho từ phía nhà phân phối để đưatrực tiếp sản phẩm tới khách hàng với số lượng nhỏ, thường là theo nhu cầu và đơnđặt hàng của khách hàng. Nhà bán lẻ cũng thực hiện các nghiệp vụ như nắm bắt nhucầu thị hiếu của khách hàng, từ đó có những quyết định đặt hàng từ nhà phân phối 12cho phù hợp. Các nhà bán lẻ sử dụng các chiến lược về giá cả, chủng loại hàng hóa,dịch vụ… nhằm thu hút khách hàng.Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ hàng đầu của bất kì một doanhnghiệp nào. Khách hàng có thể là công ty hoặc cá nhân mua và sử dụng sản phẩm.Họ có thể mua sản phẩm để kết hợp nó với sản phẩm khách và sau đó sẽ bán lại chokhách hàng khác. Hoặc họ có thể là người sử dụng cuối cùng sản phẩm, mua sảnphẩm chỉ với mục địch là sử dụng. Nhu cầu và thị hiếu của đối tượng này là yếu tốquyết định đối với doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm công tácnghiên cứu thị trường để nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu củakhách hàng để có thể đưa ra quyết định nhằm đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu củakhách hàng.Có thể nói mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng tựa như một mắt xích quantrọng để vận hành toàn bộ máy chuỗi cung ứng. Để cho bộ máy này có thể vận hànhđược trơn tru được thì phải có dự kết hợp chặt chẽ với nhau giữa các mắt xích này.Mục đích của chuỗi cung ứng là tạo ra sự cân bằng giữa năng lực sản xuất củadoanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng; qua đó có thể cung cấp những sản phẩm,dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách nhau của khách hàng, với giá cả hợp lí, tại nhữngđịa điểm phù hợp, với số lượng phù hợp và vào đúng thời điểm. Do vậy, họat độngcủa một tổ chức không chỉ phụ thuộc vào một mình tổ chức đó mà còn phụ thuộcvào các tổ chức khác cùng nằm trong chuỗi cung ứng của họ. Các tổ chức này vì thếmà không nên chỉ tập trung phát triển hoạt động nội bộ mà còn phải biết phối hợphiệu quả với các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng. Có vậy, hiệu quả của chuỗicung ứng mới có thể phát huy được tối đa tác dụng của nó.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng1.2.1. Khái quát chung về quản trị chuỗi cung ứng1.2.1.1. Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứngVào những năm đầu của thế kỉ 20, việc thiết kế và phát triển sản phẩm mớidiễn ra chậm chạp và còn lệ thuộc rất nhiều vào nguồn lực nội bộ. Việc chia sẻ côngnghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người 13bán rất hiếm khi được bắt gặp vào giai đoạn này.Sơ đồ 1.3: Những sự kiện lịch sử chính của chuỗi cung ứngNguồn: Tập thể tác giả trường Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng, 2007, trang11.Cho đến thập niên 50, 60 của thế kỉ 20, các công ty lớn trên thế giới đã bắtđầu áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất.Song họ lại ít chú ý đến mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quytrình, tính linh hoạt cũng như chất lượng của sản phẩm.Trong thập niên 70, hệ thống hoạt định nhu cầu nguyên vật liệuMRP( Manufacturing Resource Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sảnxuất ERP( Enterprise Resource Planning) được phát triển. Do đó mà tầm quan trọngcủa quản trị hiệu quả vật liệu ngày càng được khẳng định. Các nhà sản xuất nhậnthức được tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữtồn kho. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính, đãlàm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho và làm giảm đượcđáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn tiến hành cải thiện truyền thông nội bộ về nhucầu của các chi tiết cần mua, cũng như nguồn cung đầu vào.Thập niên 80 được xem như bản lề của quản trị chuỗi cung ứng( Supply 14chain management- SCM). Thuật ngữ SCM lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trêncác tờ báo, cụ thể là ở tạp chí Outlook vào năm 1982 (O. R. Keith& M. D. Webber,1982). Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt vào những năm đầuthập niên 1980(và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắtgiảm chi phí song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Cáchãng sản xuất vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện TQM( TotalQuality Management) nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất.Trong môi trường sản xuất ứng dụng JIT, với việc sử dụng mức tồn kho tối thiểulàm đệm cho lịch trình sản xuất và thời gian giao hàng, các doanh nghiệp bắt đầunhận thức được tầm quan trọng chiến lược giữa mối quan hệ giữa người mua- nhàcung cấp- khách hàng.Từ thập niên 1990, cạnh tranh khốc liệt cùng với việc gia tăng chi phí hậucần, tồn kho; cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra cho doanhnghiệp thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng,thiết kế và phát triển liên tục các sản phẩm mới để đáp ứng với nhu cầu thị trườngthay đổi từng ngày. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất bắt đầu mua các sảnphẩm từ nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và đã được chứng thực. Hơnnữa, các doanh nghiệp sản xuất còn kêu gọi, khuyến khích các nhà cung cấp thamgia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như góp ý kiến để cải thiện vànâng cao chất lượng dịch vụ. Rất nhiều liên minh như vậy đã giúp cho nhà sản xuấtbằng cách cam kết mua hàng từ các nhà cung cấp tốt nhất cho hoạt động kinh doanhcủa mình, thì họ đã có được sự tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phânphối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiềuhơn đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt độngsản xuất.1.2.1.2. Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứngTừ đầu những năm 1980, các thuật ngữ vận chuyển, phân phối và quản trịnguyên vật liệu đã bắt đầu được hợp nhất trong một thuật ngữ, đó là quản trị chuỗicung ứng. Thuật ngữ này được sử dụng một cách phổ biến vào những năm 1990.Trước đó, các doanh nghiệp sử dụng các thuật ngữ như “logistics” hay “quản trị tác

Chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từnguyên liệu thôđếnkhách hàng cuốithông qua việccấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền.

Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng

Minh họa mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Theo đó,quản lý chuỗi cung ứngđược hiểu là thiết kế, kế hoạch, thực thi, kiểm soát, giám sát hoạt động chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo giá trị, xây dựng kiến trúc cạnh tranh, thúc đẩy vận chuyển toàn cầu, đồng bộ cung cầu và đo kết quả.

Vậy rốt cục, chuỗi cung ứng là thế nào …

Để giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng, mô hìnhchuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ đưa ra mộtví dụ về chuỗi cung ứngcụ thể.

Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến từ các thương hiệu nổi tiếng nhưVinamilk,Cô gái Hà Lan,Vinasoy… Vậy, có khi nào bạn thử hình dung xem để cho ra được dòng sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng như thế, nhà sản xuất đã phải trải qua những công đoạn thế nào?

Có thể hình dung một cách khái quát rằng, việc đầu tiên họ phải làm để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng là tìm nguyên liệu. Nguyên liệu từ đâu ra? Thông thường, nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính:

  • Từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa
  • Từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác

Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy sẽ hình thành nên sản phẩm sữa.

Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tớilực lượng marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm.Song song đó, bộ phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm, tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng của họ.

Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng

Mô hình chuỗi cung ứng chung của các công ty sản xuất sữa (Ảnh minh họa)

Một giả định được đặt ra, nếu như không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các khâu trong chuỗi cung ứng trên thì điều gì sẽ xảy ra? Đến đây thì có lẽ mỗi chúng ta đều đã dần hình dung ra được “viễn cảnh” tồi tệ ấy. Vậy, nói một cách cụ thể hơn, từ ví dụ về chuỗi cung ứng của Vinamilk hay Cô gái Hà Lan vừa nêu trên cũng như những thực tiễn đời sống, chuỗi cung ứng có vai trò gì trong sản xuất và kinh doanh?

Vai trò của chuỗi cung ứng ở đâu?

Vai trò của chuỗi cung ứnglà cực kỳ quan trọng và cần thiết.Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quảsẽ giúp các doanh nghiệp:

  • Hình thành được bộ máy sản xuất, kinh doanh với quy trình chặt chẽ, thống nhất
  • Hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn
  • Khẳng đinh được thương hiệu trên thị trường qua các dòng sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm
  • Phát triển doanh nghiệp, đưa mô hình chuỗi cung ứng vươn xa hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả:Phan Mỹ Ly