Vì sao gọi tháng cô hồn

            Bên cạnh cách gọi tên những ngày lễ cổ trong năm thì việc gọi tháng cô hồn vào mỗi dịp tháng 7 cũng không xa lạ gì đối với mỗi người dân Việt. Bạn có biết tại sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn không? Cùng Havaco Việt Nam đi tìm câu trả lời chính xác về nguồn gốc việc cúng bái, kiêng kỵ và ý nghĩa của tháng đặc biệt này.

Tháng 7 Âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn. Bên cạnh những lễ tiết cúng bái, điều kiêng kỵ thì người xưa còn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của tháng đặc biệt này trong năm.

Lễ cô hồn được cúng hàng năm vào tháng 7 là dựa trên một câu chuyện giữa ông A Nan Đà gọi tắt là A Nan với một con quỷ miệng lửa còn gọi là Diệm khẩu.

Vào một buổi tối khi A Nan đang ngôi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ với thân thể gầy khô da bọc xương, cổ nhỏ dài, miệng luông nhả ra lửa bước vào. Ngạ Qủy nói với A Nan: Sau ba ngày nữa ông sẽ chết và sẽ luôn hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, có thân hình và mặt cháy đen như nó. Nghe xong A Nan sợ quá, liền hỏi Ngạ Qủy xem có cách nào để tránh khổi khổ đồ này không? thì được Ngạ Qủy bày cách: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng tuổi thộ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên" A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật nghe xong bèn cho bài chú gọi là: Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ Đa La Ni. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Bắt nguồn từ sự tích trên mà từ đó đến nay có tục cúng cô hồn, ngày nay cúng cô hồn còn được gọi là " Phóng diện khẩu" với ý nghĩa là " thả quỷ miệng lửa"

Từ đó trở về sau tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ sự tích trên

Khi xây nhà nếu hướng nhà cửa vào hướng ngũ quỹ thì có bị sao không? Và hướng giải quyết như nào khi gặp phải hướng ngũ quỷ đó

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ, nhắc đến cô hồn người ta thường nhắc đến ma quỷ, thậm chí còn dành riêng một tháng được gọi là tháng cô hồn. Tuy nhiên ít ai hiểu tại sao lại gọi là cô hồn và cô hồn dã quỷ là gì.

Cô hồn theo quan niệm dân gian được hiểu là những hồn ma cô đơn, đây là những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn còn vất vưởng trên thế gian. Cô hồn dã quỷ theo dân gian là những hồn ma, quỷ lang thang cô độc không có nơi trú ngụ và thường ở nay đây mai đó.

Dân gian quan niệm, con người sinh ra luôn có cả phần hồn và phần xác. Vì vậy dù đã chết đi nhưng nếu linh hồn được siêu thoát sẽ về chầu trời còn nếu linh hồn oan khuất, không được siêu thoát sẽ lang bạt nay đây mai đó trên dương gian.

Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng trong khoảng thời gian từ ngày 2/7 đến 14/7 [âm lịch] Diêm Vương sẽ mở cửa cho âm hồn người chết, quỷ đói được trở về dương gian, vào khoảng thời gian này người dương nên cúng cháo, gạo,… để quỷ đói và các âm hồn không nhũng nhiễu, quấy phá cuộc sống của mình. Theo đó tại Việt Nam việc cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác. Với suy nghĩ sau khi mất đi con người nếu không được đầu thai chuyển kiếp sẽ làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian nên việc cúng cô hồn sẽ diễn ra trong tháng này, tùy theo từng khu vực sẽ có một ngày cụ thể. Theo đó tất cả mọi người đều quan niệm rằng tháng 7 là tháng cô hồn – tháng ma quỷ mọi người đều không nên đi xa, mua sắm, hạn chế cả các công việc trọng đại khác như cưới hỏi, xây dựng,…

Bên cạnh đó tháng 7 âm lịch ngoài là dịp xá tội vong nhân cúng cô hồn thể hiện lòng kính trọng vị tha với người đã khuất, cũng chính là dịp bày tỏ lòng thành báo hiếu của con cháu với tổ tiên, họ hàng những người đã khất nhằm tích đức và hạn chế xui xẻo cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Ông cha ta thường quan niệm " An cư thì lập nghiệp" vì vậy khi xây dựng xong nhà về nhà mới là điều khá quan trọng được gia chủ quan tâm. Bạn đã biết khi về nhà mới cần cúng những gì chưa

Tháng cô hồn cần kiêng kỵ những gì?

Như đã nói ở trên trong tháng này mọi người nên hạn chế thực hiện các công việc hệ trọng tránh gặp rủi ro hay khó khăn. Việc xây nhà, đào móng các công trình có thể tranh thủ thực hiện trong tháng 6 hoặc lùi lại đến tháng 8 để làm sau. Việc lắp đặt, hoàn thiện các ngôi nhà cũng vậy tránh thực hiện trong tháng 7, sử dụng các loại cửa kính cường lực và cửa nhôm kính là những sản phẩm an toàn, chất lượng có thời gian thi công nhanh nên gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm khi lắp đặt. Lùi lại vài ngày cũng không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình, bên cạnh đó còn thích hợp cho mọi không gian sử dụng, mọi người nên cân nhắc lựa chọn sử dụng. Mọi người cũng nên hạn chế việc cưới hỏi vì theo quan niệm dân gian việc cưới hỏi trong tháng này sẽ không gặp may mắn không được chúc phúc và che chở từ các thần linh. Việc mở rộng kinh doanh buôn bán cũng là không nên vì mọi người đều có tâm lý như nhau trong tháng này nên đôi khi việc mua bán còn bị hạn chế và dừng lại đến tháng sau.

Mọi người nên đốt vàng mã, cúng rằm cho các vong linh và nên kiêng thực hiện một số điều nói trên để giải tỏa các yếu tố về mặt tâm lý và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trong tháng cô hồn.

Bạn đã tìm hiểu nên xây nhà vào tháng mấy chưa có phải kiêng xây nhà vào tháng cô hồn hay không

Vì sao tháng 7 Âm lịch gọi là "tháng cô hồn"?

"Tháng cô hồn" hay tháng 7 Âm lịch hàng năm còn gọi là “mở cửa mả” hoặc "xá tội vong nhân".

"Tháng cô hồn" hay tháng 7 Âm lịch hàng năm còn gọi là “mở cửa mả” hoặc "xá tội vong nhân". [Ảnh minh họa]

Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn hay tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được coi là tháng của ma quỷ. Đáng chú ý là theo quan niệm này thì ngày rằm tháng 7 [15/7] là ngày “xá tội vong nhân”.

Đây cũng là ngày Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ có thể tự do trở về dương gian. Ngày 15/7 Âm lịch cũng là ngày “âm khí xung thiên”.

Tại Trung Quốc, tháng cô hồn bắt nguồn từ thông tin nêu trên. Theo đó, người trần cần phải cúng cháo, gạo, muối... để quỷ đói không quấy nhiễu.

Cũng tại Trung Quốc, người dân thương tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch hàng năm trong tháng cô hồn.

Còn ở Việt Nam, việc cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Với quan niệm con người gồm phần hồn và xác. Sau khi chết, hồn con người vẫn tồn tại, có thể đầu thai hoặc bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói [ngạ quỷ].

Vào tháng cô hồn, người dân Việt Nam cúng vào ngày rằm hoặc ngày khác tùy thuộc vào từng gia đình và vùng miền. Tháng cô hồn được cho là không đem lại may mắn. Những công việc trọng đại như cưới hỏi, xây dựng... đều tránh tháng này.

Tháng 7 Âm lịch, người Việt còn có ngày Lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn gốc Lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật - là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông.

Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành Lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Vì sao tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là “tháng cô hồn” hay “mở cửa mả”, “xá tội vong nhân”? tên gọi tháng cô hồn từ đâu mà có?… Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hàng năm hay còn gọi là tháng mở cửa âm phủ, vì mở cửa âm phủ nên còn gọi là tháng ma quỷ bởi mở cửa thì ma quỷ dưới địa ngục sẽ lên trần gian. Vì một năm mới lên một lần nên ma quỷ tranh thủ quậy quá con người sống ở trần gian. Chính vì vậy mà mọi người thường hay làm lễ cúng để ma quỷ không phá phách họ.

Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật – là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng cô hồn, lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia Á Đông khác. Tại Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và ngày rằm tháng bảy. Còn ở Đài Loan ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng chủ yếu tập trung vào ngày rằm với các phần như mời các vong hồn, cúng tế vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Video liên quan

Chủ Đề