Việt nam có bao nhiêu đường quốc lộ năm 2024

Mạng lưới đường bộ được chia thành 5 loại bao gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thị, hay còn gọi là phố.

- Quốc lộ và đường tương đương quốc lộ là đường trục quốc gia, do Tổng cục đường bộ Việt Nam thuộc Bộ GTVT quản lý. Trục quốc lộ mà trong đó đặc biệt là quốc lộ 1A, liên thông với nhiều quốc lộ khác tại Hà Nội, nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh với nhau từ 3 địa phương trở lên; là đường bộ nối đến các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu biên giới. Đường quốc lộ có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng, khu vực, điển hình như:. Quốc lộ 1A là quốc lộ dài nhất Việt Nam từ cửa khẩu Hữu nghị Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau, đi qua 32 trung tâm hành chính các tỉnh và thành phố. Ở Việt Nam quốc lộ ngoài quốc lộ 1A, còn có trục đường Hồ Chí Minh – Trục đường xuyên Việt thứ 2, đi qua nhiều tỉnh thành phố trên cả nước từ miền Bắc tới miền Nam, có điểm khởi đầu là Pác Bó - Cao Bằng và điểm cuối là Năm Căn - Cà Mau.

Nằm trong hệ thống giao thông đường bộ là các loại đường tỉnh, đường huyện và đường xã. Trong thành phố và thị xã còn có đường đô thị mà ta thường gọi là đường phố, tuyến phố. Đường phố trong các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất nhiều, tên phố thường đặt theo tên danh nhân hay người có công với nước hoặc là tên một địa danh.

Trước kia cũng như hiện nay, Thủ Đô Hà Nội luôn được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, hiện tại Hà Nội có 9 trục đường bộ hương tâm và xuất phát.đó là trục:

Quốc lộ 1A là trục đường xuyên suốt theo chiều dài đất nước qua 31 tỉnh thành phố.

Quốc lộ 2 xuất phát từ Phủ Lỗ ( Sóc Sơn ), nối Hà Nội đến tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang.

Quốc lộ 3 xuất phát từ bắc cầu Đuống ( Yên Viên, Gia Lâm ) , nối Hà Nội với Bắc Kạn, Cao Bằng;

Quốc lộ 5 từ Long Biên, nối Hà Nội với các tỉnh và thành phố Hải Dương, Hải Phòng;

Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnhTây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;

Quốc lộ 18 từ khu vực Nội Bài, nối Hà Nội với Bắc Ninh đến Móng Cái Quảng Ninh;

Quốc lộ 21 xuất phát từ Sơn Tây qua các tỉnh Hà Nam, Nam Định kết thúc tại cảng Hải Thịnh.

Quốc lộ 32 từ Cầu Giấy đi qua Sơn Tây đến Phú Thọ, Yên Bái, Văn Chấn Nghĩa Lộ và kết thúc tại Tam Đường.

Đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó Cao Bằng qua Hà Nội theo hướng Sơn Tây và giao với Đại lộ Thăng Long tại Hòa Lạc để từ đó đi tiếp theo hướng Xuân Mai về các tỉnh miền Trung và miên Nam, điểm kết thúc tại vùng đất mũi Cà Mau.

Ngoài các tuyến đường bộ, Hà Nội còn có các tuyến đường sắt từ Hà nội đi đến các tỉnh thành phố:: Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên và trục đường sắt xuyên Việt từ Lạng Sơn, qua Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh;

Việt nam có bao nhiêu đường quốc lộ năm 2024

Đường Hàng không được xuất phát từ sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường đã bay thẳng tới nhiều tỉnh và thành phố lớn trong nước, được coi là trục đường hàng không xuyên Việt. Từ Hà Nội đường hàng không đã kết nối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Quốc lộ 1 A – Đường xuyên Việt

Quốc lộ 1A là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau có chiều dài 2434km, qua 30, tỉnh thành phố theo 2 hướng, được bắt đầu từ thành phố Hà Nội:

Theo các sử liệu, ngày xưa có nhiều đoạn trên trục quốc lộ 1A trùng với đường hạ đạo hay còn gọi là đường lai kinh, đường thiên lý. Dưới thời triều Nguyễn nhiều đoạn đường được tôn tạo để tiện cho việc điều hành từ triều đình đến các địa phương, vì thế còn gọi là đường cái quan. Ngót 1 thế kỷ thuộc Pháp, có nhiều tuyến quốc lộ trong đó có quốc lộ 1A thực sự được mở rộng rải đá ( cấp phối ) và rải nhựa ( bán thâm nhập) . Sau năm năm 1975 mà tập trung là từ những năm 1986, 1990 trở đi, nhiều quốc lộ trong đó có trục quốc lộ 1A được cải tạo mở rộng và xây các cầu lớn vượt sông thay cho phà. Nếu tính từ thủ đô Hà Nội quốc lộ 1A đi theo 2 hướng sau: .

  1. Hướng phía Bắc: Hà Nội, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang và thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng và cửa khẩu Hữu Nghị Việt Nam Trung Quốc tỉnh Lạng Sơn.
  1. Hướng phía Nam: Hà Nội thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa; thành phố Vinh tỉnh Nghệ An; thị xã Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh; thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình; thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị; thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế; thành phố Đà Nẵng, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam; thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định; thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên; thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa; Thị xã Phan Rang tỉnh Ninh Thuận; Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh; thị xã Tân An tỉnh Long An; thành phố Mỹ Tho tỉnhTiền Giang; thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long; thành phố Cần Thơ; thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng; thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu; thành phố Cà Mau và thị trấn Năm Căn tỉnh Cà Mau.

Riêng quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, thời trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn đặt tên là quốc lộ 4. (Sài Gòn – Quảng Long tỉnh An Xuyên tức thành phố Cà Mau bây giờ). Sau năm 1975 được đổi là quốc lộ 1A để tuyến đường này trở thành đường xuyên Việt kéo dài từ Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn đến Năm Căn tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 45km về phía đông.

Việt nam có bao nhiêu đường quốc lộ năm 2024

Quốc lộ 1A là trục đườn xuyên Việt dài nhất nước ta, đường đi qua nhiều di tích lịch sử và văn hóa, nhiều địa danh du lịch và thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam như:

Ải Nam Quan và Ải Chi Lăng Lạng Sơn ghi nhiều dấu tích của nhiều trận đánh nổi tiếng chống quân xâm lược.Thành cổ Bắc Ninh, các làng quan ho nổi tiếng và đền thờ 9 vị vua triều Lý tại tỉnh Bắc Ninh; Qua Thủ đô Hà Nội với nhiều di tích từ thời dựng nước và kinh thành Thăng Long như Văn miếu quốc Tử Giám; chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm…: Qua Ninh Bình với kinh đô Hoa Lư xưa của vương triều nhà Đinh và nhà Lê; Đi qua châni núi Hồng Lĩnh, nơi có chùa Hương Sơn nơi được mệnh danh là Châu Hoan đệ nhất động. Qua cầu Hiền Lương sông Bến Hải từng một thời là khu phi quân sự phân chia hai miền Nam Bắc; Kinh Đô Huế của Vương triều nhà Nguyến; Bãi biển Lăng Cô; Núi Ấn sông Trà Quảng Ngãi cũng là danh thắng quốc gia; Vịnh Vân Phong Phú Yên và vịnh Nha Trang Khánh Hòa; Thành Hoàng Đế Bình Định; Sông Sài Gòn và vùng đất lịch sử Sài Gòn - Gia Định với nhiều địa danh nổi tiếng như: Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành. 18 thôn Vườn Trầu, rừng cò Thủ Đức, rừng ngập mặn Cần Giờ…chở nổi Cái Răng thành phố Cần Thơ. Bãi biển Khai Long Cà Mau.

- Quốc lộ 1B: Là đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Đăng đi về thành phố Thái Nguyên.Quốc lộ 1B dài 148,5 km, có điểm đầu tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (giao với Quốc lộ 4A); điểm cuối tại cầu Gia Bảy ở thành phố Thái Nguyên. Tuyến đường này chạy qua các huyện Cao Lộc - Văn Quán - Bình Gia - Bắc Sơn- Võ Nhai - Đồng Hỷ. Các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 1B.

-Quốc lộ 1C dài 17,3 km, điểm đầu đèo Rù Rì Khánh Hoà, điểm cuối ngã ba Thành - Khánh Hoà.

-Quốc lộ1D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên và đi vào nội thành thành phố Qui Nhơn. Chiều dài toàn tuyến QL1D là 35 km.

-Quốc lộ 1K(trước đây từng thuộc quốc lộ 1A.)nối liền quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, qua huyện Dĩ An, Bình Dương, đến thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong 2 tuyến đường huyết mạch nốithành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Điểm khởi đầu tại ngã tư Linh Xuân, giao với quốc lộ 1A, và được xem như đường Kha Vạn Cân nối dài. Quốc lộ 1A qua sông Đồng Nai bởi cầu Hóa An, đoạn cửa ngỏ vào thành phố Biên Hòa

Điểm kết thúc tại ngã ba Hố Nai, nơi giao nhau với quốc lộ 1A, thuộc phường Tân Biên, thành phố Biên Hoà.

Hầu hết các tuyến quốc lộ 1, đặc biệt là quốc lộ 1A đều được nâng cấp và mở rông từ năm 1996. dó Ban QLDA 1 đại diện Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Lần khởi công đầu tiên được tổ chức tại Biên Hòa Đồng Nai do Cienco 8 Bộ giao thông vận tải trúng thầu thi công.

Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Ninh Bình do công ty Covec Trung Quốc nhận thầu thi công.

Đoạn từ Ninh Bình đến Vinh do công ty KuDong Hàn Quốc nhận thầu thi công.

Đoạn từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình do 2 đơn vị Cienco1 và 4 thi công

Tuyến đường mới Hà Nội Lạng Sơn được cải tạo và xây mới từ năm 2000, do Cien co1 và Cienco 8 trúng thầu xây dựng đường, trong đó có trục đường cao tốc Hà Nội Bắc Ninh. Các công ty cầu 3, cầu 7, cầu 5, cầu 12, cầu 14…thuộc 2 TCT xây dựng Thăng Long và Cienco 1 đã đảm nhận xây dựng các cầu lớn trên tuyến Hà Nội Lạng Sơn. Đoạn Pháp Vân Cầu Giẽ cũng được xây mới theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Hiện nay tuyến đường cao tốc mới Giẽ - Ninh Bình sẽ thay thế nhiệm vụ vận tải đường dài qua quốc lộ 1 đoạn đi qua Đồng Văn, Phủ Lý đến Ninh Bình.

Việt nam có bao nhiêu đường quốc lộ năm 2024

Nhiều đoạn đèo nguy hiểm trên quốc lộ 1A đã được cải tạo và xây dựng đường hầm như: Đoạn đầu tỉnh Lạng Sơn không qua đèo Sài Hồ mà đi gần song song với tuyến đường sắt thay cho đèo Sài Hồ Lạng Sơn. Hầm đường bộ Đèo Ngang thay cho đường đèo Ngang, hầm đường bộ Hải Vân thay cho đèo Hải Vân, đèo Cả nối Phú Yên với Khánh Hòa được mở rộng và đường ven biển 1D thành phố Quy Nhơn đến huyện Sông Cầu thay cho đèo Cù Mông Bình Định.

Quốc lộ 1A đoạn từ thành phố Cần Thơ đi Năm Căn Cà Mau do các nhà thâu Cienco 1 và Trung Quốc đảm nhận.

Đoạn Quảng - Ngãi Nha Trang do Cienco5 cùng các nhà thầu liên danh tham gia thi công: Kukdong-Hàn Quốc, Thành An, và Cienco6.

Xác định quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch quốc gia, là trục xương sống của cả nước nằm trong đề án mở rộng giai đoạn 2012-2020. Chủ trương đầu tư mở rộng quốc lộ 1 đã được xác định tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn đến năm 2020.

Theo đó quy mô toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ gồm 4 làn cho xe cơ giới, 2 làn cho xe máy và có dải phân cách cứng ở giữa; riêng các đoạn đã mở rộng, một số đoạn qua đô thị đã có quy mô 4 làn cho xe cơ giới hoặc tuyến tránh sẽ xem xét ở bước sau.

Việc phân kỳ đầu tư chia thành các đoạn, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý theo nhu cầu cấp thiết và khả năng huy động vốn để lập dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) có sự tham gia vốn của Nhà nước.

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải tập trung thực hiện đầu tư mở rộng quốc lộ 1 để sớm hoàn thành toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016.

Một số cầu lớn và nổi tiếng trên quốc lộ 1A từ trước cho đến giờ là các cầu: Bắc Giang qua sông Thương tại Bắc Giang; Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, qua sông Hồng; tại Hà Nội; Hàm Rồng, Hoàng Long, qua sông Mã tại Thanh Hóa; Gianh, qua sông Gianh tại Quảng Bình; Hiền Lương qua sông Bến Hải tại Quảng Trị; Trường Tiền qua sông Hương –thành phố Huế, ; Cầu Lăng Cô đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế; cầu Đà Rằng qua sông Đà Rằng tại Phú Yên; Mỹ Thuận qua sông Tiền Giang tại tỉnh Tiền Giang; cầu Cần Thơ qua sông Hậu giang tại Cần Thơ. Sau cầu Cần Thơ vào tháng 1 năm 2012 cầu Đầm Cùng qua sông Bảy Hạp ( Năm Căn Cà Mau ) được đưa vào sử dụng, tuyến Quốc lộ 1A từ cửa khẩu Hữu nghị Đồng Đăng ( Lạng Sơn ) đến huyện Năm Căn ( Cà Mau ) vĩnh viến không còn một bến phà nào.

Trên quốc lộ 1A có các nút giao thông lớn sau: Nút giao thông Quốc lộ 5 đường lên cầu Thanh Trì, nút giao thông Pháp Vân ( Hà Nội );

Nút giao Thủ Đức là nút giao ngã tư khác mức liên thông hoàn chỉnh kiểu “hoa thị”;

( thành phố Hồ Chí Minh.); Nút Sóng Thần: Nút giao ngã ba khác mức liên thông không hoàn chỉnh kiểu “bán hoa thị bóp dẹt” ( Bình Dương ); Nút nam cầu Mỹ thuận ( Vĩnh Long ) là nút giao ngã ba khác mức liên thông hoàn chỉnh kiểu kèn Trumpet.

Tuyến đường xuyên quốc gia thứ 2 dọc theo đất nước là tuyến đường Hồ Chí Minh.

Chạy song song với trục quốc lộ 1, còn có tuyến đường sắt Bắc Nam theo hướng: Hà Nội đến Đồng Đặng ( Lạng Sơn) và Hà Nội qua Huế, Nha Trang tới thành phố Hồ Chí Minh./.