Vì sao con người thường quăng rác ở ngoài đường

Rác vũ trụ liên tục tăng

Rác vũ trụ [RVT] là mảnh vỡ hoặc các vật thể còn lại của hoạt động hàng không vũ trụ của con người bay trong không gian. RVT cũng giống như vệ tinh nhân tạo đều bay quanh trái đất trên một quỹ đạo nhất định, hình thành nên một "vành đai rác".

Một dự báo của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Johnson [Mỹ] cho biết, nếu các nước không phóng thêm các loại vệ tinh và tên lửa nữa thì số lượng RVT sẽ ổn định từ nay đến trước năm 2055. Thế nhưng con số này sẽ tăng lên, trong vòng 2 thế kỷ tới. Số lượng RVT sẽ tăng từ số lượng hiện nay là 9.000 mảnh lên tới 11.000 mảnh, do các mảnh rác sẽ va đập vào nhau và phân chia thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

Mạng giám sát vũ trụ Mỹ hiện đang theo dõi các mảnh rác có đường kính từ 10cm, trong đó 17% là bộ phận đẩy của tên lửa, 31% là vệ tinh phế thải, 38% là mảnh vỡ của các vụ va chạm, ngoài ra 13% là rác của các loại thiết bị vũ trụ khác, tổng trọng lượng lên tới 5500 tấn.

Ngoài ra, còn có hàng ngàn các mảnh rác vụn khác. Phần lớn các mảnh rác vụn có từ các vụ nổ vệ tinh, khoang nhiên liệu trên quỹ đạo thường bị nổ vụn do phải chịu áp suất cao.

Rác  phần lớn xuất phát từ Nga và Mỹ.

Từ năm 1991 đến nay, các nhà khoa học đã ghi lại được ba vụ va chạm giữa RVT có đường kính trên 10cm. Lần gần đây nhất là tháng 1 năm 2005, một vệ tinh phế thải của Mỹ đã bay trong vũ trụ 31 năm đã va phải một số cốt hỏng của thiết bị HKVT, nhưng cả ba lần va chạm này đều không tạo thành các mảnh rác nhỏ hơn.

Mảnh vụn tử thần trong vũ trụ

Các nghiên cứu viên dự báo, trong vòng 200 năm tới sẽ xảy ra 18 vụ va chạm, số lần va chạm tuy không nhiều nhưng đối với các vệ tinh đắt tiền và phi thuyền có người lái thì hậu quả rất có thể là sự huỷ diệt.

Tốc độ bay của các mảnh vỡ có thể đạt tới 2,2 vạn dặm/giờ, tốc độ này có thể làm cho mảnh vỡ xuyên thủng phi thuyền hoặc vệ tinh, gây sự cố đứt nguồn điện...

Trong số RVT đó, mối nguy hiểm lớn nhất bắt nguồn từ các phế liệu kim loại, vận tốc bay của chúng có thể đạt tới 1,6km/giây. Với tốc độ chuyển động như vậy, một hạt kim loại có đường kính 0,5mm cũng có thể xuyên thủng bộ quần áo của các phi hành gia.

Sự cố nổ tàu Colombia năm 2003 được NASA dự đoán có thể do tàu đã bị một mảnh thiên thạch siêu nhỏ hoặc rác vũ trụ va phải.

Mật độ RVT tập trung nhiều nhất là ở khoảng cách từ 550 đến 635 dặm từ mặt đất. Do các phi thuyền có người lái không đạt tới độ cao này, vì thế mức độ nguy hiểm không nhiều, nhưng các vệ tinh phục vụ cho mục đích thương mại hoặc khoa học thì vẫn tồn tại mối nguy hiểm này.

Chỉ khi "dọn sạch" được các vật thể cỡ lớn trên quỹ đạo thì mới tránh được mối nguy tiềm tàng đối với ngành HKVT. Nhưng hiện tại, cả về mặt kinh tế và kỹ thuật đều chưa có cách nào để giải quyết vấn đề.

Lưới ngăn rác vũ trụ

Để tránh sự va chạm của RVT đối với thiết bị vũ trụ, các nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu hệ thống hàng không vũ trụ [HKVT] quốc gia Nga và Viện nghiên cứu lực học ứng dụng sau nhiều năm nghiên cứu và thí nghiệm đã thành công trong việc phát triển bức bình phong dạng lưới bảo vệ chống va chạm giữa thiết bị HKVT với RVT.

Bức bình phong này có một đặc điểm quan trọng là được quét một lớp vật liệu đặc biệt, khi có sự va chạm, năng lượng do vụ va chạm sinh ra làm cho bức bình phong và RVT sẽ phát sinh phản ứng hoá học theo phương thức nổ, làm cho các mảnh vụn biến thành dạng bột. Bức bình phong dạng lưới này còn có thể làm cho các mảnh RVT va chạm theo mặt ngang để tăng diện tích tiếp xúc, giảm bớt cường độ va chạm.

Một phương pháp được các nhà khoa học đưa ra để phòng tránh sự gia tăng số lượng RVT là gắn thêm cho vệ tinh hoặc bộ phận đẩy một hành trình để chúng trở về Trái đất, nhưng ý tưởng này sẽ làm tăng thêm chi phí, bộ phận động cơ và hệ thống điều khiển sẽ càng phức tạp hơn.

Ngoài ra, còn có ý tưởng khác là phóng tia laser từ mặt đất để làm thay đổi quỹ đạo bay của các mảnh rác, nhưng đây cũng là một ý tưởng khó thực hiện vì số lượng RVT nhiều và cần phải sử dụng một lượng năng lượng lớn cho tia laser.

Liệu có thể mang rác thải ra ngoài vũ trụ không?

Trái đất hiện có khoảng 9,1 tỷ tấn rác thải, con số có thể lên đến 15,1 tỷ tấn vào năm 2050. Với nhiều nguy cơ, hiểm họa môi trường khiến con người nghĩ đến việc mang rác thải ra ngoài vũ trụ.

Thế nhưng một con số tượng trưng, muốn gửi gì đó ra ngoài vũ trụ, phải tiêu tốn 20.000 USD/kg vật chất. Trung bình mỗi năm, Mỹ sản xuất ra 250 triệu tấn rác, việc mang rác ra ngoài không gian tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ USD mỗi năm.

Giả thiết đặt ra, nếu chi phí này giảm xuống, việc mang rác ra ngoài vũ trụ cũng không khả thi.

Vấn đề không chỉ là tiền. Nhiều yếu tố như: động lực quỹ đạo, vật chất, trọng lực, bức xạ... đều phải cân nhắc. Kịch bản xấu nhất đặt ra, tàu chở rác gặp nạn, rác thải bị lây lan chất phóng xạ rơi xuống dưới, gây họa cho môi trường.

Ngoài ra, việc ô nhiễm vũ trụ là điều khó chấp nhận. Chất độc hại đưa ra ngoài không gian làm xáo trộn thiên hà. Trên thực tế, quỹ đạo Trái đất chứa đầy rác không gian với hơn 500.000 mảnh vỡ, tốc độ 17.000 dặm/giờ, đe dọa đến các trạm không gian và tàu vũ trụ.

Vậy nên việc mang rác ra ngoài vũ trụ là việc thiếu khả thi, đe dọa Trái đất. 

Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, bình quân khối lượng rác thải nơi công cộng trên địa bàn TPHCM mỗi ngày khoảng 2.300 tấn.  Một câu hỏi đặt ra: Vì sao có những người khi ở trong nước vẫn tự tiện xả rác, hút thuốc, vứt tàn thuốc và khạc nhổ bừa bãi tại nơi công cộng, nhưng khi đi du lịch sang các nước phát triển thì rất có ý thức giữ vệ sinh đô thị? Có thể là do tâm lý khi mới đến xứ người còn bỡ ngỡ nên không dám hành xử tự tiện theo thói quen. Cũng có thể do mức chế tài đối với các hành vi gây mất vệ sinh đô thị ở nước ta còn nhẹ nên chưa đủ răn đe và còn do pháp luật nước ta có quy định chế tài nhưng không ai thực thi kiểm tra, xử lý. Thực ra, với người có lòng tự trọng, biết cư xử có văn hóa, biết hành xử văn minh, thì luôn thể hiện ý thức giữ vệ sinh môi trường mọi lúc mọi nơi, khi ở trong nhà mình hay ra nơi công cộng, khi ở trong nước hay ra nước ngoài. Việc tuyên truyền, giáo dục để những người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị chuyển biến sẽ cần nhiều thời gian, chưa thể là chuyện ngày một ngày hai. Bao nhiêu năm nay, mấy thế hệ nối tiếp nhau lớn lên đều nhập tâm câu hát: “Em nhớ lời cô dặn không hái, bông hoa này là của chung”, vậy mà nhiều người trong số đó khi trưởng thành vẫn không có ý thức sống cộng đồng. Do vậy, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, cần có biện pháp thực thi xử lý hiệu quả hơn đối với hành vi vi phạm vệ sinh môi trường đô thị. Kinh nghiệm của các nước giữ được môi trường xanh - sạch là áp dụng mức phạt cao và buộc người vi phạm phải lao động công ích dọn dẹp vệ sinh đô thị. Chắc chắn khi phải tự tay đi dọn rác thì họ mới hiểu nỗi vất vả của người công nhân vệ sinh và cảm thấy xấu hổ vì hành vi xả rác bừa bãi của mình.  Từ ngày 1-2-2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực. So với những quy định trước đây, mức xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP cao hơn nhiều lần, có những hành vi mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm, và 2 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm. Thế nhưng, tình hình vệ sinh môi trường vẫn chưa có chuyển biến. Trong các nội dung quy định về hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, nghị định đưa ra các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động; và có hình thức buộc khắc phục hậu quả. Tiếc rằng, trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền chưa mạnh dạn áp dụng biện pháp xử phạt buộc khắc phục hậu quả đối với các cá nhân xả rác bừa bãi hay xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao. Đó sẽ là mức “học phí” để người vi phạm học bài học về ý thức sống cộng đồng và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị. Song người có hành vi xả rác bừa bãi có thể ít sợ bị phạt tiền bằng buộc phải khắc phục hậu quả trước sự chứng kiến của mọi người như phải tự tay hốt dọn rác mình đã xả trên đường, đã đổ xuống dòng kênh đen. Đó sẽ là cách nhắc nhở, răn đe có hiệu quả nhất dành cho những người xả rác bừa bãi.   Nhìn ở một góc độ khác, sẽ không thể xử phạt nghiêm được đối với các hành vi xả rác bừa bãi, phóng uế nơi công cộng khi còn thiếu thùng rác nơi công cộng, thiếu nhà vệ sinh công cộng, và trên nhiều đường phố vẫn còn quá nhếch nhác, bẩn thỉu. Kiểm tra xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đô thị là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền và công an địa phương, thanh tra chuyên ngành cùng với sự phối hợp của các lực lượng khác, thế nhưng đã có tình trạng đùn đẩy, buông lỏng việc tổ chức kiểm tra giám sát, xử phạt để thực thi pháp luật về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, nên rất hiếm trường hợp xả rác bừa bãi bị xử phạt, tạo ra tâm lý xem thường pháp luật. Cần thực hiện đồng loạt các biện pháp chấn chỉnh mới có thể cải thiện được tình hình vệ sinh môi trường đô thị.

HUỲNH THANH LUÂN

YBĐT - Thành phố Yên Bái là địa phương "nhiều rác thải" nhất trong tỉnh với khối lượng trên dưới 70 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày. Tuy vậy, đây chưa phải là "quá tải" đối với công nhân Công ty Công trình và Môi trường đô thị.

Hàng ngày, lượng rác trên vẫn được vận chuyển hết về nơi tập kết là bãi rác Tuần Quán [trước đây] và hiện là bãi rác Văn Tiến. Vậy nhưng, thực tế đáng buồn là còn một bộ phận không nhỏ người dân vẫn thiếu ý thức, thậm chí có những hành vi thiếu văn hóa trong việc đổ rác, gây nên tình trạng "rác không thừa nhưng rất bừa bãi" ở nhiều khu vực nội thành...

Dạo quanh các khu chợ, công viên hay những tuyến đường dễ dàng bắt gặp những túi ni lông, vỏ hộp thức ăn, vỏ chai nước… được vứt bừa bãi làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thực tế, việc đi lại tại các khu chợ thường rất khó khăn, không chỉ do số lượng người đông, mà còn do rác thải. Các phế phẩm của rau, củ, quả, túi ni lon, những gói hàng hóa không sử dụng… tất cả được người dân vô tư vứt ra lòng đường. Vào những ngày mưa, nước từ các phế phẩm này theo nước mưa chảy tràn ra, tạo nên mùi rất khó chịu… Hiện nay, tại hầu hết các điểm chợ, Ban quản lý chợ đã trang bị thùng rác, bố trí điểm đổ rác tập trung, thế nhưng do thói quen và ý thức kém của nhiều người nên tình trạng này đã và đang diễn ra hàng ngày.

Xung quanh các khu trường học hiện nay cũng là nơi tập kết rác của một số người thiếu ý thức. Nơi đây, rác thải chủ yếu là của những người buôn bán hàng rong, những người ăn quà vặt. Tình trạng này kéo dài khiến môi trường cảnh quan sư phạm bị ảnh hưởng mà các nhà trường "không biết phải làm thế nào để giải quyết dứt điểm".

Theo thông tin từ một số trường học trên địa bàn thành phố, mỗi sáng người dân đưa con em đến trường, thường tập trung ngay khu vực cổng trường để mua bán thức ăn, quà bánh. Các loại rác thải, túi ni lông, vỏ hộp… được người dân đổ cạnh lề đường, thậm chí có nơi ngay cạnh khu vực bố trí thùng rác. Các nhà trường cũng đã nhiều lần nhắc nhở và cho học sinh làm vệ sinh nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Do đống rác thường nằm ở lề đường, ngoài khu vực trường quản lý, nên các nhà trường chỉ có biện pháp nhắc nhở để hạn chế phần nào lượng rác thải tại khu vực. Hiện tượng này không chỉ xảy ra tại một, hai điểm trường, mà rất phổ biến ở nhiều điểm trường khác, rất phản cảm.

Hiện nay, trên các tuyến đường lớn, nhỏ trong thành phố, từ khu đô thị đến khu vực nông thôn, rác thải vẫn được vứt vô tội vạ. Dọc theo các tuyến đường lớn trong nội ô, thùng rác, xe chuyên chở rác được bố trí rất nhiều, thế nhưng rác thải vẫn nằm ngay trên lòng, lề đường. Phổ biến hiện nay là tình trạng các túi rác sinh hoạt vẫn nằm “nghênh ngang” ngay cạnh các thùng rác.

 Trong khi các khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền về nếp sống văn hóa, văn minh, bảo vệ môi trường được treo rất nhiều trên các tuyến giao thông. Một trong số những nơi rác thường xuyên xuất hiện là công viên, khu vui chơi, giải trí do thanh thiếu niên, người dân vô tư vứt bỏ rác xuống đất, mặc dù thùng rác cách đó không xa. Những hành động trên cho thấy sự thiếu ý thức của người dân đối với vấn đề vệ sinh môi trường còn khá phổ biến.

Những đống rác thải xây dựng được các chủ thầu xây dựng công trình vô tư tập kết dưới lòng đường.

Anh Lê Chí Sỹ, công nhân Công ty Công trình và Môi trường đô thị đã hơn 10 năm gắn bó với công việc vệ sinh đường phố, cho biết: “So với trước đây, lượng rác trên các tuyến đường có phần giảm nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức được việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường. Một số người vứt rác sai quy định khi được phát hiện, nhắc nhở lại tỏ thái độ khó chịu, phản đối. Do không bỏ đúng nơi quy định, nên vào những ngày gió nhiều, rác ngoài đường bay khắp nơi rất khó khăn cho việc thu gom và làm mất mỹ quan đường phố. Trung bình mỗi ngày nhân viên vệ sinh phải quét dọn 2, 3 lần, nhưng vẫn còn một lượng nhỏ rác thải do người dân xả bừa bãi sau khi đã quét dọn".

Việc đổ rác đúng nơi quy định không phải là việc khó thực hiện. Tuy nhiên, do tập quán sinh hoạt, thói quen bỏ rác bừa bãi đã hình thành rất lâu nên việc thay đổi nhận thức của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế hiện nay, người dân thành phố Yên Bái nói riêng, người dân toàn tỉnh nói chung cần nhận thức được mối nguy hại của việc vứt rác bừa bãi với đời sống, sức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, để giảm thiểu tác động của sự ô nhiễm, việc đầu tiên là mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức của bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường, phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen, tập quán sinh hoạt để bảo vệ cộng đồng và hơn hết là những người thân xung quanh và chính bản thân mình…

Hải Anh

Video liên quan

Chủ Đề