Vì sao gia tieu giam trong tuan qua

Giá tiêu hôm nay 26/2/2022 trong nước đi ngang, ở mức 82.000 - 85.500 đ/kg. Từ giữa tháng 2/2022 đến nay, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giảm 150 USD/tấn.

Cập nhật giá hồ tiêu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 26/2/2022

Giá tiêu hôm nay 26/2 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang sau khi tăng nhẹ vào hôm qua.

Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông tiếp tục giao dịch ở mức 83.000 đ/kg.

Giá tiêu Gia Lai hôm nay 26/2 đi ngang, thu mua ở mức 82.000 đ/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay đang giao dịch ở mức 82.500 đ/kg, không đổi so với hôm qua.

Giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì thu mua ở ngưỡng 85.500 đ/kg - giữ mức giao dịch hồ tiêu cao nhất cả nước hôm nay.

Còn tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay đang giao dịch ở ngưỡng 84.000 đ/kg, không có biến động mới so với hôm qua.

Thị trường hồ tiêu trong nước tiếp tục đi ngang sau ngày tăng nhẹ vào hôm qua. Trong khi đó, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới hôm qua tiếp tục giảm giá niêm yết hạt tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam thêm 50 USD/tấn. Từ giữa tháng 2/2022 đến nay, giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam giảm tới 150 USD/tấn.

Xuất khẩu hồ tiêu trong nửa đầu tháng 2/2022 đạt 4.438 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 20,66 triệu USD, đưa xuất khẩu 1,5 tháng đầu năm lên đạt 20.222 tấn, giảm 13,64% về lượng nhưng lại tăng 39,63% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.654 USD/tấn, giảm 0,98% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1/2022.

Tại thị trường hồ tiêu thế giới, thị trường tuần này phản ứng trái chiều với giá tiêu đen Malaysia tăng cao nhất. Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục khả quan trong tuần này do đồng Rupee Ấn Độ mạnh lên so với Đô la Mỹ, ghi nhận mức tăng 1%. Còn các thị trường khác suy giảm.

Dù đang có chiều hướng suy giảm, niên vụ 2021-2022, bà con nông dân phấn khởi khi giá hồ tiêu đang ở mức cao so với năm trước. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn khi giá vật tư nông nghiệp và tiền thuê nhân công tăng cao.

Hiện, giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ 200 - 300 đ/kg ở mặt hàng cà phê và đi ngang ở mặt hàng hồ tiêu.

Như vậy, giá tiêu hôm nay 26/2/2022 tại thị trường trong nước tiếp tục giao dịch quanh mức 82.000 - 85.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 7/3/2022 tại thị trường trong nước duy trì ổn định quanh mức 78.500 - 81.000 đ/kg. Tuần qua, thị trường hồ tiêu giảm mạnh 2.500 - 3.500 đ/kg.

Cập nhật giá hồ tiêu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 7/3/2022

Giá tiêu hôm nay 7/3 tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Tuần qua, thị trường hồ tiêu trong nước giảm mạnh 2.500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, giảm 3.500 đồng/kg ở Đông Nam Bộ.

Hiện, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đi ngang, giao dịch ở mức 80.000 đ/kg.

Giá tiêu Gia Lai hôm nay 7/3 duy trì thu mua ở mức 78.500 đ/kg, không đổi so với hôm qua.

Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay cũng đang duy trì ổn định, giao dịch ở mức 78.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu chững lại ở mức 81.000 đ/kg - mức giao dịch hồ tiêu cao nhất cả nước hôm nay.

Còn tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay 7/3 giao dịch ở ngưỡng 80.000 đ/kg, đi ngang so với hôm qua.

Các vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang rộ vụ thu hoạch. Theo khảo sát, giá tiêu bán tại vườn hiện chỉ còn từ 78.000 - 80.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ. Tuy nhiên, mức giá bán hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với vụ thu hoạch năm ngoái.

Nguyên nhân thị trường hồ tiêu trong nước giảm mạnh là do giá tiêu trên thị trường thế giới hạ nhiệt. Thời điểm này nhiều nước vào vụ thu hoạch, nguồn cung hồ tiêu dồi dào.

Hiện Đồng Nai còn khoảng 12 ngàn ha tiêu, giảm khoảng 7 ngàn ha so với thời điểm cây hồ tiêu đạt diện tích cao nhất vào những năm trước đó. Dự báo vụ thu hoạch năm nay, năng suất tiêu giảm hơn mọi năm do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

Kết quả khảo sát giữa tháng 2/2022 tại Đồng Nai của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy, tại huyện Xuân Lộc sản lượng vụ 2022 ước giảm do diện tích trồng giảm.

Tại Cẩm Mỹ, bên cạnh các yếu tố tương đồng với Xuân Lộc như sản lượng giảm do diện tích giảm, thiếu công hái và chi phí nhân công cao, huyện Cẩm Mỹ có sự khác biệt là thời tiết bất thuận năm 2021 khiến bông rụng và ra hoa không đồng loạt. Do đó, sản lượng năm 2022 dự kiến giảm không chỉ do diện tích giảm mà năng suất cũng giảm.

Giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt đi ngang ở cả 2 mặt hàng cà phê và hồ tiêu.

Như vậy, giá tiêu hôm nay 7/3/2022 tại thị trường trong nước tiếp tục giao dịch quanh mức 78.500 - 81.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 12/1, giảm nhẹ, vì sao giá tiêu Campuchia cao nhưng vẫn đắt hàng? [Nguồn: MC]

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 – 80.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk [77.500 đ/kg]; Bình Phước [78.000 đ/kg] và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 79.000 đ/kg.

Báo cáo về tuần đầu tiên của năm 2022 [3 - 7/1/2022], Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam [VPA] cho biết, tại khu vực Nam Á, giá hồ tiêu Ấn Độ xu hướng giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 7.012 xuống 6.747 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 4%, từ 7.280 xuống 7.015 USD/tấn.

Tuần đầu tiên năm 2022, dù theo ghi nhận tại các địa phương giá giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg, nhưng VPA nhận định, giá tiêu nội địa Việt Nam tăng. Trong khi đó giá tiêu trắng của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế theo chiều ngược lại.

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 3.464 USD/tấn lên 3.488 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 5.205 lên 5.238 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh trong khoảng 4.200 USD/tấn lên 4.218 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ mức 6.260 USD/tấn xuống 6.200 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia trong 11 tháng năm 2021 đạt 27.730 tấn, tăng 456,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tiêu của nước này bao gồm cả hồ tiêu gắn chỉ dẫn địa lý [GI] mang nhãn hiệu Kampot và các giống tiêu không gắn GI.

Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nhất với 26.887 tấn, tiếp theo là Đức [497 tấn] và Thái Lan [180 tấn]. Một lượng nhỏ hơn đã được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc [FAO] cho thấy, dù nông dân trồng hồ tiêu của Campuchia ít thâm canh so với nông dân Việt Nam, nhưng năng suất của họ luôn đứng đầu khu vực với 6,4 tấn/ha, còn năng suất trồng tiêu của Việt Nam chỉ bằng một nửa.

Khoảng 95% lượng hồ tiêu thu hoạch mỗi năm của Campuchia dành cho xuất khẩu, và 2 nước đang mua hồ tiêu của họ nhiều nhất là Việt Nam và Thái Lan.

Trong trung và dài hạn, ngành hồ tiêu Campuchia sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhờ khả năng mở rộng diện tích, năng suất cao và quan trọng hơn là quốc gia này có đủ điều kiện sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.

GS-TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp phân tích: Do hồ tiêu tại Campuchia phát triển sau Việt Nam nên nông dân tại đây học hỏi, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quy trình chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm; sâu bệnh hại không nhiều, do đó cũng hạn chế được việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Cũng vì vậy mà nhiều khách hàng sẵn sàng mua tiêu của Campuchia với giá cao, đắt gấp 2-3 lần so với hạt tiêu Việt Nam.

Tín hiệu vui là với những nông dân nhiều năm gắn bó với cây tiêu, họ nhận ra rằng không thể "ăn xổi" mãi được nữa. Nhiều nơi bà con đã chú trọng chăm sóc vườn tiêu theo hướng an toàn, bền vững thông qua hình thức liên kết với một số doanh nghiệp xuất khẩu.

Tỷ lệ diện tích hồ tiêu liên kết tăng đều qua các năm, với sự tham gia của những doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam như Trân Châu, Phúc Sinh, Olam, Nedspice, Haprosimex, Gia vị Sơn Hà…

Giá tiêu hôm nay 22/12, giảm nhẹ, vì sao thị trường đi ngược mọi dự báo. [Nguồn: Borneo Talk]

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 81.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk [79.000 đ/kg]; Bình Phước [80.000 đ/kg] và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.

Đợt suy giảm của hồ tiêu trong nước ghi nhận từ đầu tháng 11/2021, khi giá tiêu cán mốc 90.000 đồng/kg. Lúc này nhiều chuyên gia nhận định đà tăng cho 2 tháng cuối năm vẫn còn, và giá tiêu trong nước sẽ đạt mức 100.000 đồng/kg khi kết thúc năm 2021.

Nhưng trái với nhận định chung đó, thị trường trong nước tuột dốc không phanh, bất chấp nguồn hàng khan hiếm và nhu cầu dịp cuối năm tăng cao.

Đợt giảm đầu tiên là lực bán tháo để chốt lời khi cán mốc 90.000 đồng/kg. Nông dân, các đại lý, giới đầu cơ xả hàng khi được giá để tập trung cho vụ cà phê đang vào giai đoạn thu hoạch rộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đầu tháng 11/2021 đẩy giá tiêu trong nước mất 4.000 - 4.500 đồng/kg.

Tiếp đó, một vài công ty lớn trong nước đã cố gắng thúc đẩy thị trường, bằng cách bán giá thấp hơn trên thị trường, nhưng ngay lập tức mua với số lượng lớn hơn trong tuần qua cho lô hàng tháng 11 và tháng 12 thông qua các đại lý/thương nhân khác nhau.

Việc mua đi bán lại của thị trường đã kích thích bán đồng thời làm giảm giá tiêu xuống sâu hơn. Qua hoạt động trên, một lượng hàng xuất khẩu vừa đủ cho cuối năm đã được gom về với giá hợp lý.

Đến giai đoạn cuối năm 2021, thông tin về những vườn tiêu ở Đồng Nai, Đắk Nông bắt đầu thu hoạch tiếp tục kéo giảm giá hồ tiêu thêm nữa. Bên cạnh đó, nguồn tiền cạn kiệt, thương nhân Trung Quốc hạn chế mua hàng, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục hoành hành [làm giảm nhu cầu, khó khăn cho vận tải] cũng góp phần làm giảm giá hồ tiêu.

Tuy vậy, trong hơn 50 ngày suy giảm của hồ tiêu vừa qua, cũng có những đợt điều chỉnh tăng nhẹ, với biên độ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Hiện nay, đa phần ý kiến đều vẫn dự báo giá sẽ tăng trở lại trong thời gian tới do nguồn cung toàn cầu khan hiếm, và nhu cầu xuất khẩu quý 1/2022. Để chặn đà giảm hiện nay, các chuyên gia khuyên nên hạn chế bán ra, không bán theo phong trào và cân nhắc nhu cầu thực tế để xuất hàng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 16.380 tấn hồ tiêu, với kim ngạch 75,9 triệu USD, giảm 2,3% về lượng nhưng tăng 4,5% về kim ngạch so với tháng 10, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 28,3% về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng 26%.

Tính chung 11 tháng năm 2021, hồ tiêu là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khi khối lượng xuất khẩu giảm 7% nhưng kim ngạch thu về tăng đến 43,8% so với cùng kỳ, đạt 245.975 tấn, kim ngạch 867,2 triệu USD.

Trong tháng 11, giá xuất khẩu hồ tiêu của nước ta tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 năm qua với trung bình 4.635 USD/tấn, tăng 7,1% so với tháng trước và tăng 75,8% [tương ứng 1.998 USD/tấn] so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá cao nhất đạt được kể sau mức giá 4.796 USD/tấn được ghi nhận vào tháng 9/2017.

Như vậy, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của nước ta trong 11 tháng qua đã tăng 54,6% [tương ứng 1.245 USD/tấn] so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.525 USD/tấn.

Video liên quan

Chủ Đề