Vì sao người mông cổ giữ bí mật

Vì sao người mông cổ giữ bí mật

Tranh chân dung Thành Cát Tư Hãn ở Bảo tàng Cố cung tại Đài Loan. Ảnh: Wikipedia.

Nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Theo sử sách lưu truyền, người lập nên đế chế Mông Cổ yêu cầu được chôn trong một ngôi mộ vô danh. Quân lính hộ tống xác ông giết mọi người họ gặp trên đường đến nơi chôn cất. Những người xây mộ cũng bị trừ khử, sau đó đoàn quân hộ tống tự tử.

Dù ghi chép lịch sử trên có chính xác hay không, các nhà khảo cổ không thể xác định vị trí ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn. Trong nhiều năm, họ đưa ra giả thuyết về nơi chôn cất ông. Nhưng do hạn chế khi tiến hành khai quật khảo cổ trên vùng đất linh thiêng ở Mông Cổ, giới nghiên cứu khó có thể tìm ra bằng chứng chắc chắn chỉ ra vị trí đặt mộ.

Theo International Business Times, Thành Cát Tư Hãn mất vào cuối hè năm 1227 ở Lục Bàn Sơn, Trung Quốc. Xác ông được đưa về Mông Cổ để chôn cất.

Để lý giải bí ẩn xoay quanh nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn, nhà báo Robin Ackroyd đi tới Mông Cổ. Anh dành hai tháng di chuyển 700 km trên lưng ngựa quanh mảnh đất nơi Thành Cát Tư Hãn từng sống, tới thăm nhiều địa điểm có thể là nơi dựng mộ để phác họa lại bức tranh toàn cảnh trên thảo nguyên 800 năm trước.

Trong cuốn sách "Thành Cát Tư Hãn: Ngôi mộ linh thiêng và kho báu bí mật", Ackroyd thuật lại hành trình của mình tại Mông Cổ, kết hợp với những ghi chép lịch sử về cuộc đời Thành Cát Tư Hãn và người kế vị ông. Sau khi phân tích các văn bản cổ đại và nghiên cứu cuộc sống hiện nay ở Mông Cổ, Ackroyd khẳng định đã tìm ra vị trí mộ Thành Cát Tư Hãn.

Nhằm hiểu rõ hơn về Thành Cát Tư Hãn và việc tạo dựng đế chế Mông Cổ, Ackroyd sử dụng một loạt tài liệu lịch sử để xâu chuỗi trình tự sự kiện liên quan tới cuộc sống và cái chết của vị hoàng đế. Hai văn bản quan trọng nhất mà Ackroyd dựa vào là Lịch sử bí mật của Mông Cổ (tác giả vô danh), ghi chép về lịch sử triều đại Mông Cổ một thời gian ngắn sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời.

Một tài liệu khác là ghi chép của nhà sử học Rashid al-Din vào thập kỷ đầu tiên sau năm 1300. Đến từ Ba Tư, Rashid al-Din được giao viết lại lịch sử Mông Cổ. "Ông ấy rất cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra, nơi Thành Cát Tư Hãn được chôn cất, để lý giải một số bí ẩn xung quanh quá trình mai táng", Ackroyd nói.

Nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn gắn với nhiều giai thoại khác nhau. Một số người cho rằng ông bị sốt cao. Cuốn Lịch sử bí mật của Mông Cổ ghi rằng ông ngã ngựa vào mùa đông năm trước, dẫn tới nhiễm trùng vết thương. Một giai thoại khác kể ông bị thương và qua đời khi đang cố cưỡng bức một người vợ của kẻ địch.

Ackroyd nhấn mạnh nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Thành Cát Tư Hãn được giữ bí mật để bảo đảm vị thế người đứng đầu đế chế Mông Cổ của ông. Việc ông chết trong tay kẻ thù không được ghi lại trong lịch sử. Thành Cát Tư Hãn chắc chắn không muốn để lộ điểm yếu của mình trong một chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, thời điểm ông qua đời là vào tháng 8. Tại thời gian này ở Mông Cổ, nhiệt độ bắt đầu giảm mạnh và những ngày nắng nóng nhanh chóng chuyển sang băng giá.

Theo Ackroyd, việc trở về quê hương để an nghỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Thành Cát Tư Hãn. Biên niên sử Mông Cổ thế kỷ 17 cho biết ông được đưa về quê nhà sau khi qua đời, tức khu vực ở một khúc cong trên sông Kherlen, nơi đặt lều trại của ông.

Rashid al-Din ghi chép quan tài Thành Cát Tư Hãn được đưa tới địa điểm này để thực hiện nghi thức khóc tang. Sau đó, các hoàng tử và nhà lãnh đạo gặp mặt để bàn bạc về tương lai của vương quốc trước khi trở về nhà.

Thành Cát Tư Hãn được chôn cất với nhiều đồ tùy táng, ngựa và người hầu. Một văn bản kể rằng 40 cung nữ mặc trang phục cao quý, đeo trang sức vàng nạm ngọc bị giết và chôn theo ông để hộ tống linh hồn ông sang thế giới bên kia.

Ba địa điểm nhiều khả năng là nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn nhất bao gồm Öglögchiin Kherem hay Almsgivers' Wall ở tỉnh Khentii, Mông Cổ. Nhiều ngôi mộ cổ đại được tìm thấy tại đây trong thời gian qua, dẫn tới suy đoán một trong số đó thuộc về Thành Cát Tư Hãn, nhưng không ngôi mộ nào có dấu tích hoàng gia.

Một địa điểm khác là Avarga, gần Delgerkhaan. Tuy khu vực này là cơ sở dựng trại, nó không có tầm quan trọng thực sự về mặt cá nhân đối với Thành Cát Tư Hãn. Avarga ở xa nơi ông sinh ra, đồng thời cách nơi hoàng đế lên ngôi 200 km.

Địa điểm cuối cùng là ngọn núi thiêng Burkhan Khaldun, nơi có khả năng chứa mộ Thành Cát Tư Hãn cao nhất, theo Ackroyd. Khu vực rộng 240 km2 xung quanh Burkhan Khaldun còn gọi là Ikh Khorig tức "Cấm địa". Đây là vùng đất linh thiêng và kẻ xâm phạm sẽ bị trừng phạt bằng cái chết. Tài liệu cổ cho biết ngọn núi từng là nơi trú ẩn của Thành Cát Tư Hãn thời trẻ, khi ông chiến đấu với bộ tộc Merkid. Ông từng chạy lên núi để lẩn tránh kẻ thù, sống sót và thề sẽ cầu nguyện trước ngọn núi kể từ đó.

Ackroyd nhận định khả năng mộ Thành Cát Tư Hãn nằm trên ngọn núi rất cao vì một số văn bản chỉ ra những người lãnh đạo Mông Cổ có địa vị rất coi trọng việc chôn cất ở trên cao. Là người lập nên đế chế Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn có thể muốn được chôn ở nơi cao nhất trong lãnh thổ của ông.

So với những ngọn núi khác ở Mông Cổ, vị trí của Burkhan Khaldun cũng phù hợp với ghi chép lịch sử về nơi chôn cất. Nó nằm ở nơi giao nhau giữa ba con sông và chỉ cách nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn 6 ngày đường.

Ngoài ra, ở đỉnh núi Burkhan Khaldun có gò đá lớn không giống hình thành tự nhiên. Ackroyd cho biết những viên đá có vẻ được con người đưa tới vị trí hiện tại. Việc này đòi hỏi nguồn lực dồi dào mà chỉ dòng tộc của Thành Cát Tư Hãn mới có thể đáp ứng.

Chính phủ Mông Cổ cũng kết luận Burkhan Khaldun là địa điểm khả thi nhất đặt mộ Thành Cát Tư Hãn. Năm 2015, nơi đây được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Tuy nhiên, khả năng khai quật vùng đất để tìm mộ Thành Cát Tư Hãn rất thấp.

"Mọi chứng cứ đều chỉ ra Thành Cát Tư Hãn được chôn cất trên đỉnh núi Burkhan Khaldun. Nhưng việc khai quật Burkhan Khaldun chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Nhiều người Mông Cổ xem khai quật mộ Thành Cát Tư Hãn là hành động báng bổ thần linh. Những điều cấm kỵ cổ đại liên quan tới người chết và nơi chôn cất vẫn còn tồn tại ở thời nay, giúp duy trì bí mật về khu mộ gần 800 năm qua. Người Mông Cổ tin rằng tổ tiên của họ đang sống ở những nơi linh thiêng và mạo phạm một ngôi mộ là điều họ chưa từng nghĩ tới", Ackroyd chia sẻ.

Phương Hoa

Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, nhiều tin đồn lan truyền rằng ông tử thương trong chiến trận chiến, hoặc bị thiến bởi một công chúa. Nhưng các nhà nghiên cứu hiện đại đã khẳng định rằng cái chết của kẻ chinh phục Mông Cổ trần tục hơn nhiều.

  • Tinh tinh Ham - Nhà du hành NASA đầu tiên bay vào vũ trụ

  • Napoléon chết vì nỗi ám ảnh với nước hoa, dùng 50 chai mỗi tháng?

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Tài liệu ghi rằng Thành Cát Tư Hãn qua đời sau 8 ngày lâm bệnh nhưng nguyên nhân căn bệnh vẫn là bí ẩn. Ảnh: Getty Images

Cái chết của Thành Cát Tư Hãn đã trở thành đề tài tranh luận của các học giả trong gần 800 năm qua. Câu chuyện về triều đại tàn bạo của ông ta với tư cách là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ được ghi chép lại rất nhiều. Tuy nhiên, cái chết của ông phần lớn vẫn là bí ẩn. Tới ngày nay, các sử gia vẫn đang đặt câu hỏi: Thành Cát Tư Hãn đã chết như thế nào.

Các học giả thường đồng ý rằng viên tướng trên vó ngựa Mông Cổ đã qua đời vào tháng 8/1227 ở độ tuổi ngoài 60 – theo một văn bản vào thế kỷ 14 có tên “Lịch sử nhà Nguyên”. Tài liệu này cho biết Thành Cát Tư Hãn qua đời 8 ngày sau khi lâm bệnh nhưng các chuyên gia vẫn không chắc căn bệnh gì đã giết chết ông. Một số tin rằng thủ phạm là bệnh thương hàn; số khác cho rằng ông không chống chọi được với những vết thương trên chiến trận, như một mũi tên gây nhiễm trùng hoặc cú ngã chết người từ lưng ngựa. Có những người lại tin rằng Thành Cát Tư Hãn bị thiến bởi chính công chúa mà ông giam giữ, và đã tử vong do mất máu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng tất cả những lời giải thích này cho cái chết của Thành Cát Tư Hãn chỉ là truyền thuyết. Vậy viên tướng chinh chiến khắp các lục địa Á-Âu này đã thực sự chết như thế nào?

Triều đại đẫm máu báo trước cái chết của Thành Cát Tư Hãn

Cái tên Thành Cát Tư Hãn, hay Chinggis Khan, nổi tiếng thế giới, nhưng nhà cai trị khét tiếng của Mông Cổ thực ra có tên thật là Temujin. Sinh ra vào khoảng năm 1162 tại Mông Cổ, Temujin được đặt cái tên này để vinh danh chiến thắng bắt giữ thủ lĩnh người Tatar của cha ông.

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Quân đội của Thành Cát Tư Hãn được cho là đã tàn sát khoảng 40 triệu người trong các cuộc chinh phục Đông Bắc Á. Ảnh: Flickr

Thành Cát Tư Hãn chào đời với một cục máu đông trong bàn tay, theo phong tục dân gian thì đó là điềm báo khả năng lãnh đạo của ông trong tương lai. Năm Thành Cát Tư Hãn lên 9 tuổi, cha ông là Yesukhei bị người Tatar giết hại, và ông buộc phải gánh lấy sứ mạng của người cha. Tuy vậy để làm điều đó, Thành Cát Tư Hãn buộc phải giết người anh cùng cha khác mẹ.

Di sản của Thành Cát Tư Hãn trong việc hợp nhất các bộ lạc để tạo ra một đế quốc Mông Cổ thống nhất và hùng mạnh bắt đầu với cuộc hôn nhân của ông với Borte, người con gái bộ tộc Konkirat. Ngày nay, di sản của ông với tư cách một người đàn ông có thể tìm thấy ở 1/200 nam giới Mông Cổ, bắt nguồn từ tục lệ đa thê. Khi quyền lực của Thành Cát Tư Hãn ngày càng lớn, hậu cung của ông cũng vậy.

Sau khi bị người Taichi bắt giữ một thời gian ngắn vào năm 20 tuổi, Thành Cát Tư Hãn trở về và mở rộng đội quân của mình lên 20.000 người bằng cách hợp nhất với nhiều bộ tộc để tiêu diệt quân Tatar vĩnh viễn. Ông ra lệnh giết tất cả những người đàn ông Tatarcao hơn 1 mét, sau đó luộc sống các tù trưởng Tatar.

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Chân dung Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong các cuộcchinh phạt,Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng gián điệp ở khắp vùng Đông Bắc Á, mà còn dùng các tín hiệu cờ và khói để phối hợp phục kích.Quân đội Mông Cổ thường mang theo cung tên, khiên, dao găm và dây thòng lọng để tấn công kẻ thù.Đội kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn cực kỳthiện chiến trên lưng ngựa, họ thoải mái sử dụng tay để dùng thương có móc kéo đối thủ khỏi ngựa hoặc vừa ném lao vừa phi nước đại.

Sau khi chinh phạt tất cả các bộ lạc Mông Cổ đối địch vào khoảng năm 1207, Thành Cát Tư Hãn chính thức lên ngôi Genghis Khan, có nghĩa là "người cai trị toàn cầu", trở thành vị thần tối cao của Mông Cổ.

Nhưng khi dân số bùng nổ, nguồn cung cấp thực phẩm bắt đầu khan hiếm, từ năm 1209, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu nhòm ngó Trung Hoa với những cánh đồng lúa trù phú.

Thành Cát Tư Hãn đã chết như thế nào?

Với sức mạnh vũ bão, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục vương quốc Tây Hạ ở đông bắc Trung Quốc khá nhanh chóng, sau đó đánh bại nhà Tấn. Nhưng cuộc chiến của ông nhằm giành được những cánh đồng lúa ngút ngàn ở Trung Nguyên thì khó khăn hơn nhiều và mất tới gần 20 năm để chiến thắng.

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Chiến binh Mông Cổ trong trận chiến chống lại quân nhà Tấn, Trung Quốc vào năm 1211. Ảnh: Wikimedia Commons

Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn gặp trở ngạitrong cuộc chinh phục triều Khwarizm ở Trung Đông. Thủ lĩnh vương quốc này đã chém sứ giả củaông và gửi trả thủ cấp. Khi Thành Cát Tư Hãn yêu cầu Tây Hạ và nhà Tấn giúpđánh bại Khwarzim, ông bị khước từ. Thay vào đó, hai đối thủ này lập thành liên minh chống lại Mông Cổ.

Thành Cát Tư Hãn tự phát động một cuộc tấn công tàn nhẫn với ba mũi nhọn, gồm 200.000 quân, nhằm vào Khwarizm ở Trung Đông. Quân của ông ta đitới đâu tàn sát tới đó, chất đầu người cao như núi ở mỗi thành phố mà họ phá hủy. Sau khi đánh bại Khwarizm vào năm 1221, Thành Cát Tư Hãn quay lại xử nhà Tây Hạ.

Tuy nhiên, vào thời gian này ông lâm bệnh, và theo các chuyên gia thuộc Đại học Flinders ở Adelaide (Australia), Thành Cát Tư Hãn đã giấu kínbệnh tình để đội quân của ông giữ nhuệ khí trong chiến dịch tấn công Tây Hạ.

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn tiếp tục trị vì đế chế Mông Cổ. Ảnh: Wikimedia Commons

“Tất cả những truyền thuyết này rất có thể được tạo ra ở giai đoạn sau và không được tính đến - hoặc thậm chí sẵn sàng bỏ qua một sự thật lịch sử”,một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm (IJID) cho biết. “Cụ thể là gia đình và những người thân cận của Thành Cát Tư Hãn đã được lệnhphải giữ kín bí mật về cái chết của vị tướng vì sự việc xảy ra vào thời điểm quân Mông Cổ đang trong giai đoạn then chốt của cuộc chinh phục Tây Hạ, đế chế mà họ đã xung đột trong hơn 20 năm”.

Các nhà nghiên cứu đã chuyển sang cuốn“Lịch sử nhà Nguyên” để khám phá cái chết của Thành Cát Tư Hãn từ góc độ dựa trên bằng chứng nhiều hơn. Mặc dù truyền thuyết về việc viên tướng huyền thoại chết vì nhiễm trùng từ mũi tên hoặcchết vì mất máu khi bị thiến đã tràn ngập, nhưng cuốn sách lịch sử này lại chứa đựng nhiều dữ liệu chính xác hơn.

Tài liệu trên viết rằng Thành Cát Tư Hãn lâm bệnh vào ngày 18/8/1227, bị sốt cho đến khi qua đời vào 25/8. Những giả thuyết trước đây cho rằng ông chết vì bị thương hàn, nhưng cuốn “Lịch sử Nhà Nguyên” không cho thấy bằng chứng nào về những triệu chứngnhư nôn mửa hay đau bụng.

Nghiên cứu lập luận rằng: “Trong bối cảnh dịch bệnh đang bủa vây đội quân của ông ấy vào đầu năm 1226, có thể đề xuất một giả thuyết hợp lý hơnlà bệnh dịch hạch, căn bệnh cổ xưa nhất, thay đổi theo lịch sử và tồn tại đến ngày nay”.

Và trong khi bí ẩn đằng sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn có thể được giải đáp,nơi an nghỉ cuối cùng của ông vẫn chưa được biết đến.

Vì sao người mông cổ giữ bí mật
Quần thể tượng Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ. Ảnh: Flickr

Tìm kiếm ngôi mộ đã mất

Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Đế chế Mông Cổ trải dài từ Triều Tiên ngày nay đến Đông Âu, và từ miền trung nước Nga đến Iran. Thành Cát Tư Hãn qua đời vào giữa độ tuổi 60, hậu duệ của ông tiếp tục trị vì đất nướccho đến khiđế chếtan ra vào thế kỷ 14.

Truyền thuyết cho rằng Thành Cát Tư Hãn ra lệnh giết bất kỳ người Tây Hạ nào còn lại. Trong đám tang ông ở thủ đô Karakorum của Mông Cổ, lính của ôngđã sát hại bất cứ ai dám theo dõi đoàn xe tang. Cho dù điều này có xảy ra hay không, ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn đến nay vẫn chưa bao giờ được tìm thấy. Một số người tin rằng, viên tướng Mông Cổđã được chôn theo phong tục địa phương ở Thảo nguyên Á-Âu, trong một ngôi mộ sâu tới 20 mét.

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo ATI)

Vì sao người mông cổ giữ bí mật

Cuộc đời buồn của 'cậu bé rừng xanh' được bầy sói nuôi dưỡng

Dina Sanichar được bầy sói nuôi lớn trong rừng rậm bang Uttar Pradesh của Ấn Độ cho đến khi những người thợ săn phát hiện cậu bé vào năm 1867. "Cậu bé người sói" trở thành nguồn cảm hứng cho nhân vật Mowgli trong tác phẩm nổi tiếng "The Jungle Book" (Câu chuyệnRừng xanh)của Rudyard Kipling.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thành cát tư hãn,
  • nhà nguyên,
  • mông cổ,