Vì sao rêu có cấu tạo đơn giản

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 [Ngắn Gọn]
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 38: Rêu – cây rêu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 38 trang 126: Quan sát hình dạng của cây rêu và đối chiếu với H.38.1, em có thể nhạn ra được những bộ phận nào của cây?

Lời giải:

Quan sát cây rêu thật có thể nhận ra được rễ và thân cây rêu

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 38 trang 126: Túi bào tử thuộc cơ quan sinh sản. Nhìn các chi tiết trong H.38.2, hãy cho biết rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng gì, và đặc điểm cả túi bào tử?

Lời giải:

– Rêu sinh sản phát triển nòi giống bằng bào tử.

– Túi bào tử nằm trên ngọn của cây rêu, bên trong túi bào tử chứa bào tử

Bài 1 [trang 127 sgk Sinh học 6]: Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?

Lời giải:

Cấu tạo của cây rêu rất đơn giản:

+ Các sợi nhỏ nằm dưới thân là rễ giả

+ Thân và lá chưa có mạch dẫn, thân không phân cành

+ Chưa có hoa, sinh sản bằng túi bào tử

Bài 2 [trang 127 sgk Sinh học 6]: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?

Lời giải:

So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.

* Giống nhau: Cấu tạo cơ thể đơn giản

* Khác nhau:

Rêu Tảo

– Có thân và lá thật, rễ giả

– Cấu tạo đa bào

– Có cơ quan sinh sản là túi bào tử

– Chưa có rễ, thân, lá

– Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào

– Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt

Bài 3 [trang 127 sgk Sinh học 6]: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?

Lời giải:

Cây có hoa Rêu
Rễ Rễ thật Rễ giả, là các sợi mảnh mọc ở gốc thân
Cơ quan sinh sản Hoa Túi bào tử
Mạch dẫn Có mạch dẫn, phân thành mạch rây và mạch gỗ Chưa có mạch dẫn
Thân Phân nhánh Không phân nhánh
Môi trường sống Các loại môi trường: nước, cạn, hoang mạc, đầm lầy, … Chỉ sống ở môi trường ẩm ướt

Bài 4 [trang 127 sgk Sinh học 6]: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

Lời giải:

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:

+ “Rễ” của rêu là rễ giả [các sợi nhỏ ở phía dưới thân]. Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.

+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.

Vì vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, rêu phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.

Skip to content

Cây Rêu có tên khoa học: Bryophyte là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi [Embryophyta] mà không phải là thực vật có mạch. Cây rêu là cây thân thảo, cây cảnh lá, cây thích hợp trồng trong bóng râm. Dưới đây là một số thông tin về Cây rêu mời bạn tham khảo.

Giới thiệu chung về Cây Rêu

Đặc điểm cây rêu: Cây rêu có các mô và hệ thống sinh sản. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử. Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ.

Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt. Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…

Cây rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi. Một số loài rêu thông dụng: rêu nhung, rêu nhún, rêu bèo…

Đặc điểm và cấu tạo của rêu

Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở rêu đó là một loài thực thực vật trên cạn thường sống ở những nơi ẩm ướt, như chân tường. Đồng thời, cấu tạo của loài thực vật này đã được chia thành rễ, thân, lá dù cấu tạo của các bộ phận còn đơn giản.

Trong đó, lá của cây rêu còn nhỏ và mỏng. Thân cây ngắn, không phân nhánh. Đặc biệt, cả lá và thân đều chưa có mạch dẫn. Rễ của rêu chưa có chức năng hút nước và rêu không có hoa. Đây là loài cây có cấu tạo đa bào, sinh sản bằng bào tử và thụ tinh nhờ nước.

Rêu là thực vật bậc cao hay thấp?

Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của rêu, chúng ta có thể khẳng định: rêu là thực vật bậc cao. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc, vì sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao?

Rêu được xếp vào thực vật bậc cao vì:

  • Rêu sống ở môi trường trên cạn
  • Rêu có cấu tạo đa bào và đã bắt đầu có rễ, thân, lá – dù cấu tạo còn đơn giản
  • Cơ quan sinh sản là túi bào tử và đã bắt đầu có sự phân hóa giữa cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.

Như đã giải thích ở trên, rêu dù đã bắt đầu có rễ nhưng rễ của loài cây này chưa có khả năng hút nước mà mới chỉ được coi như rễ giả. Đồng thời thân và lá chưa có mạch dẫn. Đặc biệt là rêu thụ tinh và sinh sản nhờ nước. Vì thế chúng phải sống ở những nơi ẩm ướt do cấu tạo chưa thực sự hoàn chỉnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm cấu tạo của Cây Rêu do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề